Thất tình có lẽ là cảm giác mà đa số chúng ta đều phải trải qua ít nhất một lần. Tuy nhiên, bản chất thực sự của thất tình là gì? Tại sao trạng thái này lại ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của chúng ta nhiều như vậy? Bài viết của Vua Nệm sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc cũng như cung cấp một số bí kíp hiệu quả giúp bạn ‘sống sót’ qua cơn thất tình mà ai cũng muốn né tránh.
Nội Dung Chính
1. Thất tình là gì?
Theo định nghĩa của Wikipedia, thất tình được hiểu là trạng thái một chiều trong mối quan hệ tình cảm, thể hiện bằng việc một người không đáp lại hoặc chối từ những cảm xúc của đối phương. Quá trình này có thể biểu hiện dưới dạng thức công khai hoặc do những người trong cuộc ngầm hiểu với nhau. Một số trường hợp tiêu biểu giúp bạn hiểu thất tình là gì bao gồm:
– Một người tỏ tình với người mình thích nhưng bị người ấy khước từ và không dành tình cảm
– Một người đang yêu đơn phương một người thì phát hiện ra rằng đối phương đang/mới có người yêu
– Hai người từng yêu nhau và đã chia tay, tuy nhiên một trong hai còn tình cảm với đối phương dù mối quan hệ không thể hàn gắn
Nhìn chung, sự đau khổ chính là đặc điểm quan trọng và cơ bản nhất của một cơn thất tình. Những tác động mà sự đổ vỡ này gây ra đối với tâm lý của một người có thể kéo dài trong thời gian dài và với mức độ rất nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu còn cho thấy những thay đổi về tinh thần ở người thất tình còn kéo theo những vấn đề thể chất nguy hiểm, đe dọa đời sống thường nhật của bất kỳ ai trong số chúng ta.
2. Biểu hiện của thất tình
Có thể nói, thất tình là một trạng thái không mong đợi, nhất là khi chúng ta bắt đầu có cảm tình với ai đó. Đây cũng chính là nguồn cơn trực tiếp dẫn đến những trạng thái cảm xúc tiêu cực, trong đó chúng lần lượt được biểu hiện qua nhiều cung bậc khác nhau. Thông thường thì bên dành tình cảm nhiều hơn hoặc ở trạng thái bị động trong mối quan hệ (đa phần là phái nữ) sẽ là phía chịu tác động nghiêm trọng hơn cả.
Một số biểu hiện tiêu biểu của thất tình thường gặp nhất là:
– Khóc: điều này thường gặp hơn ở phái nữ, tuy nhiên nam giới cũng không phải là ngoại lệ. Khi thất tình, chúng ta thường có xu hướng nhớ lại những lời hứa hẹn, kỷ niệm, ký ức,… từng có với đối phương, do đó dễ cảm thấy nhung nhớ, tiếc nuối, phẫn nộ,… Do đó, khóc được xem là một cách giải tỏa phổ biến mà những người thất tình thường sử dụng
– Mất tập trung: việc dành quá nhiều thời gian để nhìn lại chuyện tình cảm vừa qua khiến cho những người đang thất tình khó lòng tập trung vào những khía cạnh khác của cuộc sống, đặc biệt là học tập và công việc
– Mệt mỏi, uể oải, không có động lực: khi thất tình, chúng ta thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, lờ đờ, uể oải và không có động lực để làm bất cứ điều gì. Nguyên nhân là bởi cơ thể ta đang đứng trước một cú sốc lớn, khi một người mà ta dành tình cảm hoặc đã từng gắn bó đột nhiên rời khỏi cuộc sống của chúng ta. Cũng vì vậy nên ta dễ rơi vào trạng thái không biết phải làm gì tiếp theo, cạn kiệt năng lượng và muốn mặc kệ tất cả
– Cảm xúc, tính tình thất thường và khó kiểm soát: sau khi chia tay hoặc kết thúc một mối quan hệ tình cảm, những người bị thất tình thường khó kiểm soát cảm xúc của mình. Bởi lẽ lúc này họ phải lần lượt trải qua những giai đoạn cảm xúc rất phức tạp, có thể đi từ phẫn nộ, nhung nhớ, tiếc nuối đến chấp nhận. Bạn cần biết rằng việc này là hết sức bình thường, bởi không phải ai cũng có khả năng ‘ổn định’ hay ‘tỉnh táo’ khi đứng trước một sự thay đổi lớn lao trong cuộc sống
– Mất ngủ: một trong những biểu hiện phổ biến nhất thường gặp ở người thất tình chính là mất ngủ, khó ngủ sâu giấc, thường xuyên trằn trọc dẫn đến chất lượng giấc ngủ bị suy giảm đáng kể. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần và còn gây nên những hệ lụy khác về thể chất như đã phân tích ở trên
>>>Đọc ngay: Cách vượt qua giai đoạn chia tay giúp bạn sớm lấy lại niềm vui
3. Ảnh hưởng của thất tình lên đời sống
Sau khi hiểu được thất tình là gì và biểu hiện của nó, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về những ảnh hưởng của thất tình lên đời sống ở nhiều phương diện khác nhau.
3.1 Tác động tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe tinh thần
Có thể nói, thất tình là một trạng thái nguy hiểm, có khả năng tác động tiêu cực đến tâm lý cũng như sức khỏe tinh thần của người trong cuộc. Việc bị đối phương từ chối hoặc phớt lờ tình cảm dễ gây ra những chấn thương hoặc bệnh tâm lý nghiêm trọng, điển hình là rối loạn lo âu và trầm cảm. Tỉ lệ này ở nữ giới thường cao hơn, đặc biệt là với những người còn nhỏ tuổi, tâm lý yếu và dễ suy sụp hơn.
>>>Xem thêm: 10+ cách chia tay người yêu trong yên bình tốt nhất
3.2 Gây nên những rối loạn và bệnh thể chất nguy hiểm
Thông thường, chúng ta chỉ nhận diện những tác động tức thời của thất tình lên cơ thể như mệt mỏi, mất năng lượng,… Tuy nhiên, ít ai biết rằng nếu kéo dài, tình trạng này còn tiềm ẩn nhiều nguy hại nghiêm trọng về thể chất cho người bị tổn thương. Cụ thể:
– Tăng nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày và hệ tiêu hóa
– Nổi mụn nhọt, nóng trong người, suy nhược cơ thể
– Rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ và tăng/sụt cân mất kiểm soát
– Đau đầu (cấp tính hoặc mãn tính)
– Ảnh hưởng đến hoạt động của tim mạch, gây rối loạn nhịp tim,…
3.3 Ảnh hưởng xấu đến công việc và suy giảm chất lượng cuộc sống
Việc chìm đắm trong cảm giác đau khổ, nhung nhớ, buồn bã ngày qua ngày dễ khiến những người thất tình rơi vào trạng thái sa sút tinh thần và trí lực trầm trọng. Lúc này, họ dễ ‘thả trôi’ bản thân vào những dòng xoáy của cảm xúc tiêu cực, tạo dựng một cái nhìn bi quan về tình hình thực tế cũng như tương lai phía trước.
Chính những yếu tố này sẽ khiến chất lượng cuộc sống nói chung không được đảm bảo, làm cho người thất tình càng trở nên mất niềm tin vào bản thân và tiếp tục rơi vào vòng xoáy kiệt sức. Đồng thời, đời sống cá nhân thiếu ổn định cũng là một nhân tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng học tập, công việc. Khi đó, nguồn lực tài chính mà họ thu được cũng có nguy cơ bị đe dọa đáng kể.
Khi trải qua một cơn thất tình nghiêm trọng và bị tổn thương sâu sắc, người ta thường có xu hướng tự cô lập bản thân, không cho mình cơ hội để gặp gỡ hay tiếp xúc với những người khác. Một số người khác lại chọn cách biểu lộ thái độ khó chịu, luôn cau có giận dữ để bảo vệ bản thân. Nghiêm trọng hơn cả, có người còn tìm đến các biện pháp trả đũa cực đoan, gây hại đến bản thân hoặc đối phương chỉ vì không được đáp lại tình cảm.
4. Bí kíp sống sót qua trạng thái thất tình
Vượt qua trạng thái thất tình không phải là việc dễ dàng có thể làm được trong một sớm một chiều. Hay nói cách khác, điều này đòi hỏi rất nhiều quyết tâm và nỗ lực của người trong cuộc. Một số bí kíp giúp bạn ‘sống sót’ qua cơn thất tình đỉnh điểm chính là:
– Xác định vấn đề và tình trạng hiện tại của bản thân: hãy nhìn lại toàn bộ vấn đề, xem xét và phân tích tình trạng của mối quan hệ một cách khách quan nhất. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra bản thân mình đang như thế nào, từ đó đề ra những chiến lược đối phó hiệu quả nhất
– Cho bản thân thời gian để thư giãn và sắp xếp lại cuộc sống: trong giai đoạn này, bạn đừng nên nôn nóng hay vội vàng mà hãy ngồi lại, chủ động dành thời gian chữa lành cho bản thân. Bạn có thể bắt đầu từ những việc đơn giản nhất như dọn dẹp lại nhà cửa, nấu một bữa ăn, nghe nhạc, đọc sách hoặc thực hiện một sở thích nào đó mà thời gian qua đã bỏ bê.
– Thay đổi trọng tâm cuộc sống: thay vì tập trung vào đối phương và những gì đã xảy ra, điều tốt hơn bạn nên làm chính là thay đổi góc nhìn, hướng mình đến những mục tiêu khác. Hãy tập trung thực hiện những dự định, kế hoạch mà bạn đã luôn ấp ủ hoặc tham gia những khóa học, chủ động phát triển bản thân bằng cách bổ sung thêm kiến thức
– Thiết lập những mối quan hệ lành mạnh mới: sau khi ổn định hơn, đừng ngần ngại bước ra khỏi vùng sợ hãi để bắt đầu những mối quan hệ mới lành mạnh hơn. Chí ít thì bạn hãy dành thời gian cho gia đình và những người bạn thân thiết thay vì ngồi yên một chỗ gặm nhấm nỗi đau một mình nhé!
Từ góc độ tổng quan, có thể xem thất tình chính là một bài học về tình cảm mà một khi vượt qua được, chắc chắn bạn sẽ trở nên bản lĩnh và vững vàng hơn. Mong rằng bài viết của Vua Nệm về chủ đề thất tình là gì sẽ giúp bạn có cái nhìn tích cực hơn, qua đó nắm được những chiến lược đúng đắn và không để bản thân đi sai hướng.
>>Đọc thêm: