Người ta vẫn thường bảo rằng một giấc ngủ sâu sẽ xóa nhòa đi những ký ức đau buồn và tức giận. Sau khi ngủ dậy, mọi chuyện sẽ ổn. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây lại chứng minh ngược lại. Các nghiên cứu khoa học đã đưa ra những bằng chứng cho thấy một giấc ngủ sâu sẽ khiến não bộ sắp xếp lại những mảnh ký ức tiêu cực, khiến chúng ta khó vượt qua hơn.
Nội Dung Chính
1. Giấc ngủ khiến cơn tức giận khắc sâu hơn
Giấc ngủ giúp chúng ta xử lý thông tin của một ngày và lưu trữ nó trong ký ức. Quá trình củng cố trí nhớ trong khi ngủ khiến cho việc “quên” những ký ức tiêu cực trở nên khó khăn. Kết quả này gợi ý rằng một giấc ngủ sâu sẽ khiến não bộ sắp xếp lại những mảnh ký ức tiêu cực, khiến chúng ta khó vượt qua hơn.
Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học College London – Anh Quốc đã đề nghị 73 nam giới Anh xem 26 bức ảnh chân dung trung tính (không tạo cảm xúc tích cực hay tiêu cực) và mỗi bức ảnh trung tính này được ghép đôi với một hình ảnh khó chịu.
Chẳng hạn như ảnh xác chết, trẻ em khóc và người bị thương. Ngay sau khi các đối tượng có sự liên hệ khuôn mặt với hình ảnh khó chịu đi kèm, các nhà nghiên cứu cho họ xem một số bức ảnh chân dung và yêu cầu họ cố gắng quên đi những khó chịu trước đó. Kết quả là ít hơn 9% người tham gia không nhớ lại sự liên hệ tiêu cực trước đó, điều này cho thấy việc kiểm soát trí nhớ có tác dụng tốt.
Sau 1 đêm ngủ dậy, cũng yêu cầu tương tự như vậy, chỉ có ít hơn 3% số người khảo sát không nhớ về những liên hệ tiêu cực trước đó. Kết quả này gợi ý rằng giấc ngủ có thể khiến con người ta rất khó khăn khi phải quên đi những điều họ không muốn nhớ. Các nhà nghiên cứu cũng chụp phân tách não của các đối tượng và so sánh hoạt động não khi họ cố gắng quên đi những tiêu cực trước và sau khi ngủ.
Kết quả cho thấy có sự khác biệt rõ rệt: Khi đối tượng được yêu cầu quên đi ký ức về những hình ảnh tiêu cực trước khi ngủ thì hồi hải mã – trung tâm trí nhớ của não – hoạt động mạnh nhất. Nhưng qua giấc ngủ, các khu vực khác của não bộ cũng tham gia vào việc này. Điều này cho thấy ký ức được phân phối trên toàn bộ vỏ não.
Phát hiện mới nhất này giúp các nhà khoa học có cái nhìn tốt hơn về các tình trạng bệnh như stress sau chấn thương. Trong đó người bệnh không thể “thoát” khỏi những ký ức đau buồn họ gặp phải. Tuy nhiên, mặt hạn chế của nghiên cứu là nó chỉ được thực hiện ở nam giới. Theo các nhà nghiên cứu thì cơ chế ngăn chặn ký ức trước và sau khi ngủ cũng tương tự ở phụ nữ. Nhưng tất nhiên, chắc chắn sẽ cần thêm các nghiên cứu để xác nhận điều này.
2. Người tức giận dễ mất giấc
Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu bạn ôm cơn tức đi ngủ bạn sẽ có một chất lượng giấc ngủ kém hơn so với những người tức giận và đã kịp thời “xả” ra những bức bối trong người trước khi đi ngủ. Có thể nói “khẩu nghiệp” đôi khi cũng có lợi ích đấy chứ.
Ngoài ra, tức giận trước khi ngủ cũng kích thích gia tăng hoạt động tim. Cụ thể, trong vòng hai giờ sau khi tức giận, nếu một người không thể xoa dịu cơn tức của họ, bên cạnh mất ngủ, người này có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng như loạn nhịp tim, đau thắt ngực, tăng huyết áp… Đối với những người cao tuổi hoặc người có tiền sử về bệnh tim, một số tác động nguy hiểm hơn bao gồm: nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
3. Dễ gây rạn nứt hôn nhân
Với các cặp vợ chồng, một cơn tức giận nếu không được giải quyết ngay trước khi đi ngủ thì nó có khả năng làm xấu đi mối quan hệ thêm nhiều ngày nữa. Theo nhiều khảo sát, khi một cặp vợ chồng cãi nhau, một người thường bị phá hỏng giấc ngủ bởi các cơn tức giận đè nén trong khi người còn lại ít bị chịu ảnh hưởng bởi cơn giận hơn.
Tài liệu tham khảo: https://thanhnien.vn/vi-sao-khong-nen-di-ngu-khi-dang-tuc-gian-post698502.html