Trong cuộc sống hiện đại, trước những áp lực của xã hội, tỷ lệ người bị mất ngủ ngày càng gia tăng, do đó việc sử dụng thuốc ngủ cũng trở nên phổ biến. Điều đáng lo ngại là nhiều người tự tìm mua thuốc để cải thiện giấc ngủ thay vì thăm khám theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Loại thuốc này như “con dao hai lưỡi” và có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Nếu bạn đã từng hoặc đang có ý định tìm kiếm đến chúng thì không nên bỏ quả thông tin hữu ích trong bài viết này. Hãy cùng tìm hiểu tác dụng phụ của thuốc ngủ và lưu ý khi sử dụng ngay dưới đây!
Nội Dung Chính
1. Thuốc ngủ có tác dụng gì?
Tác dụng của thuốc ngủ đúng như tên gọi, sử dụng thuốc sẽ giúp bệnh nhân duy trì giấc ngủ tương tự như giấc ngủ sinh lý bình thường hoặc giúp kéo dài thời gian ngủ. Thuốc tác động đến hệ thần kinh trung ương để giúp bạn nhanh chóng tìm đến giấc ngủ khi đang gặp vấn đề căng thẳng, mất ngủ an toàn và hiệu quả.
Tùy theo liều dùng mà thuốc sẽ có tác dụng khác nhau, ở liều thấp, thuốc có tác dụng an thần, trong khi sử dụng liều trung bình là thuốc gây ngủ và liều độc có thể dẫn đến hôn mê, thậm chí là tử vong.
2. Cách phân loại thuốc ngủ
Dựa theo cấu trúc hóa học, thuốc ngủ chia thành các nhóm:
2.1. Dẫn xuất của Barbituric
Nhóm thuốc ngủ này bao gồm các loại gây ức chế hệ thần kinh trung ương với đại diện là thuốc phenobarbital. Thuốc có tác dụng an thần, gây ngủ, chống co giật và chống động kinh tùy vào liều lượng. Theo đó thuốc có tác dụng trong khoảng thời gian khá lâu từ 8 đến 12 giờ.
Thuốc được chỉ định trong những trường hợp là động kinh, co giật, hạn chế các cơn co giật ở trẻ em, thần kinh căng thẳng, mất ngủ, tăng bilirubin huyết, hay vàng da ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra còn được sử dụng phối hợp với các thuốc điều trị cơn đau thắt ngực, đau đầu, nhồi máu não hay rối loạn thần kinh…
2.2. Dẫn xuất của Benzodiazepin
Các dẫn xuất của Benzodiazepin có tác dụng an thần và gây ngủ, tùy vào cường độ tác dụng mà người ta sẽ tạm chia thành hai nhóm:
- Nhóm thuốc có tác dụng chủ yếu là an thần là alprazolam, clordiazepoxido, clonazepam, lorazepam, oxazepam.
- Nhóm thuốc có tác dụng chủ yếu là gây ngủ như Midazolam.
Với loại thuốc an thần, thuốc ngủ này có thể đưa vào cơ thể thông qua uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Sau khoảng 30 phút thuốc sẽ bắt đầu có tác dụng và đạt hiệu quả trong vòng 6 giờ.
Thông thường, thuốc được chỉ định trong những trường hợp hệ thần kinh trung ương bị kích thích, lo âu, căng thẳng hay người mất ngủ. Ngoài ra, loại thuốc này còn được dùng để hạn chế những cơn động kinh nhỏ, co giật do sốt cao, hội chứng cai rượu, thuốc tiền mê và chấm dứt những cơn co cứng cơ.
Bên cạnh đó, thuốc còn có một số dẫn xuất khác cũng được xếp vào thuốc ngủ như ureide, aldehyde, rượu, piperidin dion, muối bromide…
3. Những tác dụng phụ của thuốc ngủ
Khi sử dụng thuốc ngủ để điều trị mất ngủ, rối loạn lo âu bằng thuốc, bạn có thể gặp một số những tác dụng phụ. Hãy tìm hiểu ngay!
3.1. Những tác dụng phụ của thuốc ngủ
Một số tác dụng phụ của các loại thuốc ngủ thường gặp là ngứa ran ở lòng bàn tay, cánh tay, bàn chân, cẳng chân, khó giữ thăng bằng vào ban ngày… Ngoài ra, người sử dụng còn cảm thấy thay đổi cảm giác ăn uống như thèm ăn, chán ăn, ợ nóng, ợ hơi, táo bón hoặc tiêu chảy, đau dạ dày, suy nhược, tinh thần chậm chạp vào ngày hôm sau. Đặc biệt, thuốc ngủ có thể gây cản trở việc thở bình thường và có thể gây nguy hiểm ở những người mắc các vấn đề về phổi mãn tính như hen suyễn, khí phế thũng hoặc dạng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Đối với dẫn xuất của Barbituric, người dùng có thể gặp những tác dụng phụ như thường xuyên buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật, đau đầu, lú lẫn… Đôi khi còn gây mất ngủ, kinh hãi, ác mộng khi lạm dụng thuốc. Nguy hiểm hơn, liều độc thường cao hơn liều bình thường từ 5 đến 10 lần, gây ra trạng thái ngủ sâu, mất phản xạ, hạ thân nhiệt, giãn đồng tử mắt, trụy tim, trụy hô hấp và có thể gây tử vong.
Đối với dẫn xuất của Benzodiazepin, những trường hợp không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng thuốc là buồn ngủ, chóng mặt, mất sự phối hợp vận động, lú lẫn và hay quên. So với những nhóm thuốc ngủ khác, các dẫn xuất của Benzodiazepin khi dùng quá liều thường có mức độ nguy hiểm thấp hơn. Khi sử dụng thuốc lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng lệ thuộc vào thuốc. Khi dừng đột ngột có thể gây ra mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, thần kinh dễ bị kích thích bởi những yếu tố bên ngoài, run cơ và đau nhức xương khớp…
3.2. Parasomnias là một tác dụng phụ phức tạp của thuốc ngủ
Một số loại thuốc ngủ có tác dụng phụ phức tạp và gây ra những rối loạn xảy ra trong giấc ngủ gọi là Parasomnias. Tuy hiếm gặp nhưng Parasomnias là những hiện tượng bất thường xảy ra bất chợt trong khi ngủ, là những cử động, hành vi không thể kiểm soát như mộng du và có thể bao gồm ăn uống, gọi điện thoại hay quan hệ tình dục trong trạng thái ngủ. Nguy hiểm hơn là việc lái xe trong tình trạng không tỉnh táo lác một tác dụng phụ của thuốc ngủ ảnh hưởng đến sự an toàn, tính mạng của người bệnh.
Trong quá trình điều trị, việc nhận biết được tác dụng phụ của thuốc ngủ rất quan trọng. Nếu nhận thấy người bệnh có những biểu hiện liên quan đến Parasomnias, bạn nên trao đổi với bác sĩ ngay để có hướng điều trị hợp lý.
3.3. Dị ứng là tác dụng phụ của thuốc ngủ
Dị ứng là một trong những tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc ngủ, nếu bạn có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại thuốc ngủ nào, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp. Đó là:
- Gặp vấn đề về tầm nhìn như mờ mắt
- Đau ngực, khó thở hoặc khó nuốt
- Tim đập mạnh
- Nôn hoặc buồn nôn
- Khản tiếng, hụt hơi
- Ngứa, phát ban
- Sưng mắt, mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng
Ngoài ra, một số phản ứng dị ứng cấp tính nghiêm trọng của thuốc ngủ là gây tử vong là sốc phản vệ. Hơn nữa, một số tác dụng phụ khác của thuốc ngủ là phản ứng dẫn tới phù mạch và làm sưng mặt nghiêm trọng. Khi gặp phải phản ứng dị ứng nghiêm trọng, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
3.4. Phụ thuộc vào thuốc ngủ
Đối với những chứng mất ngủ ngắn hạn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc ngủ trong vài tuần. Nhưng sau thời gian sử dụng thường xuyên trong một thời gian dài, một số loại thuốc ngủ như Benzodiazepine, Zolpidem hoặc Eszopiclone có thể trở nên kém hiệu quả bởi cơ thể không còn dung nạp được thuốc.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phụ thuộc vào thuốc về mặt tâm lý, nghĩa là việc đi ngủ mà không uống thuốc ngủ sẽ gây ra tình trạng lo lắng, khó ngủ. Một số nghiên cứu cũng cho thấy việc sử dụng thuốc ngủ trong thời gian dài có thể gây cản trở giấc ngủ sau này.
4. Những lưu ý để sử dụng thuốc ngủ an toàn
Bạn nên lưu ý những vấn đề dưới đây để điều trị rối loạn lo âu, mất ngủ an toàn và hiệu quả:
4.1. Kết hợp thuốc ngủ, rượu, nước ép bưởi sẽ gây nguy hiểm
Trên thực tế, việc kết hợp rượu và thuốc ngủ có thể làm tăng tác dụng an thần. Nhưng sự kết hợp này có thể gây ra hiện tượng ngưng thở và dẫn đến tử vong. Vì vậy, bạn không nên sử dụng rượu trong khi dùng thuốc ngủ để tránh tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra.
Hơn nữa, bạn không nên ăn bưởi, hay uống nước ép bưởi khi đang uống một số loại thuốc ngủ. Lý do là bưởi sẽ làm tăng hấp thụ thuốc ngủ vào máu, làm tăng lượng thuốc ngủ lưu lại trong cơ thể và gây ra tình trạng quá liều.
4.2. Các biện pháp để hạn chế tác dụng phụ của thuốc ngủ
Khi sử dụng thuốc ngủ, bạn nên uống ngay trước giờ đi ngủ và nhờ người thân theo dõi để phát hiện tình trạng Parasomnias xảy ra, đồng thời ngưng thuốc nếu được bác sĩ khuyến cáo. Hãy đọc kỹ hướng dẫn của bác sĩ ở trên đơn thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc để nắm rõ thông tin về thuốc ngủ khi đang sử dụng.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần biết tác dụng của thuốc ngủ để ngủ đủ giấc và thức dậy đúng giờ. Thuốc ngủ có thể dẫn đến tình trạng ngủ mê man và khó thức dậy. Trong khi đó, thuốc ngủ có tác dụng trong vòng từ 6 đến 8 giờ, vì vậy bạn cần phải được tư vấn và canh thời gian ngủ để tránh trường hợp uống thuốc quá muộn hoặc thức dậy quá sớm.
Ngoài ra, nếu bạn sử dụng thuốc ngủ nhưng lại nằm ngủ trên chiếc giường chật chội, chiếc nệm bị sụp lún cũng có thể khiến giấc ngủ của bạn trở nên khó khăn hơn. Việc dùng thuốc ngủ là phương pháp cuối cùng để điều trị trong các trường hợp cần thiết hoặc mất ngủ lâu ngày. Do đó, một phòng ngủ được trang trí theo sở thích thích của bạn, giường, chăn ga gối nệm là những vật dụng hỗ trợ bạn nhanh chóng đi sâu vào giấc ngủ. Đồng thời, phòng ngủ có thêm mùi hương mà bạn yêu thích hoặc sử dụng mùi tinh dầu nhẹ sẽ là nơi lý tưởng cho giấc ngủ của bạn.
Những loại nệm hỗ trợ giúp bạn có giấc ngủ ngon là:
Mặc dù thuốc ngủ có thể giúp bạn ngủ ngon nhưng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng lâu dài và quá lạm dụng. Do đó, hãy chăm sóc giấc ngủ của bạn đúng cách, đồng thời quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Bạn nên duy trì thói quen sinh hoạt điều độ và ăn uống lành mạnh để tạo nên sự thoải mái, khỏe khoắn, từ đó giấc ngủ sẽ đến với bạn nhanh và chất lượng hơn.
Tài liệu tham khảo:
https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cac-tac-dung-phu-cua-thuoc-ngu/
https://medlatec.vn/tin-tuc/thuoc-ngu–con-dao-hai-luoi-dang-so-s195-n17753