Cách chăm sóc trẻ khi thời tiết giao mùa để con luôn khỏe mạnh

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Sale Tết - Tặng Hết

Trong thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường khiến các loại virus, vi khuẩn có hại phát triển mạnh mẽ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bé. Để giúp con khỏe mạnh, bố mẹ nên học cách chăm sóc trẻ khi thời tiết giao mùa đơn giản mà hiệu quả được chuyên gia sức khỏe hướng dẫn dưới đây.

1. Một số bệnh thường gặp ở trẻ khi giao mùa và cách chăm sóc bé

1.1. Cảm cúm

Cảm cúm là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ, khi con bị bệnh có thể bị sốt, đau họng, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân.

Cách phòng tránh:

  • Khi thời tiết thay đổi cần giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là các vị trí quan trọng như chân, tay, ngực, cổ và đầu.
  • Hạn chế cho con ăn kem, ăn đồ lạnh, cho trẻ uống nước ấm.
  • Tăng cường bổ sung dinh dưỡng, vitamin C để giúp trẻ tăng sức đề kháng. Đối với những trẻ trên 6 tháng tuổi, ba mẹ có thể tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm một lần.
  • Hạn chế cho bé vui chơi ngoài trời và tránh tiếp xúc với những người có biểu hiện bị cúm.
trẻ rất dễ bị cảm cúm vào thời tiết giao mùa
Cảm cúm là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ, khi con bị bệnh có thể bị sốt, đau họng…

1.2. Viêm đường hô hấp

Thời tiết chuyển mùa là thời điểm lý tưởng để virus tấn công và phá vỡ hệ thống miễn dịch của trẻ, khiến các bé dễ bị viêm phế quản, viêm đường hô hấp hoặc viêm phổi. Bệnh có thể lây qua nước bọt, đường miệng, tiếp xúc tay và đồ dùng ăn uống. Khi mắc bệnh, trẻ có thể sốt cao đột ngột, lạnh toàn thân, đau họng, ho, mệt mỏi, tiêu chảy nhẹ…

Để phòng tránh, nên nên rửa tay thường xuyên cho bé bằng xà phòng. Giữ ấm cho trẻ và hạn chế đưa con đến nơi đông người, khi ra đường cần đeo khẩu trang và tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. 

1.3. Sốt phát ban

Tình trạng sốt phát ban thường gây ra bởi vi rút Rubella hoặc sởi. Khi mắc bệnh, trẻ thường đau đầu, đau họng, sổ mũi, mệt mỏi, viêm kết mạc mắt, niêm mạc vòm họng… ở vị trí hai bên cổ hoặc sau tai sẽ có hạch và sưng to, bị đau, trên mặt  xuất hiện những nốt đỏ nhỏ li ti rồi lan ra toàn thân. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ bị sốt, nổi ban đỏ khắp người, nhiều nhất ở thân và tứ chi.

Để phòng tránh, bố mẹ nên tiêm phòng Sởi và Rubella cho trẻ theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

1.4. Viêm tai

Trong thời tiết giao mùa, bé rất dễ gặp phải tình trạng viêm tai. Khi bị bệnh này, con sẽ cảm thấy khó nghe, đau tai, chảy dịch ở tai, sốt cao, thậm chí là buồn nôn. Cách chăm sóc trẻ khi thời tiết giao mùa, giảm khả năng mắc viêm tai đó là:

  • Bố bé cần giữ ấm cho trẻ, tránh xa khói thuốc lá hoặc môi trường bị ô nhiễm. 
  • Khi bú bình, bố mẹ cần đặt trẻ ngồi cao, đồng thời không cho con ngậm bình sữa khi ngủ để tránh tình trạng sữa chảy vào tai.
  • Bố mẹ cần đặc biệt giữ vệ sinh cho bé, đặc biệt là mũi, họng, bàn tay. Nếu tai bị dính nước, bố mẹ nên dùng tăm bông thấm sạch hoặc dùng nước muối sinh lý vệ sinh tai, mũi cho bé, sau đó làm khô tai để tránh viêm nhiễm. 
Trong thời tiết giao mùa, bé rất dễ gặp phải tình trạng viêm tai
Trong thời tiết giao mùa, bé rất dễ gặp phải tình trạng viêm tai

1.5. Viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là tình trạng tích tụ chất nhầy rong đường dẫn khí phổi nhỏ nhất. Nguyên nhân gây ra bệnh là một loại virus phát triển vào mùa đông thường tấn công những trẻ dưới hai tuổi. Bệnh này thường lây qua dịch mũi và họng của người mang vi rút. 

Khi mắc bệnh, con thường ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao, một số dấu hiệu trầm trọng hơn như khó thở, bú ít, tím tái,… thì bố mẹ cần cho trẻ nhập viện để điều trị kịp thời.

Để phòng tránh viêm tiểu phế quản, bố mẹ có thể:

  • Không hôn bé, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi chạm vào trẻ.
  • Nếu con bị sổ mũi thì nên rửa mũi bằng dung dịch sinh lý và hút mũi cho con để ngăn virus tấn công xuống khí phế quản.
  • Không nên cho trẻ dùng chung đồ dùng với trẻ khác và tiếp xúc với những người đang sổ mũi.

1.6. Sốt xuất huyết

Căn bệnh này do muỗi truyền và xảy ra quanh năm. Khi bị sốt xuất huyết, trẻ thường sốt cao trong 2 – 4 ngày, thậm chí là đi tiểu ra máu, xuất huyết dưới da, ở niêm mạc miệng,… Khi thấy những dấu hiệu này, bố mẹ nên đưa con tới cơ sở y tế chuyên môn để khám và điều trị kịp thời, tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Khi bị sốt xuất huyết, trẻ thường sốt cao trong 2 - 4 ngày và thậm chí là đi tiểu ra máu
Khi bị sốt xuất huyết, trẻ thường sốt cao trong 2 – 4 ngày và thậm chí là đi tiểu ra máu

Cách chăm sóc trẻ khi thời tiết giao mùa tránh sốt xuất huyết:

  • Khi ngủ nên cho bé mặc quần áo dài tay cả ban đêm lẫn ban ngày, thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra bên ngoài.
  • Không gian ngủ cần đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, không ẩm thấp.
  • Đậy kín bể chứa nước, lu, vại,… không tạo nơi để muỗi đẻ loăng quăng, hoặc có thể thả cá 7 màu để diệt bọ gậy.
  • Có thể dùng thuốc diệt muỗi để phun tại không gian sống.

1.7. Bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu có nguyên nhân từ vi rút Varicella Zoster (VZV). Biểu hiện khi trẻ mắc bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện sau 10 – 21 ngày. Những ngày đầu, con có thể bị sốt, đau đầu, có những nốt hồng ban, phỏng nước, sau khoảng 2 – 3 ngày mụn có thể đóng vẩy.

Cách phòng tránh thủy đậu cho bé tốt nhất là tiêm vắc xin thủy đậu:

  • Trẻ từ 12 – 18 tháng tuổi tiêm 1 lần.
  • Trẻ từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa bị thuỷ đậu cũng tiêm 1 lần.
  • Trẻ trên 13 tuổi và người lớn chưa bị thủy đậu nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 1 – 2 tháng.
Những ngày đầu bị thủy đậu, con có thể bị sốt, đau đầu, xuất hiện những nốt hồng ban
Những ngày đầu bị thủy đậu, con có thể bị sốt, đau đầu, xuất hiện những nốt hồng ban

2. Những nguyên tắc không thể quên để chăm sóc trẻ khi thời tiết giao mùa

Nguyên tắc 1: Chú ý đến chế độ ăn uống giúp trẻ tăng sức đề kháng

Trong thời điểm giao mùa, bố mẹ cần đảm bảo bữa ăn dinh dưỡng dành cho trẻ, chú ý cân bằng đạm, cá vi chất, bổ sung kẽmsắt (có nhiều trong bò, cá, trứng, hải sản…). Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần bổ sung cho con rau củ quả như: cam, cà chua, cà rốt… để bổ sung vitamin A, vitamin B, vitamin C góp phần tăng cường hệ miễn dịch.

Nguyên tắc 2: Đảm bảo sinh hoạt khoa học trong thời tiết giao mùa

Để hạn chế bé mắc bệnh, bố mẹ cần giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vào ban đêm, chú ý phần cổ, tay, chân. Hơn nữa, bố mẹ cũng cần chú ý vệ sinh cá nhân cho trẻ như cắt móng tay chân cho trẻ, vệ sinh tay cho trẻ bằng xà phòng thường xuyên, sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng. Bên cạnh đó, bố mẹ nên cho con ngủ đủ giấc, từ 9 – 12 tiếng tùy theo độ tuổi và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với động vật để tránh bị ho hoặc hen suyễn.

Để hạn chế mắc bệnh, bố mẹ cần giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vào ban đêm, chú ý phần cổ, tay, chân
Để hạn chế mắc bệnh, bố mẹ cần giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vào ban đêm, chú ý phần cổ, tay, chân

Nguyên tắc 3: Nếu bị bệnh cần chăm sóc trẻ đúng cách

Khi con có một số biểu hiện như sốt, ho, nôn ói… bố mẹ cần thăm khám cho con và chăm sóc đúng cách. Khi con sốt, bố mẹ cho con mặc đồ thoáng mát, uống nhiều nước… Nếu trẻ ho, bố mẹ nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng cho trẻ.

Nguyên tắc 4: Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo Bộ Y Tế

Tiêm phòng là điều vô cùng quan trọng để giúp con chống lại bệnh tật, vậy nên bố mẹ nên cho trẻ tiêm phòng theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Trên đây là những cách chăm sóc trẻ khi thời tiết giao mùa cơ bản mà Vua Nệm đã tổng hợp từ ý kiến chuyên gia, giúp con khỏe mạnh và phát triển tốt hơn. Đừng quên xem thêm các bài viết cùng chuyên mục của Vua Nệm để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM