Tất tần tật cách vệ sinh cọ trang điểm đơn giản tại nhà

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Hẳn bất cứ tín đồ làm đẹp nào cũng biết rằng cần thường xuyên vệ sinh cọ trang điểm vì nó là vật tiếp xúc trực tiếp với da mặt và dễ chứa nhiều bụi bẩn. Vậy cách vệ sinh cọ trang điểm như thế nào là đúng? Trong quá trình làm sạch cần lưu ý những gì? Bài viết sau đây của Vua Nệm sẽ giải đáp tần tật tật những thông tin cho bạn!

1. Lý do bạn nên làm sạch cọ trang điểm?

1.1. Giữ cho da không kích ứng

Trong quá trình trang điểm, làn da của bạn sẽ trở nên cực kỳ nhạy cảm và dễ bị những loại bụi bẩn làm kích ứng. Cũng trong thời gian này, bụi bẩn dễ dàng xâm nhập vào lỗ chân lông và gây nên những tình trạng như nổi ban, mẩn ngứa, bít tắc lỗ chân lông,… Vì vậy, làm sạch cọ là biện pháp để bảo vệ cho làn da xuyên suốt quá trình trang điểm bởi lẽ nó là vật tiếp xúc nhiều nhất với bề mặt da.

1.2. Tránh vi khuẩn sinh sôi

Phấn hay cushion tích tụ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bụi bặm bám vào lông cọ và giúp vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Trong trường hợp không vệ sinh cọ thường xuyên, bạn sẽ vô tình làm hộp phấn hay những dụng cụ trang điểm khác bị nhiễm bẩn theo. Việc đồ trang điểm không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến làn da bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng. 

vệ sinh cọ trang điểm
Cọ trang điểm để lâu ngày không vệ sinh là nơi sinh sôi lý tưởng của vi khuẩn

1.3. Giảm nổi mụn, tắc lỗ chân lông

Sử dụng cọ trang điểm thường xuyên sẽ khiến nó thu thập nhiều cặn trang điểm, bụi bẩn hay dầu từ da cũng như vi trùng ở nơi bạn bảo quản nó. Nếu không nắm vững cách vệ sinh cọ trang điểm, những tạp chất đọng lại trên đó sẽ khiến da bị tắc nghẽn, thậm chí là tắc nghẽn lỗ chân lông – tác nhân của mụn trứng cá và viêm da. 

1.4. Bảo quản cọ lâu hơn

Một nguyên nhân khác là cọ trang điểm khi không được làm sạch cẩn thận thì sẽ bị giảm tuổi thọ. Việc liên tục thay mới cọ trang điểm sẽ đem lại nhiều tổn thất về thời gian lẫn kinh tế. 

1.5. Giúp lớp makeup lung linh hơn

Khi được vệ sinh sạch sẽ, phần lông của cộ sẽ trở nên tơi và bông hơn. Từ đó, khả năng bám dính phấn hay mỹ phẩm trên lông cọ sẽ tốt hơn khiến lớp trang điểm được dày dặn, đều màu. Một lớp trang điểm sắc nét, cẩn thận sẽ khiến bạn tự tin hơn, có đúng không?

cọ trang điểm mới mua có cần vệ sinh
Cọ trang điểm sạch sẽ giúp lớp make – up dày dặn, đều màu hơn

2. Bao lâu nên vệ sinh cọ makeup một lần?

Nhiều chuyên gia trang điểm khuyên rằng việc vệ sinh cọ trang điểm nên diễn ra khoảng sau 7 – 10 ngày sử dụng. Nếu bạn thường xuyên makeup hay sử dụng cọ liên tục thì thời gian 1 tuần/lần là hoàn toàn hợp lý. Còn nếu bạn sử dụng không quá thường xuyên thì ít nhất 2 lần/tháng, bạn phải làm sạch cọ định kỳ để an toàn cho da.

bao lâu nên vệ sinh cọ trang điểm
Vệ sinh cọ trang điểm 1 tuần/lần nếu sử dụng thường xuyên

3. Cách vệ sinh cọ trang điểm hiệu quả tại nhà

3.1. Bước 1: Làm ướt đầu cọ bằng nước ấm

Trước khi làm sạch, hãy dùng nước ấm để làm ướt đầu cọ. Đối với thao tác ngâm cọ, bạn chỉ nên ngâm phần lông. Đảm bảo sao cho nước không dính vào phần thân làm mất đi độ kết dính của lớp keo tại đây. 

3.2. Bước 2: Vệ sinh đầu cọ 

Lấy dung dịch vệ sinh cọ mà bạn đã chọn pha vào trong nước ấm rồi dùng dung dịch này để vệ sinh đầu cọ cẩn thận, kỹ càng. Tuyệt đối không vò mạnh phần đầu cọ vì có thể khiến phần lông bị rụng hoặc khoảng cách giữa các khe hở quá thưa. 

vệ sinh cọ trang điểm đúng cách
Dùng dung dịch để vệ sinh đầu cọ kỹ càng

3.3. Bước 3: Ngâm cọ để sạch sâu

Tiếp theo, bạn tiếp tục ngâm cọ trang điểm trong dung dịch vệ sinh trong vòng 3 – 5 phút để những chất bẩn ở đầu cọ bị đẩy ra. Đây được đánh giá là một trong những mẹo vệ sinh cọ không tốn nhiều công sức, thời gian mà vẫn đảm bảo chất lượng.

Trước khi lấy cọ ra từ dung dịch, bạn hãy xoay đi xoay lại cọ trong nước để những chất bẩn theo đó bị đánh bật ra ngoài mà không bám lại vào lông cọ.

3.4. Bước 4: Xả sạch đầu cọ bằng cách dùng nước ấm

Khi đã lấy cọ ra khỏi dung dịch, bạn hãy tiếp tục xả sạch đầu cọ dưới vòi nước ấm. Tuy nhiên, không làm thân cọ ngấm nước nhiều lần vì có thể khiến phần keo kết dính bị hở ra.

3.5. Bước 5: Làm khô cọ bằng khăn bông

Sau khi vệ sinh, hãy thấm khô cọ bằng khăn bông để tránh bụi bẩn bám vào. Khăn bông được biết đến là chất liệu có khả năng thấm hút cực tốt, hút hết lượng nước dư thừa ở cọ và mang đến sự khô ráo, sạch sẽ.

cách làm vệ sinh cọ trang điểm
Làm khô cọ để bụi bẩn không bám vào

3.6. Bước 6: Điều chỉnh hình dạng đầu cọ

Khi ngấm nước quá lâu trong dung dịch, nó sẽ có xu hướng tạo hình theo form dáng. Vậy nên khi đã làm sạch xong, bạn cần phải tạo hình lại theo form chuẩn để còn tiếp tục sử dụng. Lưu ý, điều chỉnh đầu cọ thẳng đứng, không cong lệch, dùng ngón tay kéo phần lông cọ cho thẳng để chuẩn form dáng ban đầu. 

3.7. Bước 7: Hong khô cọ

Để tình trạng đọng nước hay ẩm mốc không xảy ra, hong khô cọ là công đoạn cần được đặc biệt chú trọng. Hong khô bằng ánh sáng tự nhiên đồng thời vuốt đầu cọ theo chiều ngang, xếp ngay ngắn hoặc đặt cọ đứng trong cốc.

4. Trong cách vệ sinh cọ trang điểm cần lưu ý gì

4.1. Chọn dung dịch rửa cọ phù hợp

Nước rửa cọ phù hợp sẽ quyết định cọ trang điểm của bạn có được làm sạch hoàn toàn hay không. Tốt nhất, bạn nên lựa chọn chất làm sạch chuyên dụng hoặc những dung dịch có đặc tính tẩy rửa nhẹ, an toàn cho da. 

vệ sinh chổi cọ trang điểm
Chọn nước rửa cọ chuyên dụng hoặc chứa thành phần an toàn cho da là bước không bỏ qua trong cách vệ sinh cọ trang điểm

4.2. Không làm khô cọ bằng máy sấy

Nhiệt độ của máy sấy tương đối cao có thể làm hỏng phần thân cọ. Vốn dĩ cấu trúc lông cọ yếu hơn tóc thường nên dùng máy sấy lúc này không phải là giải pháp khả thi. 

4.3. Không sử dụng sản phẩm có tính tẩy mạnh

Trong cách vệ sinh cọ trang điểm, bạn tuyệt đối tránh những dung dịch có hoạt chất tẩy rửa mạnh vì không những không làm sạch hoàn toàn mà còn làm hỏng đầu cọ. Những dung dịch này bao gồm: Bột giặt, dầu giấm, nước rửa chén có tính tẩy mạnh, sản phẩm tẩy tế bào chết,…

4.4. Mua máy vệ sinh cọ

Để tiết kiệm thời gian cũng như tối ưu hiệu quả làm sạch, việc đầu tư máy vệ sinh cọ trang điểm đảm bảo không khiến bạn phải thất vọng. Chúng sẽ giúp cọ được làm sạch tuyệt đối với thao tác thực hiện còn đơn giản hơn rất nhiều lần!

4.5. Không để cọ dựng đứng khi phơi

Một trong những tác nhân khiến cọ trang điểm bị mục cán, rỉ sét là do bạn có thói quen dựng cọ thẳng đứng khi phơi khô. Phần nước còn đọng cái ở lông sẽ ngấm dần vào thân và kim loại gây nên mục rỉ. Lâu ngày, cọ trang điểm sẽ bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng và không tránh khỏi nguy cơ kích ứng da.

hướng dẫn vệ sinh cọ trang điểm
Đặt cọ thẳng đứng sẽ khiến nước chảy ngược lại thân cọ gây mục gỉ là lưu ý bạn không nên bỏ qua trong cách vệ sinh cọ trang điểm

>> Xem thêm:

Trên đây là hướng dẫn cách vệ sinh cọ trang điểm cực kỳ hữu ích với những tín đồ say mê làm đẹp. Qua bài viết, Vua Nệm khuyên độc giả nên thường xuyên làm sạch cọ trang điểm của mình, tránh tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công vào làn da nhé!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM