Thiền là gì? Tại sao thiền lại được hàng trăm triệu người trên thế giới yêu thích đến như vậy? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Nội Dung Chính
1. Thiền là gì?
Từ lâu, việc thực hành thiền định đã len lỏi vào đời sống con người như một phương pháp để tìm lại cân bằng trong nội tâm. Có rất nhiều doanh nhân thành đạt trên thế giới như Steve Jobs (cựu CEO Apple), Jeff Weiner (CEO LinkedIn), William Clay Ford Jr (Chủ Tịch Ford Motor Company),… đã tìm đến thiền nhằm tìm được trạng thái thư giãn và sáng suốt hơn trước mọi quyết định quan trọng.
Thậm chí Steve job còn tích cực lan truyền tình yêu thiền của mình đến với cộng đồng bằng cách khuyến khích toàn bộ nhân viên Apple tập bộ môn này.
Điều đặc biệt ở thiền là bất kỳ ai cũng đều có thể bắt đầu tập thiền mà không gặp bất kỳ trở ngại nào và bạn cũng có thể thiền ở bất cứ nơi đâu. Bên cạnh đó, đây cũng là bộ môn không tốn kém hay yêu cầu bất kỳ thiết bị/dụng cụ chuyên nghiệp nào.
Nếu ngay bây giờ bạn đang cảm thấy căng thẳng và lo lắng, hãy thử dành dù chỉ một vài phút để thiền. Chỉ với vài phút ít ỏi là thế, bạn cũng đã có thể khôi phục lại sự bình tĩnh và an yên trong nội tâm. Vậy thiền là gì?
Thiền là một thuật ngữ để chỉ cách phương pháp rèn luyện tâm trí để đạt được trạng thái thư thái về tinh thần. Có nhiều loại thiền với kỹ thuật khác nhau nhưng tất cả đều tựu chung một mục tiêu là đạt được sự bình yên trong nội tâm.
Khi tiếp cận với thiền, bạn hãy suy nghĩ về nó thật đơn giản mà thôi, đó là tất cả những gì chúng ta làm để cảm thấy thư giãn với sự tập trung 100% vào đó. Lắng nghe hơi thở cũng là thiền, nghe tiếng mưa rơi cũng là thiền, sáng tác thơ văn hay thêu thùa, vẽ vời cũng là thiền.
Miễn sao các hoạt động này được thực hiện khi ta đặt 100% tâm trí vào nó, không bị phân tâm. Nhiều học giả còn nhận định rằng thiền không chỉ là một kỹ thuật thư giãn mà còn là một phong cách sống.
Thiền đã được các bậc cổ nhân lỗi lạc thực hành trong hàng ngàn năm trước. Mục đích việc thiền định ban đầu là đưa tâm trí vào trạng thái tĩnh lặng và thúc đẩy việc khai thông trí tuệ, thậm chí thiền được sử dụng trong một số nghi thức tâm linh để kết nối với các thực thể siêu nhiên, thiêng liêng và huyền bí trong vũ trụ. Ngày nay, thiền thường được sử dụng như một liệu pháp thư giãn và giảm căng thẳng.
Thiền được coi là một loại thần dược bổ trợ cho tinh thần và thể chất. Trong khi thiền, bạn tập trung vào hơi thở và loại bỏ các luồng suy nghĩ lộn xộn, rời rạc khiến tâm trí phân tâm. Quá trình này giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Một số loại hình thiền phổ bao gồm
- Thiền định theo hướng dẫn (Guide Meditation): Phương pháp thiền này đòi hỏi bạn có một tâm trí bay bổng, bạn sẽ hình dung rõ ràng trong đầu những hình ảnh, những địa điểm hoặc tình huống thông qua đoạn ghi âm hoặc lời mô tả của huấn luyện viên.
Bạn cố gắng sử dụng càng nhiều giác quan càng tốt, chẳng hạn như mùi, cảnh vật, âm thanh. Đây là loại hình thiền giúp cải thiện sự tập trung, tăng cường sự nhạy bén trong cách giải quyết vấn đề, phù hợp người mới bắt đầu tiếp cận với thiền.
- Thiền Chân Ngôn (Mantra Meditation): Trong phương pháp thiền này, bạn âm thầm lặp lại một từ, suy nghĩ hoặc cụm từ êm dịu. Câu nói được lặp đi lặp lại trong suốt buổi thiền định, để ngăn chặn suy nghĩ bị phân tán.
Bên cạnh thiền chân ngôn, còn một loại thiền gọi là chân âm, nghĩa là sử dụng âm thanh để tăng cường sự tập trung, nó thường tiếng rung chuông, gõ mõ.
- Thiền chánh niệm (Mindfulness Meditation): Đây là phương pháp thiền được nhiều người yêu thích nhất hiện nay. Phương pháp này dựa trên việc chú tâm hoặc tăng cường nhận thức và chấp nhận sống trong giây phút hiện tại.
Trong thiền chánh niệm, bạn tập trung vào những gì bạn trải nghiệm trong hiện tại, trong khi thiền. Chẳng hạn như tập trung vào luồng hơi thở của bạn – khi tôi thở tôi biết tôi đang thở. Bạn có thể quan sát suy nghĩ và cảm xúc của mình, nhưng hãy để chúng trôi qua mà không phán xét gì hết.
- Thiền siêu việt® (Transcendental Meditation: Thiền Siêu Việt là một kỹ thuật đơn giản và dễ thực hiện. Trong Thiền Siêu Việt, bạn âm thầm lặp lại một câu thần chú (mantra) được chỉ định riêng, chẳng hạn như một từ, âm thanh hoặc cụm từ, theo một cách cụ thể.
Hình thức thiền này có thể cho phép cơ thể bạn chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn và tâm trí của bạn đạt được trạng thái bình an. Thiền siêu việt được chứng minh tăng cường các liên kết vùng vỏ não trước trán, làm dịu trung tâm phản ứng hạnh nhân (là khu vực chịu trách nhiệm cho các hành vi, phản ứng thái quá hoặc loạn thần) và tăng cường khả năng sáng tạo.
- Yoga: Người tập yoga thực hiện một loạt các tư thế và bài tập thở có kiểm soát để thúc đẩy cơ thể linh hoạt hơn và tâm trí bình tĩnh hơn. Yoga thường bao gồm các tư thế đòi hỏi sự cân bằng và tập trung, để từ đó người tập buông bỏ được những gánh nặng suy nghĩ trong suốt ngày dài.
2. Lợi ích của thiền
Thiền mang lại nhiều lợi ích cho cả sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần. Và những lợi ích này không mất đi sau khi buổi thiền kết thúc. Ngược lại, cảm giác yên bình và cân bằng sẽ theo bạn suốt ngày dài. Một số lợi ích to lớn của thiền định bao gồm:
2.1. Thiền giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn
Khi thiền, bạn có thể loại bỏ tình trạng quá tải thông tin tích tụ hàng ngày và góp phần làm bạn căng thẳng, đặc biệt là trong thời điểm sự phát triển không ngừng của mạng xã hội đã buộc chúng ta phải tiếp nhận những cuộc “dội bom” liên tục của những dòng trạng thái, hình ảnh, nội dung tiêu cực.
Khi thiền, bạn có thể loại bỏ tình trạng quá tải thông tin tích tụ hàng ngày
- Có được cái nhìn mới tích cực hơn về cuộc sống
- Buông bỏ căng thẳng
- Nâng cao nhận thức về bản thân
- Tập trung vào hiện tại
- Giảm cảm xúc tiêu cực
- Tăng trí tưởng tượng và sự sáng tạo
- Tăng tính kiên nhẫn và khả năng chịu đựng
- Tăng cường khả năng trực giác
Đọc thêm: Hướng dẫn cách ngồi thiền đúng – chuẩn cho người mới bắt đầu
2.2. Chữa bệnh và cải thiện sức khỏe tổng thể
Một số nghiên cứu cho thấy rằng thiền định có thể giúp con người kiểm soát các triệu chứng của các tình trạng như:
- Bệnh hen suyễn
- Ung thư
- Đau mãn tính
- Bệnh tim
- Huyết áp cao
- Hội chứng ruột kích thích
- Các vấn đề về giấc ngủ
- Đau đầu căng thẳng
Tuy vậy, thiền không phải là sự thay thế cho các phương pháp điều trị y học truyền thống. Thay vào đó, nó có thể đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình chữa trị.
Với những lợi ích kể trên, quả là một sự thay đổi lớn trong cuộc sống nếu bạn có thể xây dựng được thói quen thiền hành. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu và kết thúc mỗi ngày bằng việc thiền định và tất cả những gì bạn cần là 15 đến 30 phút.
Thở sâu là phương pháp thiền đơn giản, dễ thực hiện mà bạn có thể tự tập thiền ngay tại nhà. Kỹ thuật này phù hợp cho người mới bắt đầu vì thở là một chức năng tự nhiên. Bạn cần tập trung toàn bộ sự chú ý vào hơi thở của bạn. Hít thở sâu và chậm.
Khi sự chú ý của bạn bị lung lay, hãy nhẹ nhàng quay trở lại tập trung vào nhịp thở. Đừng suy nghĩ về tương lai hay quá khứ mà tập trung vào khoảnh khắc hiện tại. Bởi vì bạn sống ngày hôm nay thế nào thì tương lai bạn sẽ gặt hái thế đó.
3. Kết luận
Vậy là bạn đã biết thiền là gì rồi nhé! Hãy nhớ rằng, bất kể rằng đã tập thiền bao lâu, tâm trí của chúng ta thường đi lang thang trong khi thiền. Nếu sự chú ý của bạn bị phân tán trong khi thiền, hãy từ từ tập trung vào hơi thở và quay trở lại với trạng thái tĩnh lặng. Chúc bạn sớm tìm được phương pháp thiền phù hợp với bản thân và nhất định phải bắt đầu thói quen tốt này ngay hôm nay nhé!