Tháng 7 có ngày lễ gì là một thông tin được rất nhiều người quan tâm. Bài viết sau đây của Vua Nệm sẽ thông tin đến bạn toàn bộ ngày lễ và kỷ niệm đáng chú ý nhất trong tháng này. Mời bạn cùng theo dõi.
NỘI DUNG CHÍNH:
1. Tháng 7 có ngày lễ gì?
1.1 Ngày Bảo hiểm Y tế Việt Nam 1/7
Ngày lễ dương lịch đầu tiên trong tháng 7 chính là ngày Bảo hiểm Y tế Việt Nam, diễn ra vào 1/7 hàng năm. Sự kiện này được Thủ tướng Chính phủ ban hành và có hiệu lực kể từ năm 2009, đề cập trong Quyết định số 823/QĐ-TTG, nhằm nâng cao nhận thức, khích lệ người dân tích cực bảo vệ, cải thiện sức khỏe vì an sinh xã hội. Bên cạnh đó, ngày Bảo hiểm Y tế Việt Nam còn góp phần tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia bảo hiểm y tế để được hưởng các chính sách hỗ trợ y tế tối ưu từ phía nhà nước.
1.2 Ngày truyền thống thanh niên xung phong 15/7
Ngày truyền thống thanh niên xung phong (TNXP) được tính từ cột mốc lịch sử 15/7/1950, khi Chủ tịch Hồ Minh Minh chỉ đạo thành lập đội thanh niên phục vụ kháng chiến và kiến quốc, gọi tên là ‘Đội thanh niên xung phong công tác’.
Sau 73 năm tồn tại, ngày lễ này chính là dịp quan trọng để các cựu thanh niên xung phong từng tham gia kháng chiến ôn lại những ngày tháng chiến đấu gian khổ nhưng hào hùng, góp phần giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Trong đó, ngày 15/7 có ý nghĩa vô cùng đặc biệt, nhất là đối với hàng ngũ TNXP hoạt động ở Bắc Kạn và trọng điểm chiến khu Việt Bắc.
1.3 Ngày Thương binh liệt sỹ 27/7
Ngày Thương binh liệt sỹ là ngày lễ thường niên, được tổ chức vào ngày 27/7 hàng năm nhằm tưởng nhớ lại công lao to lớn của các chiến sĩ dưới chế độ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – những người đã để lại một phần công sức, máu xương trên chiến trường ‘bom rơi đạn lạc’.
Ngày 27/7 được Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định và có hiệu lực kể từ năm 1975, đại diện cho truyền thống ‘đền ơn đáp nghĩa’, ‘uống nước nhớ nguồn’ của người Việt, đồng thời được các cấp chính quyền, đoàn thể và toàn dân nhiệt tình hưởng ứng.
1.4 Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7
Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam được ban hành vào ngày 28/7/2928 bởi Bộ chính trị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây cũng là ngày diễn ra đại hội nhằm thành lập tổng Công Hội đỏ lần thứ nhất tại khu vực miền Bắc Việt Nam.
Ngày lễ 28/7 dương lịch có mục đích chính là đoàn kết, tập hợp xây dựng các lực lượng bảo vệ nhằm giữ vững quyền và lợi ích chính đáng, được quy định theo các chính sách pháp luật hiện hành mà người lao động Việt Nam được hưởng.
2. Tháng 7 có ngày lễ âm lịch gì?
Bên cạnh những sự kiện có ý nghĩa tính theo dương lịch, tháng 7 có ngày lễ âm lịch gì cũng là một câu hỏi tương đối phổ biến. Theo đó, danh sách sẽ bao gồm:
2.1 Ngày 1/7 âm lịch
Trong văn hóa và tín ngưỡng của người dân châu Á, tháng 7 âm lịch còn được gọi là tháng cô hồn, thường mang đến những điều không may, thậm chí là gây nên nhiều nguy hiểm. Do đó, người ta luôn cố gắng tránh khỏi những va chạm, tranh cãi hoặc các công việc có ý nghĩa quan trọng như động thổ, khai trương,… vào thời gian này.
Dù không phải là một ngày lễ chính thức song ngày đầu tháng 7 vẫn được nhiều người chú trọng. Họ thường tổ chức các buổi lễ cúng bái gia tiên để hi vọng được bề trên phù hộ, thuận lợi vượt qua tháng 7 mà không gặp phải bất cứ ‘tai bay vạ gió’ nào.
2.2 Lễ Thất Tịch 7/7
Theo quan niệm phương Đông, ngày 7/7 tháng 7 hàng năm chính là thời điểm Ngưu Lang – Chức Nữ được đoàn tụ bên nhau ở cầu Ô Thước, gọi là Lễ Thất Tịch (hay Tết Ngâu, Ngày Ông Ngâu Bà Ngâu). Người dân tại nhiều quốc gia châu Á khác cũng ăn mừng ngày lễ này, điển hình là Hàn Quốc với Chilseok và Nhật Bản với Tanabata.
Vào ngày Thất Tịch, mọi người nên tránh cất nhà hoặc làm điều ác. Thay vào đó hãy dành thời gian đi chùa cầu tình duyên và ăn chè đậu đỏ để thuận lợi tìm được ‘ý trung nhân’.
2.3 Ngày rằm 15/7
Ngoài hai sự kiện kể trên thì ngày rằm 15/7 cũng là một dịp lễ âm lịch không thể bỏ qua, nhất là đối với những Tăng ni, Phật tử. Hai lễ lớn nhất trong ngày gồm: Lễ Vu Lan báo hiếu và Lễ xá tội vong nhân (tức cúng cô hồn, cúng thí thực).
Ngoài việc đi chùa khấn vái, nhiều người còn bày biện thêm ba mâm cúng tại nhà, cụ thể là: gia tiên, thần linh và chúng sinh. Vì mang nặng tính tâm linh nên trong ngày này, người ta sẽ phải tuân thủ theo một số điều kiêng kỵ, ví dụ như:
– Không đi chơi đêm vì đây là lúc ma quỷ lang thang nhiều nhất
– Không nhổ lông chân
– Không phơi quần áo vào ban đêm
– Không nhặt tiền lẻ đánh rơi
– Không treo chuông gió ở vị trí đầu giường
– Không lén lút ăn vụng đồ cúng
>>>Đọc thêm: Tháng cô hồn và 15 điều cấm kỵ theo quan niệm dân gian
3. Tháng 7 có ngày lễ quốc tế nào?
3.1 Ngày Quốc tế hợp tác
Ngày lễ quốc tế đầu tiên ‘khai trương’ cho tháng 7/2023 gọi tên ngày Quốc tế hợp tác (International Day of Cooperatives). Ngày tháng cụ thể có thể thay đổi khác nhau theo từng năm, quyết định dựa trên ngày thứ Bảy đầu tiên của tháng 7. Sự kiện được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc lựa chọn và ban hành vào ngày 16/12/1992, trong nội dung Nghị quyết A/RES/47/90.
3.2 Ngày Quốc tế Nụ hôn 6/7
Hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của những nụ hôn trong việc thắt chặt tình cảm cũng như các mối quan hệ, người dân thế giới đã đồng thuận dành riêng một ngày lễ để tôn vinh cử chỉ đặc biệt này. Đó chính là nguồn gốc dẫn đến sự ra đời của ngày Quốc tế Nụ hôn, diễn ra vào ngày 6/7 hàng năm. Trong ngày này, bạn bè và người thân sẽ thoải mái dành tặng nhau những nụ hôn thân tình, gửi gắm vào đó tấm lòng cùng sự yêu thương, trân quý hết mực.
3.3 Ngày dân số thế giới 11/7
Ngày 11/7 mỗi năm được chọn là Ngày Dân số thế giới, đưa ra bởi Governing Council – trực thuộc UNDP trong Decision 89/46 (1989). Mục tiêu của ngày lễ này là nâng cao nhận thức của người dân trên khắp hành tinh về các vấn đề dân số toàn cầu, ví dụ như: bùng nổ dân số, giảm tỷ lệ sinh, mất cân bằng tỉ số giới tính, già hóa,…
3.4 Ngày Viêm gan thế giới 28/7
Để cảnh báo người dân về mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm gan, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã quyết định chọn ngày 28/7 hàng năm làm ngày Viêm gan thế giới – hay còn gọi là Ngày Thế giới phòng chống Viêm gan (World Hepatitis). Thông qua các hoạt động tuyên truyền rộng rãi, WHO chủ yếu hướng đến việc truyền tải sự cấp thiết của việc loại bỏ mối đe dọa mang tên viêm gan để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
3.5 Ngày Hữu nghị Quốc tế và Ngày Thế giới phòng chống buôn bán người 30/7
Khép lại danh sách ngày lễ trong tháng 7 chính là hai ngày lễ kép, gồm: Ngày Hữu nghị Quốc tế và Ngày thế giới phòng chống buôn bán người (30/7).
Trong đó, ngày Hữu nghị Quốc tế được thành lập từ ý tưởng gắn kết tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc, nền văn hóa trên toàn cầu; từ đó truyền cảm hứng cho việc xây dựng môi trường hòa bình ở phạm vi thế giới. Riêng ngày Thế giới Phòng chống buôn bán người sẽ diễn ra những hoạt động nhằm tuyên truyền, nâng cao ý thức cảnh giác của người dân trước vấn nạn nguy hiểm này.
Trên đây là toàn bộ bài viết của Vua Nệm về đề tài tháng 7 có ngày lễ gì. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!
>>>Xem ngay:
- Tháng 4 có ngày lễ gì? Điểm danh tất tần tật các ngày lễ trong tháng 4
- Tháng 6 có ngày lễ gì? Những ngày lễ, sự kiện quan trọng trong tháng 6
- Tháng 10 có ngày lễ gì? Tổng hợp các ngày lễ trong tháng 10
- Tháng 12 có ngày lễ gì? Những ngày lễ, kỷ niệm trong tháng 12