Những năm gần đây, thiền trở thành một trào lưu được rất nhiều người ưa chuộng và áp dụng nhằm giảm các bớt căng thẳng, mệt mỏi của cuộc sống. Đồng thời, nó cũng là giải pháp giúp con người tĩnh tâm hiệu quả.
Có thể nói rằng: thiền không khó nhưng cũng không dễ. Tuy nhiên, khi thực hành vẫn có không ít người phải bỏ dở giữa chừng, thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe vì không nắm được các kỹ thuật căn bản của “thiền”. Chính vì vậy, trong bài viết này, Vua Nệm sẽ hướng dẫn bạn cách ngồi thiền đúng – chuẩn cho người mới bắt đầu. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Nội Dung Chính
1. Thiền là gì? Ngồi thiền mang lại những lợi ích gì?
Thiền là phương pháp rèn luyện sự tập trung có nguồn gốc từ Phật Giáo, giúp tịnh tâm và điều phục tâm mình. Nó yêu cầu người thực hành phải tập trung chủ yếu vào hơi thở và lắng nghe các chuyển động của cơ thể.
Mặc dù thiền không phải là liều thuốc chữa bách bệnh, nhưng chúng lại có những lợi ích rất lớn trong việc cải thiện sức khỏe về lâu dài. Cụ thể, ngồi thiền đúng sẽ:
- Giúp bạn có thời gian để hiểu rõ về bản thân mình hơn, từ đó cải thiện được những điểm yếu của mình cách tốt nhất.
- Khi ngồi thiền, bạn được phép quên đi mọi muộn phiền lo lắng, để tâm trí được nghỉ ngơi, thư giãn, từ đó giúp giảm thiểu căng thẳng và kiểm soát được những lo âu của bản thân.
- Ngồi thiền cũng là một cách giúp bạn tăng khả năng tập trung và giảm thiểu tình trạng mất trí nhớ ở người cao tuổi vô cùng hiệu quả.
- Ngoài ra, ngồi thiền còn giúp bạn cải thiện sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và có được giấc ngủ ngon và sâu hơn. Chính vì vậy mà rất nhiều người thường áp dụng ngồi thiền trước khi đi ngủ.
Tuy nhiên, với những người mới bắt đầu tập luyện theo phương pháp này và không có người hướng dẫn cụ thể, sẽ rất dễ nản chí vì khó có thể tập trung ngay từ đầu, thậm chí luôn cảm thấy bức bối, khó chịu.
Đó cũng chính là lý do khiến nhiều người bỏ dở ngay ở giai đoạn bắt đầu tập ngồi thiền. Nhưng với những ai đã vượt qua giai đoạn này, bạn sẽ cảm thấy hứng thú và dần cảm nhận được những lợi ích về sức khỏe và tinh thần mà nó mang lại cho bản thân.
2. Những nguyên tắc cần tuân thủ khi ngồi thiền
Để việc ngồi thiền mang lại hiệu quả tốt nhất cho bạn, bạn nên tuân thủ các quy tắc sau:
2.1. Điều chỉnh tư thế ngồi chuẩn
Tư thế ngồi rất quan trọng khi bạn tiến hành thiền. Vì vậy, ngay khi làm quen với phương pháp này, bạn cần nắm được tư thế ngồi chuẩn khi thiền là:
- Ngồi thẳng lưng, sao cho cổ, đầu và cột sống tạo thành một đường thẳng.
- Hai chân đặt trên mặt sàn và khoanh lại để tạo nên tư thế ngồi vững chắc giúp bạn ngồi được lâu hơn.
- Tay thả lòng, có thể đặt lên đùi hoặc đầu gối tùy thói quen.
Bạn có thể ngồi thiền trực tiếp trên mặt sàn, thảm tập hoặc sử dụng đệm, gối,… cho phù hợp với sở thích. Vì tư thế ngồi thiền khá đơn giản, không tốn nhiều diện tích nên bạn có thể thực hành ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nên ưu tiên chọn những không gian thoáng đãng để mang lại kết quả tốt nhất
2.2. Điều chỉnh lại lưng, vai và cột sống
Đây là lỗi nhiều người hay mắc phải khi ngồi thiền nhất. Vì phần lớn chúng ta đều có xu hướng khom lưng lại khi ngồi. Điều này vô tình khiến bạn bị sai tư thế, dễ gây ra gù hay cong vẹo cột sống nếu thường xuyên ngồi như vậy.
Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy cố gắng điều chỉnh tư thế khi ngồi bằng cách luôn mở rộng vai, nâng ngực lên và giữ cho cột sống luôn thẳng.
Trong trường hợp bạn không giữ được lưng thẳng quá lâu thì hãy tập từ từ mỗi ngày tăng thêm một chút thời gian để làm quen dần nhé.
2.3. Điều chỉnh tay
Trước tiên, 2 cánh tay của bạn cần được thả lỏng hoàn toàn khi ngồi thiền để tạo sự thoải mái nhất định. Sau đó, có thể chọn cách đặt tay lên đùi với lòng bàn tay hướng xuống dưới hoặc đặt bài tay hướng lên chạm vào phần đầu gối. Cả 2 cách làm này đều giúp bạn tập trung tốt hơn vào buổi thiền và đem lại hiệu quả cao hơn.
2.5. Để cằm thoải mái
Hãy để cằm được thả lỏng, thoải mái nhất bằng cách cho cằm hơi rớt nhẹ tự nhiên, không nên gồng hay tì ép cằm vào cơ thể vì nó sẽ khiến hơi thở của bạn bị đứt quãng.
2.6. Lựa chọn mở hoặc nhắm 1 khi thiền
Khi thiền, có 2 cách mà bạn có thể áp dụng cho đôi mắt của mình là: nhắm mắt và mở mắt. Tuy nhiên, chỉ nên lựa chọn 1 cách duy nhất và duy trì chúng, không nên đảo mắt liên tục vì sẽ khiến bạn mất tập trung, mất phương hướng và bị gián đoạn quá trình thiền.
3. Những lưu ý giúp bạn ngồi thiền đúng cách và hiệu quả
Để mỗi buổi thiền của bạn đều mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn cần chú ý những điều sau:
3.1. Lựa chọn không gian thiền phù hợp
Không gian ngồi thiền rất quan trọng, vì lúc này bạn cần một nơi có thể giúp mình tập trung hoàn toàn vào thiền. Chính vì thế, bạn nên lựa chọn những nơi yên tĩnh, thoải mái, thoáng đãng để thiền và tránh bị làm phiền.
3.2. Chọn thời gian thiền vừa đủ
Để thiền mang lại hiệu quả cao nhất, bạn cần duy trì chúng một cách đều đặn và thường xuyên. Chính vì vậy, khi mới tập bạn không cần ngồi quá lâu so với khả năng của bản thân, mà hãy tập luyện từ từ và tăng dần thời gian theo từng giai đoạn.
Cách làm này sẽ giúp bạn không bị chán nản và dễ bỏ cuộc ngay từ những ngày đầu, vì cảm thấy không phù hợp hoặc không theo kịp
3.3. Tập trung vào hơi thở
Cách hít thở khi thiền có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp bạn tĩnh tâm và lắng nghe cơ thể mình. Đây cũng là yếu tố giúp bạn thư giãn và duy trì được tư thế thiền lây hơn.
Cách thở trong thiền đó là: hãy hít một hơi thật sâu, rồi thở ra thật chậm rãi bằng mũi. Sau đó tiếp tục lặp lại như vậy trong suốt quá trình thiền định.
3.4. Loại bỏ các suy nghĩ khi thiền
Bản chất của việc thiền định là giúp giữ cho tâm trí luôn được nhẹ nhàng, thoải mái, không lo nghĩ. Chính vì vậy, khi thiền bạn cũng nên loại bỏ mọi phiền muộn ra khỏi tâm trí, tập trung vào hơi thở và lắng nghe bản thân nhiều hơn để có được kết quả tốt nhất.
3.5. Thực hành thiền mỗi ngày
Như bạn đã biết, thiền mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe. Chính vì vậy, hãy duy trì chúng thường xuyên và đều đặn mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, thư giãn tâm trí. Từ đó, giúp bạn có cuộc sống hạnh phúc và an nhiên, khỏe mạnh hơn.
3.5. Mở nhạc thiền để tăng sự tập trung và hiệu quả
Những bản nhạc thiền cũng có tác dụng rất tốt trong việc giúp bạn tăng cường sự tập trung khi thiền. Do đó, bạn có thể mở chúng khi thiền để thời gian thiền trở nên hiệu quả hơn.
4. Tổng kết
Trên đây là toàn bộ những kiến thức căn bản về cách ngồi thiền cho người mới bắt đầu mà bạn cần nắm được. Vua Nệm hy vọng rằng, những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình thiền, giúp bạn cải thiện được sức khỏe, tâm trí và thể lực tốt nhất.
Nguồn tham khảo: Hello bác sĩ: https://hellobacsi.com/tam-ly-tam-than/quan-ly-cang-thang/tu-the-ngoi-thien/