10+ tiêu chí để so sánh nệm foam và nệm lò xo: Nệm nào tốt hơn?

CẬP NHẬT 30/08/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm
Nệm lò xo Amando Elite
Nệm Foam Aeroflow

 

Nệm lò xo được phát minh ra trước nệm foam. Nhưng điều này không có nghĩa là nệm lò xo có những đặc tính kém hơn và nệm foam lại vượt trội hơn. Sự khác biệt cơ bản ở hai loại nệm này chính là ở cảm giác khi sử dụng. Cả nệm foam và nệm lò xo đều có những ưu điểm cũng như nhược điểm riêng. Để bạn có thể lựa chọn được một sản phẩm phù hợp thì việc đầu tiên chúng ta hãy cùng nhau so sánh nệm foam và nệm lò xo nhé!

1. Tìm hiểu về nệm foam

1.1.Nệm foam là gì? 

Nệm foam là sản phẩm nệm được làm từ các loại foam khác nhau. Nệm có độ cứng đa dạng để người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn. Trên thị trường, nệm foam được áp dụng nhiều công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm chất lượng nhất. 

 Nệm foam với độ mềm mại, đem lại cảm giác dễ chịu khi nằm

Nệm foam với độ mềm mại, đem lại cảm giác dễ chịu khi nằm

1.2. Cấu tạo

Nệm foam thông thường có hai lớp chính là lớp tiện ích và lớp base (hay còn gọi là lớp nâng đỡ) 

  • Lớp tiện ích: Là lớp được làm bằng loại foam mềm mại, để giúp cho bề mặt nệm thêm êm ái khi nằm. Với một số sản phẩm nệm foam cao cấp, lớp thoải mái này còn được ứng dụng công nghệ cách nhiệt hay lớp gel để tạo sự mát mẻ và hỗ trợ khả năng nâng đỡ cơ thể tốt hơn. 
  • Lớp base: Đây là lớp dưới cùng của nệm, thường được làm bằng foam mật độ cao nhằm chống chảy xệ, tăng độ vững chắc và tuổi thọ cho nệm. 

1.3. Phân loại 

Foam có nhiều loại, được dùng với nhiều mục đích khác nhau. Trong ngành nệm, các loại foam được ứng dụng phổ biến là:

  • Poly foam (PU Foam): Đây là loại foam được làm từ polyurethane, đây là nguyên liệu chủ yếu có trong các loại nệm foam trên thị trường. Poly foam thông thường có độ mềm mại cao và thường được sử dụng để làm lớp thoái mái của nệm. Khi tác động một lực lên polyfoam thì nó sẽ nhanh chóng trả lại hình dạng ban đầu của nệm. 
  • Memory foam: Nệm memory foam là sản phẩm cải tiến và vượt trội nhất trong dòng nệm foam. Nệm được làm từ loại nguyên vật liệu do NASA nghiên cứu và sáng chế ra để dùng cho các phi hành gia, nhằm giảm áp lực khi bay vào vũ trụ. Nệm được thiết kế với cấu trúc open-cell (tế bào mở), cho phép lưu thông không khí tốt hơn, đem lại cảm giác mát mẻ khi nằm, dù vào mùa hè. 

 Nệm memory foam được làm từ loại vật liệu đặc biệt

Nệm memory foam được làm từ loại vật liệu đặc biệt

2. Tìm hiểu về nệm lò xo 

2.1. Nệm lò xo là gì? 

Nệm lò xo là loại nệm có cấu tạo với hệ thống hàng trăm con lò xo kim loạim tạo nên một lớp base chắc chắn ở phía dưới. Các con lò xo được làm bằng vật liệu thép không gỉ, đem lại sự vững chắc cùng khả năng nâng đỡ cơ thể vượt trội. 

 Nệm lò xo với giá trị thẩm mỹ cao

Nệm lò xo với giá trị thẩm mỹ cao

Nệm lò xo được sử dụng từ khá lâu trước đây, trước khi nệm foam ra đời. Khi những sản phẩm nệm lò xo truyền thống đã không còn đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Thì với các sản phẩm nệm lò xo trên thị trường hiện nay đã được ứng dụng nhiều công nghệ trong sản xuất để tạo nên các sản phẩm nệm hoàn hảo hơn. 

2.2. Cấu tạo

Nệm lò xo được cấu tạo từ hàng chục đến hàng trăm cuộn lò xo kim loại. Phía trên cùng, bề mặt nệm là một lớp tiện ích sử dụng chất liệu mềm mại, đem đến sự êm ái cho người nằm. 

Nệm lò xo cũng sẽ có các lớp foam, lớp lót bao xung quanh hoặc phủ lên trên. Chất liệu và độ dày của các lớp này cũng ảnh hưởng đến sự thoải mái khi sử dụng nệm của bạn. 

Trên thị trường, các sản phẩm nệm lò xo thường được làm từ các loại lò xo dưới đây: 

  • Bonnell Coils: Đây là dạng thiết kế ban đầu và được sử dụng trong chiếc nệm lò xo đầu tiên, và nó vẫn được sử dụng đến ngày nay. Lò xo có thiết kế với hình dạng đồng hồ cát, có thể được làm mềm hoặc cứng tùy thuộc vào khổ dây. 
  • Pocket Coil: Hay còn gọi là lò xo túi. Các cuộn lò xo được bọc riêng trong từng túi vải. Điều này giúp cho mỗi cuộn lò xo hoạt động độc lập, có tác dụng giảm thiểu tiếng ồn cho nệm. Các sản phẩm nệm được làm từ lò xo túi thường cao cấp và có giá cao hơn. 
  • Offset coil: Là một dạng lò xo kết hợp. Dạng lò xo này mang những đặc tính của lò xo túi, nhưng lại được kết nối với nhau bằng dây bản lề. Chính thiết kế đặc biệt này giúp cho cuộn lò xo dễ bị uốn cong dưới áp lực nhưng vẫn cung cấp được sự vững chắc cho nệm. 

Continuous coils: Được thiết kế với dạng sử dụng chỉ một sợi dây thép duy nhất để cấu tạo nên toàn bộ các cuộn lò xo. Thiết kế này giúp tạo sự vững chắc. Tuy nhiên vì mỗi thành phần được liên kết với nhau nên chúng dễ gây rung lắc, lan truyền chuyển động.

 Cấu tạo nệm lò xo

Cấu tạo nệm lò xo

2.3. Phân loại 

Nệm lò xo thường được phân loại dựa vào cấu tạo cuộn lò xo bên trong. Và được chia làm 2  loại chính: 

  • Nệm lò xo liên kết: Là loại nệm được cấu tạo bởi một khung thép lớn. Khung thép này được tạo ra nhờ các con lò xo liên kết với nhau bằng các mối nhỏ và được xếp song song thẳng hàng. 
  • Nệm lò xo túi: Là loại nệm được cấu tạo thì các cuộn lò xo được bọc trong từng túi vải riêng. Các cuộn lò xo không tiếp xúc trực tiếp với nhau mà tiếp xúc trong qua túi vải. Nhờ hoạt động độc lập nên nệm có khả năng hấp thu chuyển động cực tốt. 

 Nệm lò xo túi với hệ thống lò xo hoạt động riêng biệt

Nệm lò xo túi với hệ thống lò xo hoạt động riêng biệt

3. So sánh nệm foam và nệm lò xo 

Để so sánh nệm foam và nệm lò xo, chúng ta có thể xem xét qua một số tiêu chí dưới đây. 

3.1. Tư thế ngủ

Không phải ai cũng nằm ngủ theo một tư thế giống nhau. Một số người có thói quen ngủ ngửa, trong khi đó những người lại lại hay ngủ sấp hoặc nằm nghiêng. Do đó, cảm giác khi nằm nệm và sự hỗ trợ của nệm lên cơ thể mỗi người là khác nhau. Chất liệu làm nệm cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự thoải mái của bạn ở mỗi tư thế. 

Nệm lò xo sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho người có thói quen ngủ ngửa nhờ khả năng nâng đỡ đường cong của cột sống. Đồng thời giúp giảm đau lưng bằng cách giảm áp lực lên các vùng trên cơ thể. 

 Tư thế ngủ phù hợp với từng loại nệm

Tư thế ngủ phù hợp với từng loại nệm

Với nệm foam sẽ thích hợp với người có thói quen ngủ nghiêng hay nằm sấp hơn. Phần vai và hông của bạn sẽ chìm xuống nệm khi cần thiết, còn đùi vẫn được hỗ trợ để duy trì sự liên kết với cột sống một cách hoàn hảo. Những người nằm sấp thường sẽ phù hợp với những tấm nệm foam có độ cứng trung bình, tránh chọn các loại nệm quá mềm vì nó có thể gây tức ngực, khó thở. 

3.2. Cân nặng cơ thể 

Cân nặng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nệm của bạn. Với mỗi cân nặng sẽ có những loại nệm phù hợp, giúp hỗ trợ cho cơ thể tốt hơn. Nệm lò xo sẽ thích hợp với những người nặng cân nhờ các các con lò xo sẽ giúp duy trì được hình dạng của nệm, hỗ trợ nâng đỡ cơ thể tốt. 

 Nệm lò xo phù hợp với người nặng cân

Nệm lò xo phù hợp với người nặng cân

Ngược lại, với nệm foam thì người nặng cân sẽ cảm thấy ít được hỗ trợ, nâng đỡ cơ thể hơn, thậm chí còn có nguy cơ bị lún sâu xuống nệm, gây cảm giác khó chịu. Do đó, nệm foam sẽ phù hợp với những người có cân nặng từ trung bình đến nhẹ hơn. 

3.3. Mức độ thoải mái

Sự thoải mái của hai loại nệm có sự khác nhau do có sự khác biệt lớn về chất liệu và cấu tạo của chúng. Về cơ bản, nệm lò xo cứng hơn so với nệm foam. Dẫn tới sự linh hoạt và độ này của nó khi bị tác động lực. Còn với nệm foam. do có độ mềm mại cao nên foam được coi là chất liệu thoải mái hơn so với nệm lò xo. 

3.4. Khả năng giảm áp lực

Nệm lò xo được cấu tạo từ các cuộn lò xo với lực đẩy và khả năng phân bố áp lực không đồng đều. Với một số sản phẩm nệm lò xo truyền thống, bạn có thể sẽ cảm thấy áp lực quá lớn lên vùng vai, hông, và đầu gối. Tuy nhiên với các sản phẩm nệm lò xo hiện đại như nệm lò xo túi độc lập đã cải thiện được nhược điểm này. Nệm với các cuộn lò xo hoạt động riêng biệt, giúp giảm áp lực, phân bố đều khắp cơ thể. 

 Nệm foam giúp ôm trọn đường cong cơ thể

Nệm foam giúp ôm trọn đường cong cơ thể

Trong khi đó, nệm foam có khả năng tạo đường nét trên cơ thể bạn, giúp lấp đầy các khoảng trống dọc theo đường cong cơ thể. Từ đó giúp phân bổ trọng lượng một cách đồng đều, giảm áp lực lên các khớp. Nệm sẽ phù hợp với những người bị viêm khớp, đau cơ hay gặp các vấn đề về xương. 

3.5. Khả năng thoáng khí

Nhiệt độ của cơ thể khi ngủ là yếu tố quan trọng quyết định giấc ngủ của bạn có ngon hay không. Nệm lò xo, đặc biệt là nệm lò xo túi, giữa các cuộn lò xo có thiết kế khoảng trống, giúp không khí lưu thông một cách tốt hơn. Từ đó, nó sẽ lấy nhiệt khỏi bề mặt nệm, giúp cho cơ thể bạn luôn mát mẻ. 

 Giữa các cuộn lò xo có khoảng trống, giúp lưu thông không khí

Giữa các cuộn lò xo có khoảng trống, giúp lưu thông không khí

Các sản phẩm nệm foam thông thường có khả năng thoáng khí khá kém. Nhiệt sẽ bị giữ lại, khiến bạn đổ mồ hôi và cảm thấy nóng nực hơn khi ngủ. Nhưng với nệm memory foam cũng như các loại nệm foam hiện nay, được ứng dụng công nghệ với lớp gel mát mẻ ở bề mặt nệm, giúp bạn cảm thấy dễ chịu và thoáng mát hơn dù nằm vào mùa hè. 

3.6. Mùi

Nệm lò xo được sản xuất không phụ thuộc và sử dụng bất kì loại hóa chất nặng nào nên sẽ không tạo ra mùi. Còn với nệm foam, được làm từ các loại hóa chất công nghiệp sẽ có mùi từ nhẹ đến nặng, phụ thuộc vào loại nguyên liệu được sử dụng. Những mùi khó chịu này sẽ biến mất sau một thời gian sử dụng. 

3.7. Khả năng giảm đau lưng

Nệm lò xo có tác dụng giảm triệu chứng đau lưng cực kì tốt. Đặc biệt với dòng sản phẩm nệm lò xo túi độc lập. Các cuộn lò xo giúp hỗ trợ các vùng trên cơ thể, xoa dịu cơn đau sau mỗi đêm ngủ dậy. 

 Người bị đau lưng nên lựa chọn nệm lò xo

Người bị đau lưng nên lựa chọn nệm lò xo

Khác với nệm lò xo, nệm foam cũng có khả năng giảm đau lưng là nhờ các lớp foam hỗ trợ và giữ cho các vùng trên cơ thể luôn ở vị trí cố định. Tuy nhiên, một số loại nệm foam truyền thống với chất lượng thấp có thể sẽ khiến cơ thể bạn bị chìm vào nệm, gây cảm giác khó chịu, và tình trạng đau lưng càng trở nên trầm trọng hơn. 

3.8. Khả năng hấp thụ chuyển động

Một chiếc nệm có khả năng hấp thụ chuyển động sẽ giúp bạn không bị làm phiền khi người bên cạnh di chuyển hay trở mình khi ngủ. Và nệm lò xo túi độc lập làm rất tốt nhiệm vụ này. Các cuộn lò xo không tiếp xúc trực tiếp với nhau mà tiếp xúc qua túi vải, giúp hạn chế tiếng ồn một cách tối đa. Nhưng với nệm lò xo liên kết thì sau một thời gian sử dụng sẽ gây ra tiếng ồn khá khó chịu khi bạn trở mình hay di chuyển trên nệm. 

Nệm foam cũng hấp thụ tốt các chuyển động và là sự lựa chọn hoàn hảo cho các cặp vợ chồng hay khi ngủ hai người chung giường. 

 Cả hai loại nệm đều có khả năng hấp thụ chuyển động, giảm tiếng ồn tốt

Cả hai loại nệm đều có khả năng hấp thụ chuyển động, giảm tiếng ồn tốt

3.9 Độ bền

Nệm lò xo có tuổi thọ cao nhờ nguyên vật liệu làm từ kim loại không gỉ. Nhưng các cuộn lò xo có xu hướng dễ bị gãy và mất độ linh hoạt do trọng lượng của cơ thể. Loại nềm này có tuổi thọ từ 5 năm trở lên tùy thuộc vào chất lượng và cách bảo quản cũng như sử dụng của bạn. 

Nệm foam có độ bền và tuổi thọ tương đương hoặc nhỉnh hơn nệm lò xo. Nệm có thể sài đên 8-10 năm nếu được vệ sinh và bảo quản đúng cách.

Đọc thêm: 

4. Kết luận 

Hy vọng với những so sánh nệm foam và nệm lò xo ở trên sẽ giúp bạn lựa chọn được một sản phẩm phù hợp với mình và gia đình. Mỗi loại nệm đều có một ưu nhược điểm riêng. Tùy vào nhu cầu mà mỗi người sẽ có một sự lựa chọn khác nhau. 

Nguồn tham khảo: Sleepare

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Vua Nệm

Mang sứ mệnh "Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua trải nghiệm giấc ngủ tuyệt vời, được cá nhân hoá cho riêng bạn", Vua Nệm nỗ lực cải thiện sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng có những nhu cầu khác nhau. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ được trải nghiệm giấc ngủ không chỉ “ngon” mà còn là cảm giác thư giãn, tràn đầy năng lượng để tận hưởng cuộc sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM