Tất tần tật mọi thứ về vải nỉ bạn cần biết

CẬP NHẬT 10/10/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm
Banner Black Friday

Vải nỉ được sử dụng vô cùng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Nhất là khi thời tiết bắt đầu lạnh, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những quảng cáo về quần áo rét được làm từ chất liệu này tràn lan trên thị trường. Nhờ khả năng giữ ấm tốt của mình mà chúng được nhà nhà ưa chuộng sử dụng. 

Vải nỉ được sử dụng vô cùng phổ biến trong may mặc

Vải được sử dụng vô cùng phổ biến trong may mặc

Vậy thực chất vải nỉ là loại vải như thế nào? Chúng có đặc điểm gì nổi bật và ứng dụng của nó trong đời sống như thế nào? Mời các bạn cùng Vua Nệm tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.

1. Vải nỉ là gì?

Vải nỉ (còn được gọi với cái tên Polar Fleece) là loại vải pha trộn giữa 2 chất liệu: len và vải. Bề mặt của loại vải này được phủ bằng lớp lông ngắn có độ mềm mịn và êm ái cao. Nhờ đó, vải có khả năng giữ ấm vô cùng tốt, rất thích hợp để may các loại quần áo rét cho mùa đông. 

Ngoài ra, loại này này còn được dùng để sản xuất chăn ga gối, thảm trải sàn, đồ lặn, đồ trang trí nội thất và cả quần áo cho các phi hành gia,…

Vải nỉ là loại vải pha trộn giữa 2 chất liệu: len và vải.

Là loại vải pha trộn giữa 2 chất liệu: len và vải.

1.1. Nguồn gốc xuất xứ

Vải nỉ có nguồn gốc từ 2 quốc gia Mông Cổ và Thổ Nhĩ Kỳ, là nơi có điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt với mùa đông dài và mùa hè ngắn, buộc họ phải tìm ra những chất liệu để làm ấm cơ thể tốt nhất. 

Ban đầu chúng được sản xuất thành thảm và trang phục cho các bộ lạc du mục của 2 quốc gia này. Tuy nhiên, nhờ sự giao thoa, giao lưu giữa các nền văn hóa mà vải bắt đầu trở nên phổ biến ở các nước phương Tây và được ưa chuộng từ những năm 1990. Sau đó, chúng được phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. 

Trong suốt quá trình hình thành và giao thoa đó, loại vải này được cải tiến nhiều lần để trở thành những phiên bản tốt nhất phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của đời sống và sản xuất.

1.2. Quy trình sản xuất 

Quá trình sản xuất vải nỉ

Quá trình sản xuất 

Để tạo ra được những tấm vải nỉ chất lượng, chúng cần trải qua rất nhiều bước, với những tỉ lệ pha trộn vô cùng phức tạp: Pha trộn nguyên liệu với nhau -> tiến hành trải sợi thô -> bắt đầu dệt thành vải -> đem vải đi phơi khô -> ép chặt vải -> làm sạch các bụi, sợi vải thừa -> cán thành loại vải nỉ cần dùng.

1.3. Đặc điểm, cách nhận biết 

Vải nỉ có thể được phân phối ở dạng thô hoặc tạo hình trước theo nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc điểm của dòng vải này là có khả năng giữ ấm cao, mềm mại, dễ dàng tạo nhiều kiểu dáng khác nhau nên rất thích hợp cho ngành may mặc, rất thích hợp với mùa đông. Vải có thể sử dụng cả 2 mặt, nên bạn có thể bắt gặp những chiếc áo có thể mặc cả 2 chiều vô cùng tiện lợi và hiện đại. 

Giá của vải này cũng có nhiều mức khác nhau, từ thấp tới cao. Do đó, bạn có thể dễ dàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu và khả năng kinh tế của mình.

Vải nỉ có 2 mặt tương tự nhau

Vải có 2 mặt tương tự nhau

Để phân biệt vải nỉ với các loại vải thông thường khác là không hề khó. Tuy nhiên, hiện có nhiều loại vải nỉ kém chất lượng được bán trên thị trường, nếu bạn không tinh ý có thể sẽ mua nhầm. Do đó, để phân biệt chất liệu vải tốt và vải kém chất lượng thì bạn có thể sử dụng một trong 2 cách sau đây:

  • Cách nhận biết qua mắt nhìn: bạn có thể dễ dàng nhận thấy những loại vải tốt sẽ có lớp một lớp lông ngắn mềm mịn ở bề mặt vải, không xơ cứng như dòng vải kém chất lượng. Đồng thời 2 mặt vải nỉ chất lượng thường có tính tương đồng rất dễ nhận biết. Và một đặc điểm nữa là vải nỉ tốt sẽ không có độ bóng trên mặt vải.
  • Nhận biết qua cảm nhận trực tiếp: bạn có thể sờ trực tiếp vào vải để cảm nhận sự mềm mịn của chất liệu nỉ. Loại vải tốt sẽ có độ dày vừa phải, mềm mịn và ấm áp.

2. Phân loại 

Hiện nay, để phân loại vải nỉ người ta có thể dựa vào độ cứng – mềm của vải:

  • Vải nỉ cứng được dùng để sản xuất đồ công nghiệp hoặc làm các sản phẩm trang trí đẹp và lạ mắt.
  • Vải nỉ mềm được sử dụng cho ngành may mặc thời trang, đồ handmade, độ decor nội thất,…

Ngoài ra, có thể dựa vào đặc điểm và mức độ phổ biến của vải nỉ để phân loại. Dựa vào tiêu chí này, người ta chia loại vải này thành 3 loại chính là:

2.1. Vải nỉ thường

Đây là loại vải nỉ khá rất phổ biến hiện nay. Ưu điểm của dòng vải này là: có khả năng co dãn tốt, bề mặt đổ lông nhẹ, mỏng và nhẹ. Bên cạnh đó, giá thành của vải nỉ thường cũng thuộc loại rẻ nhất và rất đa dạng về màu sắc.

Vải nỉ thường dễ bị xù lông

Vải nỉ thường dễ bị xù lông

Nhược điểm của loại vải này là dễ bị xù lông, bám bụi và khó làm sạch. 

Loại vải này thưởng này thường được dùng để làm các đồ dùng như: vỏ gối handmade, móc chìa khóa, đồ trang trí nội thất, đồ decor,…

2.2. Vải nỉ Hàn Quốc

Vải nỉ Hàn Quốc là loại vải nỉ được ưa chuộng nhất hiện nay, bởi nó khắc phục được hầu hết những nhược điểm của dòng vải nỉ thông thường như: không bị xổ lông, không bám bụi trong suốt thời gian sử dụng. Vải nỉ Hàn Quốc có độ bền cao hơn, siêu nhẹ, thoáng và khả năng giữ nhiệt tốt.

Vải nỉ Hàn Quốc

Vải nỉ Hàn Quốc

Bên cạnh đó, vải nỉ này cũng có độ co giãn tốt, màu sắc đa dạng nên rất thích hợp với ngành may mặc, đặc biệt là thời trang. Các sản phẩm quần áo làm từ vải nỉ Hàn Quốc rất được ưa chuộng, với nhiều kiểu dáng, mẫu mã và thiết kế khác nhau.

Ngoài thời trang, vải nỉ Hàn Quốc cũng được dùng để làm gối ôm, gấu bông, đồ trang trí handmade,…

2.3. Vải nỉ da cá và các loại khác

Vải nỉ da cá cũng là chất liệu phổ biến trong may mặc, được nhiều người yêu thích. Đặc điểm của dòng vải này là được làm từ 35% sợi bông tự nhiên và 65% sợi bông tổng hợp polyester. Vải da các cũng thuộc dòng vải nỉ cao cấp trên thị trường, có khả năng giữ ấm tốt, thấm hút mồ hôi hiệu quả nên luôn đem đến cảm giác dễ chịu cho người mặc.

Vải nỉ da cá được sử dụng nhiều trong sản xuất áo khoác, quần áo mùa đông,…

Ngoài ra, vải nỉ còn được phân thành các loại như: vải nỉ bông, vải nỉ lót lông, vải nhung nỉ, vải nỉ cotton,…

Vải nỉ da cá

Vải nỉ da cá

3. Ưu – nhược điểm của vải nỉ

3.1. Ưu điểm 

3.1.1. Khả năng giữ nhiệt tốt

Vải nỉ là sự kết hợp giữa 2 chất liệu len và bông, nên có khả năng giữ nhiệt vô cùng tốt. Chính vì vậy, mà loại vải này được sử dụng phổ biến trong ngành may mặc như: dùng để quần áo, làm áo khoác, khăn len,… cho mùa đông vô cùng tốt. 

Vải nỉ là sự kết hợp giữa 2 chất liệu len và bông, nên có khả năng giữ nhiệt vô cùng tốt.

Vải nỉ là sự kết hợp giữa 2 chất liệu len và bông, nên có khả năng giữ nhiệt vô cùng tốt.

3.1.2. Sử dụng được cả 2 mặt

Một ưu điểm nữa có vải nỉ chính là có 2 mặt vải tương tự nhau nên bạn có thể sử dụng được cả 2 mặt rất tiện lợi.

3.1.3. Nhẹ và nhanh khô thoáng

Vải rất nhanh khô khi giặt giũ, điều này vô cùng tốt với điều kiện khí hậu của nước ta là nóng ẩm mưa nhiều, thường bị nồm ẩm. Đây cũng chính là lý do khiến loại vải này được người tiêu dùng yêu thích lựa chọn nhiều như hiện nay.

3.1.4. Màu sắc đa dạng

Vải nỉ sở hữu cho mình một bộ sưu tập các màu sắc vô cùng đa dạng, rất thích hợp cho ngành thời trang khi phải thường xuyên thay đổi các mẫu mã và kiểu dáng theo từng mùa.

Vải nỉ có màu sắc vô cùng đa dạng

Vải có màu sắc vô cùng đa dạng

3.2. Nhược điểm

3.2.1. Khả năng thấm hút nước kém

Đặc điểm của vải nỉ là khả năng thấm hút nước kém, do đó việc vệ sinh quần áo, các đồ dùng liên quan đến loại vải này cũng trở nên khó khăn hơn.

3.2.2. Dễ bám bụi 

Với cấu trúc bề mặt vải có một lớp lông ngắn đa giúp vải nỉ có khả năng bám bụi vô cùng tốt. Do vậy, khi sử dụng bạn phải vừa cẩn thận để hạn chế bụi bẩn bám vào vải, vừa phải vệ sinh chúng thường xuyên hơn các dòng vải khác.

3.2.3. Không thích hợp với mùa hè

Vì vải có khả năng làm ấm và giữ ấm tốt nên không thích hợp với mùa hè.

4. Ứng dụng trong đời sống

4.1. Dùng để sản xuất quần áo

Vải nỉ dùng trong sản xuất quần áo

Vải dùng trong sản xuất quần áo

Vải nỉ được ứng dụng phổ biến trong ngành sản xuất thời trang. Với khả năng giữ ấm ưu việt của mình, loại vải này được dùng để sản xuất các loại quần áo mùa đông, từ áo giữ nhiệt, áo khoác, bộ quần áo mặc nhà, áo mangto, cho đến găng tay, giày, túi, chân váy,…

4.2. Dùng để sản xuất đồ nội thất

Vải nỉ bọc sofa

Loại vải này thường được dùng để bọc sofa

Trong ngành nội thất, loại vải này thường được dùng để bọc ghế sofa, bọc các đệm ghế, nệm ngủ, vỏ gối,… đem lại sự ấm áp, êm ái và sang trọng cho người dùng.

4.3. Dùng làm đồ trang trí

 Đồ handmade làm từ vải nỉ

Đồ handmade làm từ loại vải này

Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những đồ decor, đồ trang trí handmade được làm từ vải nỉ rất dễ thương và sáng tạo. Những đồ vật này cũng có giá thành khá rẻ và rất phổ biến trong giới trẻ hiện nay như: gối ôm, nơ, kem,… Với những ai khéo tay, có óc sáng tạo và đam mê kinh doanh thì đây sẽ là cơ hội tốt để bắt đầu “khởi nghiệp”.

4.4. Dùng làm chăn

Vải nỉ cũng được sử dụng để sản xuất các loại chăn mùa đông có khả năng giữ ấm vô cùng tốt.

Chăn được làm từ vải nỉ

Chăn được làm từ vải nỉ

5. Cách vệ sinh và bảo quản vải nỉ đúng cách

Việc vệ sinh vải nỉ sẽ có phần phức tạp hơn các dòng vải khác. Do đó, khi vệ sinh loại vải này bạn cần lưu ý:

  • Sử dụng nước lạnh để vệ sinh vải
  • Khi giặt, không nên chà mạnh vải vì có thể làm mặt vải xù lông và biến dạng.
  • Không nên dùng máy giặt hoặc vắt quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng vải. Hãy giặt tay và vắt nhẹ từ từ cho đến khi hết nước.
  • Cần phơi thật khô trước khi cất, tránh để vải ẩm tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.

Cách vệ sinh vải nỉ đúng cách

Cách vệ sinh vải đúng cách

Trong quá trình sử dụng, nếu vải bị xù lông hãy dùng kéo nhỏ có độ sắc cao hoặc dùng lưỡi dao lam, để loại bỏ các lông vải thừa một cách khéo léo. Chú ý làm cẩn thận và tỉ mỉ, tránh tình trạng làm rách vải trong quá trình xử lý vải bị xù lông.

6. Tổng kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về vải nỉ và ứng dụng thực tế của nó trong đời sống. Vua Nệm hy vọng những thông tin này sẽ giúp quý khách hàng tích lũy được thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn. Từ đó, bạn có thể lựa chọn được những sản phẩm chất lượng, phù hợp để phục vụ cho cuộc sống của mình.

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Vua Nệm

Mang sứ mệnh "Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua trải nghiệm giấc ngủ tuyệt vời, được cá nhân hoá cho riêng bạn", Vua Nệm nỗ lực cải thiện sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng có những nhu cầu khác nhau. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ được trải nghiệm giấc ngủ không chỉ “ngon” mà còn là cảm giác thư giãn, tràn đầy năng lượng để tận hưởng cuộc sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM