Tiết đại thử diễn ra khi mặt trời ở vào kinh độ 120 độ, đánh dấu sự chuyển biến của đất trời từ hè sang thu. Cùng tìm hiểu chi tiết về tiết đại thử, ý nghĩa và những điều kiêng kỵ cần tránh khi đến tiết này trong bài viết sau nhé!
Nội Dung Chính
1. Tiết khí Đại Thử là gì?
Tiết đại thử là tiết khí thứ 12 trong 24 tiết khí tính theo hệ thống lịch vạn niên. Đây là thời điểm đánh dấu sự chuyển biến của đất trời khi thời tiết dần trở nên oi bức, ngột ngạt. Tiết đại thử chính thức bắt đầu khi Mặt trời nằm ở kinh độ 120 độ và có xu hướng dần dịch chuyển về Xích Đạo và phía Nam.
Dịch theo triết Hán tự, “đại” nghĩa là to, lớn, nghiêm trọng hơn, “thử” nghĩ là nắng gắt, nóng nực, oi bức. Như vậy, hiểu 1 cách đơn giản, thì tiết đại thử chính là thời tiết oi bức, ngột ngạt đỉnh điểm.
Tiết Đại Thử cũng là tiết khí cuối cùng của mùa hè. Đây chính là thời điểm cam go, cảm nhận được rõ ràng nhất thời tiết mùa hè. Bên cạnh nắng nóng, thường kèm theo hiện tượng áp thấp, bão lũ.
2. Năm 2023, Tiết Đại Thử diễn ra vào lúc nào?
Xét theo lịch Vạn Niên, tiết đại thử trong năm Tân Sửu 2023 sẽ rơi vào ngày Chủ Nhật 23/72023 (DL) và kết thúc tại thứ hai, ngày 7/8/2023 (DL)
3. Đặc điểm của tiết Đại Thử
3.1. Thời tiết
Tiết Đại Thử là thời điểm nắng nóng, nhiệt độ lên cao nhất trong mùa hè. Không chỉ nhiệt độ, mà độ ẩm trong không cũng tăng cao. Đây là 2 đặc điểm nổi bật của tiết khí này. Bên cạnh đó, Đại Thử cũng có nhiều trận mưa lớn đi kèm với sấm chớp vang rền trời, thậm chí gây ra áp thấp nhiệt đới, bão lũ ở 1 số địa phương. Mưa đi kèm với sấm chớp, khá nguy hiểm.
Thời tiết trong các ngày Đại Thử đạt mức cao là do đây là thời điểm trái đất nhận được mức năng lượng bức xạ từ Mặt Trời lớn nhất trong 1 khoảng thời gian tương đối dài, đặc biệt là ở phần bán cầu Bắc. Lượng nhiệt này được tích lũy, không kịp phát tiêu hao mà lại nhận liên tục nên không khí càng trở nên oi bức, ngột ngạt.
Mặc dù có các khối không khí thổi từ đại dương hoạt động mang, đem đến 1 lượng hơi nước lớn thổi vào đất liền nhưng tình hình thời tiết vẫn không khả quan hơn. Theo đo lường, ở một số quốc gia gần xích đạo, nhiệt độ có thể đạt tới ngưỡng 37 đến 40 độ C, ảnh hưởng nghiêm trọng tới mùa màng, cuộc sống và sức khỏe của con người.
Các cơn áp thấp nhiệt đới cũng hình thành phổ biến trong tiết Đại Thử bởi hiện tượng đối lưu trong bầu khí quyển. Thời tiết sau 1 thời gian oi nực kéo dài sẽ bắt đầu xuất hiện những cơn giông, cơn bão đổ bộ vào đất liền, gây mưa, lũ lụt kéo dài ở nhiều nơi.
3.2. Thực vật
Khi đất trời bước vào tiết Đại Thử cũng là thời điểm phát triển mạnh của thực vật với các hoạt động sinh sản, tạo quả, hạt để duy trì nòi giống. Để chuẩn bị cho giai đoạn đông giá, khô hạn về sau, nhiều loại thực vật có biểu hiện tích lũy nước, chất dung dưỡng.
Tiết đại thử là thời điểm thực vật tăng cường các hoạt động tạo quả, hạt, phấn,.. để thích nghi với quá trình thay đổi môi trường tự nhiên
3.3. Động vật
Khi tiết Đại Thử là thời điểm động vật tranh thủ tìm kiếm và dự trữ nguồn thức ăn khi vẫn còn dồi dào. Đây cũng là thời điểm lý tưởng cho động vật thực hiện sinh sản, duy trì nòi giống. Sau tiết Đại Thử, hoạt động sinh sản gần như dừng hẳn để dành chất dinh dưỡng cho mùa đông, được trữ dưới dạng mô mỡ.
3.4. Con người
Cuộc sống và sức khỏe của con người cũng bị ảnh hưởng ít nhiều trong thời gian diễn ra tiết Đại Thử. Ảnh hưởng lớn nhất là hoạt động sinh hoạt sản xuất do thường xuyên đối mặt với thiên tai, bão lũ nghiêm trọng. Thu hoạch mùa màng và các hoạt động khác cũng bận rộn vô cùng. Công tác chuẩn bị đối phó tai ương cũng được tiến hành kỹ lưỡng.
4. Ý nghĩa tiết khí Đại Thử theo ngũ hành, phong thủy
Tiết Đại Thử diễn ra trong khoảng thời gian tháng 6 âm lịch, là tháng ngũ hành Hỏa vượng khí. Chính vì thế, những người có dụng thần là Hỏa ngũ hành sẽ gặp được nhiều may mắn thuận lợi trong tiết Đại Thử. Họ luôn cảm thấy sức khỏe dồi dào, tinh thần thoải mái, hiệu suất làm việc cao trong những tiết đại thử. Nhờ nhận được nguồn vượng khí hợp mệnh, người hành Hỏa cũng có sự nghiệp hanh thông, thuận lợi hơn.
Trong khi đó, người có dụng thần là Thổ thì nên nạp thêm năng lượng Hỏa để cân bằng ngũ hành trong tứ trụ.
Đối với những ai có dụng thần kỵ thổ hoặc dụng thần là Thủy thì có thể bị ảnh hưởng theo cách tiêu cực. Cuộc sống sẽ trải qua đôi chút xáo trộn. Trong người thường cảm thấy mệt mỏi, thiếu tập trung, chán nản và tư duy không sáng suốt. Sự ảnh hưởng của tiết khí Đại Thử còn thể hiện ở hành động vội vã, hấp tấp thiếu kiên nhẫn khiến hiệu quả làm việc không cao, thậm chí gặp khó khăn về tài chính.
Tiết Đại Thử cũng là 1 trong 4 tháng tứ quý trong năm theo lịch vạn niên, bao gồm tháng 3,6,9,12 AL. Do tháng 6 (tiết Đại Thử) là tháng Thổ Vượng nên các mệnh tương sinh, tương hợp của Thổ gồm Kim và Hỏa đều gặp nhiều thuận lợi – Thổ sinh Kim nên Kim Tướng, Hỏa sinh Thổ nên Hỏa Hư. Ngược do Mộc khắc Thổ nên Mộc Tù.
5. Phương pháp dưỡng sinh trong tiết khí Đại Thử
Đặc trưng thời tiết trong tiết Đại thử là độ ẩm cùng nhiệt độ đều tăng cao dễ khiến con người sinh bệnh. Chính vì vậy mà người xưa đã khuyên rằng trong tiết Đại Thử, để bảo vệ sức khỏe tốt nhất, chúng ta hãy tuân thủ theo 4 nguyên tắc dưỡng sinh sau:
5.1. Chú trọng dưỡng thần
Trong những ngày diễn ra tiết Đại Thử, thời tiết nắng nóng kéo dài dễ khiến con người trở nên mệt mỏi, cáu kỉnh, chán nản và tâm phiền ý loạn. Do vậy, người xưa tin rằng việc dưỡng thần trong tiết Đại Thử là quan trọng bậc nhất. “Tĩnh tâm dưỡng sinh” là phương pháp được cổ nhân áp dụng để có được tâm thái bình yên, cuộc sống an lạc.
Theo đó, vào ngày nắng nóng tiết Đại Thử, bạn tránh nóng giận, hành xử bồng bột và có những suy nghĩ tiêu cực. Để làm được điều này, hãy tích cực tham gia các hoạt động giải trí như câu cá, đọc sách, vẽ tranh, thiền định,… để từ đó thần trí được an định.
5.2. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời trong thời gian quá lâu
Ánh mặt trời trong những ngày tiết Đại Thử rất gay gắt, chứa nhiều tia cực tím gây hại cho sức khỏe con người, chính vì vậy, bạn nên hạn chế tiếp xúc quá lâu và tiếp xúc trực tiếp dưới ánh mặt trời.
Đặc biệt là các đối tượng có hệ miễn dịch yếu như người già, trẻ nhỏ, người bệnh lâu ngày thể chất yếu. Tránh đi ra ngoài buổi trưa khi nhiệt độ cao đỉnh điểm. Nếu đổ mồ hôi quá nhiều thì không nên đi tắm ngay mà nên đi thay quần áo.
Trong tiết Đại Thử, cần chú ý hệ thống thông gió trong nhà, điều chỉnh nhiệt độ phòng không chênh lệch quá 10 độ so với nhiệt độ ngoài trời. Để nhanh chóng phục hồi trạng thái tỉnh táo sau buổi sáng, 1 giấc ngủ trưa là giải pháp tuyệt vời. Tuy vậy, tránh ngủ trưa quá nhiều. 1 giấc ngủ trưa chỉ nên kéo dài từ 15-30 phút.
5.3. Chú ý vận động vừa phải
Tiết Đại Thử gây ra nắng nóng trên diện rộng, gây mệt mỏi, hao tổn năng lượng, do đó, những loại vận động, thể dục thể thao thường ngày cũng nên giảm cường độ. Chỉ nên tập các bài nhẹ nhàng, vừa phải như đi bộ, tập yoga,…
Thời gian tập tốt nhất nên vào thời điểm lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Địa điểm tập thoáng mát như công viên. Bên cạnh đó, việc bổ sung đủ nước là điều vô cùng quan trọng nhưng tránh uống nước quá lạnh để phòng các bệnh về dạ dày, tiêu hóa.
5.4. Chú trọng ẩm thực
Vào tiết Đại Thử, hệ tiêu hóa dễ bị ảnh hưởng, gây ra các triệu chứng chướng bụng, chán ăn,… Cổ nhân khuyên rằng trong thời gian này, nên ăn uống thanh đạm, ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm bổ khí, kiện tỳ, sinh tân như dưa chuột, dưa hấu, bí đao, mướp đắng,..
XEM THÊM:
- Tiết Tiểu Mãn là gì? Ý nghĩa và những điều kiêng kỵ cần tránh
- Tiết Mang Chủng là gì? Ý nghĩa và những điều kiêng kỵ cần tránh
Trên đây là những thông tin chi tiết liên quan tới tiết Đại Thử. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc xoay quanh tiết khí này rồi nhé!