Nên nằm nệm cứng hay mềm thì tốt cho sức khỏe? Đây là một câu hỏi phổ biến của rất nhiều người khi mua nệm. Tuy nhiên, việc xác định độ cứng của nệm có thể gây bối rối cho nhiều người. Một tấm nệm được cho là êm ái với người này nhưng lại có thể gây khó chịu với người khác.
Mặc dù việc lựa chọn nệm cứng hay mềm có phần phụ thuộc vào sở thích cá nhân, nhưng bạn nên lựa chọn một tấm nệm có độ cứng phù hợp với cơ thể và kiểu ngủ của mình. Nếu không, giấc ngủ của bạn có thể bị gián đoạn, tệ hơn nữa bạn có thể gặp các vấn đề về đau lưng. Vậy, chọn loại đệm nào tốt nhất cho sức khỏe của bạn?
Trong bài viết này, Vua Nệm sẽ giúp bạn chỉ ra thang đo độ cứng, mức độ cứng của nệm và xếp hạng độ cứng nào phù hợp nhất với tư thế ngủ và loại cơ thể khác nhau.
Nội Dung Chính
1. Thang đo độ cứng của nệm
Độ cứng của nệm là gì? Độ cứng của nệm đề cập đến cảm giác của nệm mang lại khi lần đầu tiên bạn nằm xuống chúng. Thông thường khái niệm độ cứng thường chỉ mang tính chủ quan, nhưng thực tế có một thang đo độ cứng của nệm bằng số để bạn có thể để bạn hình dung cơ thể mình sẽ ra sao khi nằm trên nệm.
Thang đo độ cứng của nệm trải dài từ 1 – 10 và bao gồm 3 độ cứng phổ biến: Mềm, trung bình, cứng.
Độ cứng của nệm |
Thang đo độ cứng |
Thích hợp cho |
Mềm |
1-2 |
Người ngủ nghiêng, người nhẹ cân |
Mềm vừa (mềm trung bình) |
3-4 |
Người ngủ nghiêng, người nhẹ cân, người ngủ nhiều tư thế, cặp đôi |
Cứng vừa (cứng trung bình) |
5-7 |
Người nặng cân, người nằm ngửa, người ngủ nhiều tư thế, cặp đôi, người đau lưng |
Cứng |
8-10 |
Người nặng cân, người ngủ sấp, người ngủ ngửa, người đau lưng |
2. Các mức độ cứng của nệm
Độ cứng của nệm là điều mà hầu hết mọi người nghĩ đến đầu tiên khi mua nệm, nhưng nếu không hiểu đúng về mức độ cứng của nệm, việc mua hàng có thể đầy khó khăn và bối rối.
“Mềm vừa” có gì khác với “mềm”? “Cứng vừa” và “cứng” có khác biệt lớn không?” Có ích lợi gì khi đưa ra từng mức nệm cụ thể? Vua Nệm sẽ chia nhỏ các mức độ cứng khác nhau và mô tả chúng để giúp các bạn đọc có thể hiểu thêm về từng mức độ cứng cụ thể.
Đồng thời, chúng ta cũng sẽ thảo luận về những ưu và nhược điểm của từng mức độ cứng của nệm – một khía cạnh quan trọng để bạn đưa ra quyết định mua hàng cuối cùng.
2.1 Mềm
Nệm mềm nằm trong khoảng từ 1 đến 2 – mức thấp nhất trong thang đo độ cứng của nệm. Nệm mềm ít hỗ trợ cơ thể nhất trong tất cả các cấp độ cứng của nệm, và rất ít loại nệm nào nằm ở mức 1 trong thang đo độ cứng. Mặc dù hỗ trợ ít hơn nhưng không có nghĩa là chúng hoàn toàn không có khả năng hỗ trợ, nhưng chắc chắn rằng bạn sẽ bị lún sâu vào nệm khi bạn nằm hoặc ngồi xuống nó.
Nệm mềm có có khả năng ôm sát cơ thể bạn. Chúng mang lại sự thoải mái cho những người ngủ nghiêng và có vấn đề về đau vai hoặc hông hơn so với khi ngủ trên nệm cứng.
Các vật liệu cao cấp thường được sử dụng để sản xuất nệm mềm nên khiến giá nệm bị đẩy cao hơn. Các vật liệu như memory foam sẽ tạo nên các lớp lót nệm (lớp trên cùng của nệm) cực kỳ mềm mại.
Mặc dù những lớp này tạo cảm giác tuyệt vời cho người nằm, nhưng chúng cũng khiến cho một số người nằm cảm thấy nóng. Các lớp tiện nghi bằng foam mềm cũng có thể tạo ra mùi “ban đầu” khi nệm mới “đập hộp”
Các vật liệu mềm được sử dụng nhiều hơn ở các lớp tiện nghi phía trên; chúng cũng được sử dụng cho lõi nâng đỡ nệm. Tuy nhiên lõi hỗ trợ mềm không bền bằng các lõi cứng hơn, có nghĩa là nệm mềm có tuổi thọ ngắn hơn so với các loại nệm cứng.
2.2 Mềm vừa (mềm trung bình)
Nệm mềm vừa (mềm trung bình) có thể giúp người nằm giảm áp lực tại các điểm chịu lực nhưng vẫn có thể hỗ trợ nâng đỡ cơ thể tốt hơn các loại nệm mềm. Tuy nhiên, chúng vẫn không phù hợp cho những người cần hỗ trợ cột sống ở mức độ cao. Nệm mềm vừa (mềm trung bình) nằm trong khoảng từ 3 đến 4 trong thang đo độ cứng của nệm.
Nệm có độ mềm vừa phải vẫn có xu hướng sử dụng foam trong các lớp tiện nghi, nhưng chúng thường được làm bằng memory foam hoặc cao su cứng hơn. Khi bạn nằm trên một tấm nệm có độ mềm trung bình (mềm vừa), nó sẽ vẫn ôm sát vào cơ thể bạn, nhưng bạn sẽ không bị lún sâu như khi nằm trên một tấm nệm mềm.
Tương tự như nệm mềm, những loại nệm có độ mềm trung bình (mềm vừa) có chứa memory foam hoặc cao su tổng hợp có thể gây ra mùi hôi trong thời gian sau đầu mới sử dụng. Lớp memory foam cũng có thể gây ra hiện tượng nóng lưng nếu nằm lâu.
Các vật liệu cứng hơn một chút được sử dụng để sản xuất nệm mềm trung bình (mềm vừa). Do đó, chúng sẽ bền hơn một chút so với nệm mềm, nhưng tuổi thọ tổng thể vẫn kém hơn nhiều so với loại nệm cứng.
2.3 Cứng vừa (cứng trung bình)
Trong khoảng giữa của thang đo độ cứng, độ cứng trung bình (cứng vừa) cung cấp sự cân bằng tuyệt vời về sự thoải mái và hỗ trợ đường cong cơ thể. Những người thích nệm có độ cứng vừa phải sẽ cảm thấy thoải mái vì chúng là lựa chọn tuyệt vời cho các tư thế ngủ khác nhau.
Nằm trong khoảng từ 5 đến 7 trên thang độ cứng của nệm, nệm cứng vừa sẽ ôm sát đường cong cơ thể và cung cấp nhiều lực đẩy. Không giống như các loại nệm mềm, nệm có độ cứng trung bình thường sẽ có độ nảy đáng kể.
Hầu hết các loại nệm phổ biến trên thị trường đều nằm ở mức độ cứng trung bình. Chúng phù hợp cho nhiều loại cơ thể và tư thế ngủ, từ những người nặng cân yêu cầu sự hỗ trợ cao từ nệm cho đến những người hoay xoay mình cần sự thoải mái ở bất kì tư thế nào.
Nệm có độ cứng trung bình cũng thường có giá thành nằm ở mức trung bình trên thị trường. Vừa túi tiền hơn so với nệm mềm, nhưng lại đắt hơn so với nệm cứng. Các vật liệu được sử dụng để làm nệm có độ cứng trung bình (cứng vừa) thường dày hơn và bền hơn. Đó là lý do tại sao chúng có xu hướng có tuổi thọ cao hơn so với các nệm mềm hơn.
2.4 Cứng
Nằm trong khoảng từ 7 đến 10 trong thang đo độ cứng của nệm, nệm cứng cung cấp sự hỗ trợ cơ thể tốt nhất trong số tất cả các loại nệm (và cần lưu ý rằng rất ít nệm nào có độ cứng là 10). Khi bạn nằm trên một tấm nệm cứng, bạn sẽ không thấy mình “chìm vào” nó một chút nào.
Các lớp tiện nghi và lõi hỗ trợ của nệm cứng được thiết kế để giữ cho bạn ở trên nệm hoàn toàn. Một số người thích thú với điều này, trong khi đó, những người khác lại cho rằng những chiếc nệm cứng không thực sự êm ái.
Nệm cứng hơn có thể gây khó chịu cho những người ngủ nghiêng, vì bề mặt nệm cứng có thể đè nén xương hông và xương vai của họ. Điều này có thể tạo cảm giác tê, ngứa ran và thậm chí là đau ở các vị trí này.
Tuy nhiên, nệm cứng có khả năng giữ cho xương sống của những người nặng cân hoặc những người bị đau lưng được giữ ở tư thế tự nhiên. Đồng thời, nó cũng cho phép luồng không khí tối đa và giữ cho người nằm luôn thấy mát mẻ.
Nệm cứng thường rẻ hơn các loại nệm mềm hơn. Tuy nhiên, giá cả phải chăng không có nghĩa là nệm không bền. Nệm có xếp hạng cao hơn trên thang đo độ cứng cũng được đánh giá tốt về tuổi thọ, vì chúng được làm từ vật liệu rắn, chắc chắn.
3. Hướng dẫn về độ cứng cho các người nằm khác nhau
Thang đo độ cứng của nệm bằng số giúp chúng ta khách quan hơn trong việc mô tả từng cấp độ cứng. Bây giờ bạn đã hiểu về các cấp độ cứng, hãy cùng xem loại nệm nào phù hợp nhất với từng người.
Việc chọn độ cứng của nệm sẽ không hiệu quả nếu bạn chỉ nằm trên nệm và cảm nhận. Khi mua một tấm nệm, bạn phải tính đến các yếu tố lâu dài như trọng lượng cơ thể, và người nằm kế bên có gặp các vấn đề gì về xương khớp không?
3.1 Người nhẹ cân (Từ 59kg trở xuống)
Những người nhẹ cân không tạo nhiều áp lực lên nệm. Điều này có nghĩa là họ có xu hướng nằm trên các lớp tiện nghi (lớp trên cùng) của nệm và không lún xuống các lớp của lõi hỗ trợ. Những người nhẹ cân thích hợp với loại nệm mềm hơn. Trên thực tế, những người cực kỳ nhẹ (từ 54kg trở xuống) nên mua một chiếc nệm mềm hơn một chút.
Vì nệm mềm hơn (chẳng hạn như memory foam) có xu hướng được làm từ các vật liệu cao cấp, ôm trọn cơ thể, lời khuyên là bạn nên cân nhắc nhiệt độ trung bình của cơ thể bạn vào lúc ngủ. Nếu bạn hay cảm thấy nóng nực khi ngủ, hãy tìm các tấm đệm có các lớp tiện nghi được thiết kế để tối đa hóa luồng không khí và tản nhiệt.
3.2 Người cân nặng trung bình (59 – 91 kg)
Đối với người có cân nặng trung bình, việc chọn độ cứng của nệm sẽ không phụ thuộc vào cân nặng cơ thể mà phụ thuộc vào các yếu tố khác như tư thế ngủ, liệu bạn có hay thấy nóng nực khi ngủ không, bạn có ngủ chung với ai không, bạn có cần tấm nệm hỗ trợ giảm đau lưng không?
Nệm thuộc loại mềm vừa (mềm trung bình) hoặc cứng vừa (cứng trung bình) đều phù hợp với những người cân nặng cỡ trung bình (đó là lý do tại sao nệm có độ cứng trung bình được dán nhãn là loại nệm “phổ thông” và được bày bán rộng rãi nhiều nơi).
Nếu bạn bị đau lưng hoặc dành phần lớn giờ trong đêm để nằm sấp khi ngủ, một tấm nệm cứng có thể cung cấp mức hỗ trợ cần thiết để bạn luôn cảm thấy thoải mái.
3.3 Người nặng cân (91 kg trở lên)
Khi những người nặng cân nằm trên nệm, họ tiếp xúc với lõi nâng đỡ của nệm nhiều hơn những người có cân nặng trung bình hoặc nhẹ cân. Điều này có thể dẫn đến cảm giác chùng xuống, cảm giác lún quá sâu vào nệm hoặc cảm thấy hoàn toàn không được nâng đỡ khi bạn ngủ.
Đây là lý do tại sao nệm có độ cứng từ trung bình đến cứng là lựa chọn lý tưởng cho những người nặng 91 kg trở lên. Ngoài việc có lõi hỗ trợ chắc chắn, những tấm nệm này thường sẽ có các lớp tiện nghi dày hơn để hỗ trợ người nặng cân “nằm trên” nệm chứ không phải “chìm sâu” vào nệm.
3.4 Cặp đôi
Nếu cả hai người có cùng tạng người và dáng ngủ tương tự nhau, việc mua một tấm đệm mới sẽ rất nhanh chóng. Khi một người nhẹ hơn và người kia nặng hơn, hoặc một người chỉ ngủ một tư thế trong khi người kia xoay mình chuyển nhiều tư thế suốt đêm, việc tìm ra độ cứng phù hợp có vẻ phức tạp.
Trên thực tế, điều đó khá đơn giản – một tấm nệm có độ cứng trung bình sẽ phù hợp với túi tiền của hầu hết các cặp vợ chồng, ngay cả khi họ có cách ngủ cực kỳ khác nhau. Đây là lý do tại sao rất nhiều loại nệm “phổ thông” được bán rộng rãi trên thị trường cho các cặp vợ chồng.
Bạn có thể chọn mua các loại nệm có sự kết hợp nhiều chất liệu khác nhau để tìm kiếm sự hoàn hảo cho bạn và người nằm kế bên (ví dụ: Nệm có gel làm mát trong các lớp tiện nghi hoặc nệm có lớp foam có thể thích nghi với nhiều tư thế nằm)
3.5 Người đau lưng
Đau lưng nên nằm đệm cứng hay mềm? Đây là câu hỏi phổ biến của rất nhiều người gặp phải chứng đau lưng. Ngủ không đúng loại nệm là nguyên nhân phổ biến của chứng bệnh này, từ đó dẫn đến việc bạn phải mua lại một tấm nệm khác. Một trong những lý do chính mà nệm gây đau lưng là thiếu sự hỗ trợ cơ thể.
Ngủ trên nệm quá mềm – đặc biệt nếu bạn là người nằm ngửa hoặc nằm sấp thì cột sống của bạn sẽ không được giữ ở trạng thái tự nhiên. Để chống lại chứng đau lưng, hãy chọn một tấm đệm chắc chắn với sự hỗ trợ tối đa trong lõi hỗ trợ và lớp tiện nghi để giúp cho cột sống của bạn được giữ ở trạng thái tự nhiên.
4. Độ cứng phù hợp cho các tư thế ngủ khác nhau
Khi cân nhắc chọn nệm có độ cứng nào, ngoài trọng lượng cơ thể và số người sẽ ngủ trên nệm, bạn cũng nên xem xét tư thế ngủ yêu thích của mình. Nếu bạn chưa bao giờ nghĩ đến tư thế ngủ của mình trong hầu hết các đêm, bạn cần phải chú ý đến điều này khi mua một tấm đệm mới. Lớp nệm tiện nghi và lớp hỗ trợ khác nhau sẽ tạo ra sự khác biệt với các dáng ngủ khác nhau
4.1 Người ngủ nghiêng
Khi bạn ngủ nghiêng, vai và hông là những bộ phận chính của cơ thể tiếp xúc nhiều với nệm. Đây là lý do tại sao một tấm nệm mềm đến mềm vừa (mềm trung bình) phù hợp với những người ngủ nghiêng. Các lớp tiện nghi ôm trọn đường cong cơ thể và cho phép các bộ phận cơ thể này chìm vào nệm.
Những người ngủ nghiêng có xu hướng hay tăng nhiệt khi ngủ nên hãy tìm nệm có các lớp tiện nghi (lớp trên cùng) thoáng khí hoặc có gel làm mát. Nệm cứng hơn không tốt đối với người nằm nghiêng, vì chúng nén chặt các khu vực tiếp xúc với nệm và tạo ra cảm giác đau tại điểm áp lực.
4.2 Người ngủ ngửa
Những người ngủ ngửa sẽ dàn trải trọng lượng khắp cơ thể khi ngủ, điều này giúp ngăn họ tạo ra những áp lực gây đau nhức với cơ thể so với người ngủ nghiêng. Điều đó cũng có nghĩa là người nằm ngửa có thể cảm thấy thoải mái với nhiều mức độ cứng của nệm.
Việc chọn độ cứng mềm sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khác mà chúng ta đã thảo luận, chẳng hạn như trọng lượng cơ thể và các vấn đề tiềm ẩn với đau lưng. Hãy nhớ rằng nệm quá mềm có thể không cung cấp nhiều hỗ trợ cột sống cho những người chỉ nằm ngửa khi ngủ. Các mức độ cứng khoảng trung bình sẽ phù hợp hơn. Nệm cứng là lựa chọn lý tưởng cho những người ngủ ngửa bị đau lưng.
4.3 Nằm sấp
Khi mọi người nằm sấp, phần lớn áp lực sẽ dồn lên xương chậu và hông của họ. Với những tấm nệm mềm, điều này có thể dẫn đến việc cột sống của họ bị cong vào trong (về phía bụng) khi ngủ. Ngủ với cột sống không thẳng hàng theo cách này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về đau lưng.
Những người nằm sấp sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong thời gian dài trên một tấm nệm cứng. Điều này giúp giữ cho xương chậu, hông và cột sống của bạn thẳng hàng. Một bí quyết để mua nệm, là dù bất kể tư thế ngủ, hãy đảm bảo rằng lưng của bạn luôn ở tư thế tự nhiên suốt đêm.
4.4 Ngủ kết hợp nhiều tư thế
Những người ngủ kết hợp cần một tấm nệm có thể phù hợp với mọi cơ thể. Nó phải hỗ trợ cho việc nằm sấp và nằm ngửa, đồng thời phải ôm trọn cơ thể và giảm áp lực cho vai và hông khi ngủ nghiêng.
Mức độ cứng của nệm nào phụ thuộc nhiều nhất vào tư thế bạn nằm trong phần lớn thời gian của đêm. Nệm cứng trung bình (cứng vừa) là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn nằm ngửa khi ngủ gần như cả đêm, trong khi nệm mềm trung bình (mềm vừa) sẽ giúp làm giảm áp lực nếu bạn thường xuyên lăn lộn và nằm nghiêng.
5. Tóm tắt
Mua nệm là một quyết định quan trọng, vì hầu hết mọi người đều dành từ 7 đến 9 giờ mỗi ngày để nằm trên giường. Khi nghĩ về cách chọn độ cứng của nệm, hãy xem xét các yếu tố và lời khuyên sau:
- Cân nặng
Trọng lượng cơ thể là thứ tốt nhất để bắt đầu khi chọn độ cứng của nệm. Những người nhẹ hơn có xu hướng chọn loại nệm mềm đến mềm trung bình sẽ tốt hơn. Những người có trọng lượng trung bình có thể ngủ trên hầu hết mọi loại nệm và nên chọn dựa trên tư thế ngủ, các vấn đề về đau nhức và các yếu tố khác. Những người nặng hơn cần được hỗ trợ nhiều hơn, vì vậy, một tấm nệm cứng là lựa chọn tốt nhất nếu bạn nặng hơn 91kg.
- Tư thế ngủ
Mục tiếp theo cần xem xét sẽ là tư thế ngủ ưa thích của bạn. Những người ngủ ngửa sẽ phù hợp với nhiều loại nệm, miễn là họ cảm thấy xương sống mình được hỗ trợ tốt. Những người ngủ nghiêng cần nệm đủ êm ái để ngăn chặn các cơn đau do áp lực tích tụ ở hông và vai.
Những người nằm sấp khi ngủ cần một tấm nệm chắc chắn để ngăn không cho xương sống cong về phía bụng khi ngủ. Nệm có độ cứng trung bình phù hợp với những người ngủ kết hợp và hay thay đổi tư thế khi ngủ.
- Vấn đề đau lưng
Nếu bạn gặp vấn đề với chứng đau lưng, hãy đảm bảo tránh xa nệm quá mềm, vì chúng có thể gây ra các vấn đề khác do thiếu sự hỗ trợ. Nệm có độ cứng trung bình đến cứng thường được khuyên dùng để giữ cho cột sống của bạn được thẳng hàng và nâng đỡ một cách chính xác.
- Nếu bạn ngủ cùng người khác
Nên thảo luận về cơ thể và tư thế ngủ của nhau để xem có hợp nhau không. Nếu không, nệm trung bình hoặc nệm “phổ thông” thường phù hợp cho cả hai
- Người hay nóng nực khi ngủ
Cuối cùng, những người hay nóng nực vào ban đêm nên lưu ý rằng memory foam và các vật liệu lớp tiện nghi khác có xu hướng giữ nhiệt. Nếu bạn cần một tấm nệm mềm hơn nhưng lại gặp khó khăn trong việc giữ độ mát mẻ khi ngủ, hãy tìm một tấm nệm được thiết kế để kiểm soát nhiệt độ tối ưu.
——
Nên nằm đệm cứng hay mềm là một câu hỏi phổ biến của rất nhiều người muốn mua nệm. Từ những chia sẻ chia sẻ, ta có thể thấy nằm nệm cứng hay nệm mềm còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ thể và dáng ngủ của người nằm. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã biết được bản thân nên mua đệm gì?
>> XEM THÊM: Đánh giá độ cứng an toàn của nệm cho trẻ sơ sinh để phòng tránh bị ngạt thở
Để có thể lựa chọn được những sản phẩm nệm cứng hay nệm mềm chất lượng, hãy ghé ngay đến các cửa hàng Vua Nệm. Vua Nệm với những mẫu đệm cứng hay đệm mềm chính hãng sẽ mang lại cho bạn những giấc ngủ ngon lành chất lượng
Nguồn tham khảo: https://mattresshelp.org/mattress-firmness-guide/#Mattress-firmness-levels