Ga tàu Nam Định là một địa điểm quan trọng của tuyến đường sắt Bắc Nam bởi có lưu lượng hành khách rất đông. Đây cũng là nút giao thông quan trọng của miền Bắc giúp phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân các tỉnh Thái Bình, Nam Định,… vào miền Nam nước ta. Trong bài viết này cũng Vua Nệm tìm hiểu chi tiết về ga tàu Nam Định nhé!
Nội Dung Chính
1. Ga tàu Nam Định ở đâu? Sơ lược về lịch sử hình thành
Ga tàu Nam Định trước đây được biết đến với tên gọi là ga Năng Tĩnh. Đây là tên được đặt tên theo làng Năng Tĩnh – nơi trường Thi Hương được thành lập. Một khoảng thời gian sau đó, ga đã đổi tên thành ga tàu Nam Định để tránh nhầm lẫn với tên của thành phố.
Vị trí của ga Nam Định nằm cạnh đường Trần Đăng Ninh và có hai ngả đường vào thành phố: đường Trần Đăng Ninh và đường Phan Bội Châu.
Ga Nam Định cùng với bến Đò Quan là hai nút giao thông quan trọng ở miền Bắc Việt Nam. Trước đây, có một nhánh đường sắt chạy từ ga theo đường Trần Quang Khải, đi qua phố Bờ Sông và bến Đò Quan, kết thúc tại ga Đò Chè.
Điều này đã tạo ra một hệ thống giao thông kết nối giữa các phương tiện thủy, đường sắt và đường bộ, giúp người dân di chuyển dễ dàng hơn và thúc đẩy vận chuyển hàng hóa, phát triển kinh tế.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ga Đò Chè đã bị máy bay Mỹ tấn công và tàn phá, ga Nam Định cũng phải chịu những trận ném bom hủy diệt. Tuy nhiên, sau quá trình tu sửa, ngày nay ga Nam Định vẫn hoạt động và đáp ứng nhu cầu đi lại của cư dân ở Nam Định và Thái Bình.
Ga Nam Định cùng với các tuyến giao thông khác như sông Hồng, cảng biển Ninh Cơ, cảng sông Nam Định, các quốc lộ 10, 21, 37B, 38B và đường cao tốc Hà Nội – Cao Bồ (Ý Yên) đã góp phần thúc đẩy sự phát triển về giao thông và kinh tế của Thành phố Nam Định cũng như các tỉnh lân cận.
2. Các chuyến tàu đi và đến ga
Ga Nam Định đóng vai trò quan trọng là một trong những điểm trung chuyển lớn trên tuyến đường sắt Bắc – Nam, vì vậy hàng ngày có rất nhiều chuyến tàu đến và dừng tại ga này.
Cụ thể, trên tuyến tàu Thống nhất Bắc – Nam, có 5 chuyến tàu khởi hành từ Hà Nội dừng lại tại ga Nam Định là: SE1, SE3, SE5, SE7, SE9. Ngoài ra, trên tuyến tàu khởi hành từ Sài Gòn ra Hà Nội, cũng có 5 chuyến tàu dừng lại tại ga Nam Định là: SE2, SE4, SE6, SE8, SE10.
Dưới đây là danh sách các loại vé tàu được bán tại ga Nam Định và các ga điểm đến:
- Vé tàu đi từ ga Nam Định đến ga Sài Gòn
- Vé tàu đi từ ga Nam Định đến ga Dĩ An
- Vé tàu đi từ ga Nam Định đến ga Biên Hòa
- Vé tàu đi từ ga Nam Định đến ga Long Khánh
- Vé tàu đi từ ga Nam Định đến ga Bình Thuận
- Vé tàu đi từ ga Nam Định đến ga Nha Trang
- Vé tàu đi từ ga Nam Định đến ga Tuy Hòa
- Vé tàu đi từ ga Nam Định đến ga Diêu Trì
- Vé tàu đi từ ga Nam Định đến ga Bồng Sơn
- Vé tàu đi từ ga Nam Định đến ga Quảng Ngãi
- Vé tàu đi từ ga Nam Định đến ga Tam Kỳ
- Vé tàu đi từ ga Nam Định đến ga Huế
- Vé tàu đi từ ga Nam Định đến ga Đà Nẵng
- Vé tàu đi từ ga Nam Định đến ga Đông Hà
- Vé tàu đi từ ga Nam Định đến ga Đồng Hới
- Vé tàu đi từ ga Nam Định đến ga Đồng Lê
- Vé tàu đi từ ga Nam Định đến ga Hương Phố
- Vé tàu đi từ ga Nam Định đến ga Yên Trung
- Vé tàu đi từ ga Nam Định đến ga Vinh
- Vé tàu đi từ ga Nam Định đến ga Thanh Hóa
- Vé tàu đi từ ga Nam Định đến ga Phủ Lý
- Vé tàu đi từ ga Nam Định đến ga Hà Nội
3. Lịch trình cụ thể của từng chuyến tàu ở ga Nam Định
Tàu | Giờ đến | Giờ đi | Dừng ga Nam Định | Ga cuối |
Tàu SE7 | 07:39 | 07:42 | 3 phút | Sài Gòn |
Tàu SE11 | 09:39 | 09:42 | 3 phút | Sài Gòn |
Tàu SE5 | 10:42 | 10:45 | 3 phút | Sài Gòn |
Tàu SE35 | 15:01 | 15:04 | 3 phút | Vinh |
Tàu SE9 | 16:24 | 16:27 | 3 phút | Sài Gòn |
Tàu SE3 | 21:10 | 21:13 | 3 phút | Sài Gòn |
Tàu SE19 | 21:47 | 21:50 | 3 phút | Đà Nẵng |
Tàu SE1 | 23:56 | 23:59 | 3 phút | Sài Gòn |
Tàu NA1 | 00:22 | 00:25 | 3 phút | Vinh |
Tàu SE10 | 02:13 | 02:16 | 3 phút | Hà Nội |
Tàu SE4 | 03:04 | 03:07 | 3 phút | Hà Nội |
Tàu SE2 | 03:49 | 03:52 | 3 phút | Hà Nội |
Tàu SE20 | 10:02 | 10:05 | 3 phút | Hà Nội |
Tàu SE8 | 13:44 | 13:47 | 3 phút | Hà Nội |
Tàu SE6 | 17:22 | 17:27 | 5 phút | Hà Nội |
Tàu SE36 | 18:09 | 18:12 | 3 phút | Hà Nội |
Tàu SE12 | 18:40 | 18:43 | 3 phút | Hà Nội |
4. Hướng dẫn đặt vé ở ga tàu Nam Định
Có rất nhiều cách để bạn có thể đặt mua được vé tàu đi hoặc đến ga Nam Định: đặt qua điện thoại, đặt trực tuyến trên website hay đến tận nơi để mua vé. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để bạn có thể đặt vé nhanh chóng, đơn giản và thuận tiện nhất.
4.1. Hướng dẫn đặt vé trực tuyến
- Bước 1: Truy cập vào website đặt vé https://tauhoa.phongbanve.vn/dat-ve/dat-ve-tau.html
- Bước 2: Điền đầy đủ thông tin được yêu cầu, sau đó bấm “ĐẶT VÉ”.
- Bước 3: Sau khoảng 5 phút, nhân viên nhà ga sẽ gọi điện xác nhận thông tin vé tàu, sau đó tiến hành thanh toán và hoàn tất đặt vé.
4.2. Hướng dẫn đặt vé qua số điện thoại
Ngoài cách đặt vé trên, bạn cũng có thể đặt vé qua số điện thoại của nhà ga Nam Định. Dưới đây là danh sách số điện thoại liên lạc:
- Số điện thoại phòng vé ở ga Nam Định: 02387.305.305
- Số điện thoại của Đại lý bán vé ga Nam Định: 0399.305.305
- Tổng đài vé tàu toàn quốc: 1900.636.212
- Số điện thoại nhà ga Nam Định: 02383.675.081
5. Thủ tục, giấy tờ cần chuẩn bị khi đi ga tàu hoả
Để có một chuyến đi thuận lợi và an toàn, bạn cần nắm rõ các thủ tục cần thực hiện và các giấy tờ cần chuẩn bị trước. Tốt nhất, bạn nên đến ga tàu sớm khoảng 15 – 30 phút để làm thủ tục hoặc để khắc phục kịp thời những vấn đề có thể phát sinh như quên giấy tờ.
5.1.Về vé tàu (thẻ lên tàu)
Sau khi bạn đặt vé, vé tàu sẽ được gửi qua địa chỉ email mà bạn đã sử dụng để đặt vé. Nếu bạn đặt vé qua ứng dụng, thì vé cũng sẽ được cấp trên ứng dụng đó và bạn có thể tự in thẻ tàu để mang lên tàu.
Hệ thống cấp vé điện tử được bố trí đầy đủ ở tất cả các ga tàu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, cho phép khách hàng dễ dàng in vé bằng mã QR code (mã vé). Ngoài ra, bạn có thể đến quầy vé để đổi trực tiếp vé bằng mã tàu đã đặt trước đó.
5.2. Các loại giấy tờ tuỳ thân cần chuẩn bị
Khi lên tàu, hành khách cần đảm bảo đã mang theo các loại giấy tờ tuỳ thân như Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Căn cước công dân (CCCD) hoặc giấy tờ tùy thân (có ảnh) được công nhận theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Để phục vụ cho đối tượng hành khách đặc biệt, có một số lưu ý như sau:
- Trẻ em dưới 6 tuổi (phải có người lớn đi cùng): Cần xuất trình được bản chính hoặc bản sao giấy khai sinh có công chứng hoặc hộ chiếu (trong trường hợp không có giấy tờ để xác định tuổi, trẻ em phải có chiều cao dưới 112cm).
- Trẻ em từ 6 tuổi đến 10 tuổi: Cần xuất trình bản chính hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc hộ chiếu (trong trường hợp không có giấy tờ để xác định tuổi, trẻ phải có chiều cao dưới 132cm).
- Đối với học sinh, sinh viên: Cần xuất trình CMND hoặc CCCD hoặc giấy tờ tùy thân (có ảnh) được công nhận theo những quy định của pháp luật Việt Nam, hoặc có thể là Thẻ học sinh, Sinh viên, Học viên từ các trường Dạy nghề, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học, Học viện vẫn còn đang có hiệu lực.
- Đối với người cao tuổi: Cần xuất trình Chứng minh nhân dân (CMND), Căn cước công dân (CCCD) hoặc giấy tờ tùy thân (có ảnh) được công nhận theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Việc đảm bảo chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ và thực hiện đúng các quy định sẽ giúp bạn có một chuyến đi suôn sẻ và tránh các vấn đề về thủ tục khi lên tàu gây mất thời gian và gián đoạn hành trình của bạn.
Hy vọng những thông tin về ga tàu Nam Định được chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc của mình. Chúc bạn có những chuyến trải nghiệm ở ga tàu Nam Định thật thú vị.
XEM THÊM:
- Ga tàu Sapa – Thông tin trải nghiệm du lịch Sapa bằng tàu hỏa từ A-Z
- Ga tàu Sài Gòn ở đâu? Thủ tục cần chuẩn bị khi khởi hành tại ga tàu Sài Gòn
- Ga tàu Biên Hòa: Mua vé ở đâu? Các chuyến tàu của ga Biên Hòa?