Xà lơ là gì? Ăn nói xà lơ là gì? Nguồn gốc câu “ăn nói xà lơ”

CẬP NHẬT 04/08/2023 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Xà lơ hay Ăn nói xà lơ là 1 trend Tiktok khá viral, xuất hiện ở rất nhiều video và bình luận của người dùng hiện nay. Thế nhưng, bạn đã hiểu chính xác ý nghĩa cũng như nguồn gốc của câu nói này hay chưa? Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu xà lơ là gì? Ăn nói xà lơ là gì ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Xà lơ là gì? Ăn nói xà lơ là gì?

Xà lơ hay Sà lơ, có cách phát âm đúng là Sai lơ, là một phương ngữ địa phương, chuyên dùng để ám chỉ những người đang nói gì đó sai hoàn toàn, không có giá trị. Do đó,  ăn nói xà lơ là cách nói trại âm của từ Sai lơ.

Vậy ăn nói xà lơ là gì? Cụm từ này được dùng để ám chỉ những người không tập trung hoàn toàn vào những gì mà bản thân chuẩn bị nói ra. Họ cũng không tìm hiểu kỹ vấn đề mà đã nhanh miệng, bộp chộp, khiến cho những lời mà bản thân phát ngôn ra sai hoàn toàn, gây ra khó chịu cho người đối diện.

Dẫu vậy, nhiều người cho rằng, ăn nói xà lơ là một cụm từ biến thể không chuẩn mực và cũng không tuân theo bất kỳ ngữ pháp tiếng Việt nào. Cho dù vậy, các đọc từ “sai lơ” (từ đúng) thành “xà lơ” đã giúp cho cụm từ này thêm phần vui nhộn và thú vị, biến chúng trở thành 1 phần trong ngôn ngữ giao tiếp của giới trẻ, nhất là gen Z hiện nay.

xà lơ
Xà lơ ám chỉ những người ăn nói bộp chộp, không suy nghĩ

2. Từ “ăn nói xà lơ” xuất phát từ đâu?

Ăn nói xà lơ nhanh chóng trở thành 1 hot trend cực kỳ viral nhờ vào một đoạn clip livestream bán hàng trên Tiktok. Khi người con gái của chủ clip livestream bất ngờ xuất hiện và đã nói ra những lời không hay thì người phụ nữ đã ngay lập tức chấn chỉnh bằng câu nói  “Ăn nói xà lơ! Sao con nói dị!?” với giọng điệu hài hước.

Chỉ với 1 đoạn clip ngắn như vậy nhưng câu nói ăn nói xà lơ bất ngờ trending trên nền tảng này trong 1 thời gian khá dài. Ngày nay, câu nói này không chỉ phổ biến trên mạng xã hội mà còn được giới trẻ dùng phổ biến trong giao tiếp hàng ngày.

3. Hướng dẫn cách giao tiếp để không xà lơ

Trong giao tiếp hằng ngày, việc bạn liên tục ăn nói xà lơ sẽ gây ra khó chịu và làm cho người xung quanh mất cảm tình. Dưới đây, sẽ là những cách giao tiếp để không xà lơ mà bạn có thể áp dụng:

3.1. Biết được cách lắng nghe

Để trả lời cho câu hỏi cách giao tiếp không xà lơ là gì, trước hết bạn phải biết lắng nghe. Lắng nghe luôn là một kỹ năng giao tiếp quan trọng mà bất kỳ người nào cũng nên học. Lắng nghe không chỉ giúp bạn nắm được trọng tâm của câu chuyện mà còn thể hiện được sự tôn trọng đối với đối phương. Từ đó, tránh cho bạn gặp phải trường hợp đôi bên không hiểu nhau, “ông nói 1 đằng, bà nói 1 nẻo”.

Đặc biệt, lắng nghe còn giúp mọi người cởi mở hơn trong câu chuyện mỗi khi chia sẻ. Có được kỹ năng này còn giúp bạn ghi điểm tuyệt đối trong mắt những người xung quanh.

3.2. Nói đúng trọng tâm và không vòng vo

Khi được hỏi gì đó, hãy cố gắng trả lời đúng vấn đề, một cách thẳng thắn, không nên nói vòng vo, khó hiểu để tránh làm người nghe không thể nắm bắt được trọng tâm câu chuyện. Nếu không thể trả lời ngay lập tức, thì bạn hoàn toàn có thể dừng 1 vài giây để suy nghĩ trước đáp án. Việc suy nghĩ trước câu trả lời sẽ giúp bạn trả lời chính xác và làm chủ hoàn toàn câu chuyện.

ăn nói xà lơ
Nói chuyện thẳng thắn, đúng trọng tâm vấn đề

3.3. Nói chuyện rõ ràng, rành mạch

Nói chuyện rõ ràng, rành mạch sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân một cách đáng kể, và tránh tình trạng ăn nói xà lơ. Tóm lại, việc bạn cần làm đó là suy nghĩ cẩn thận mỗi khi nói hay phát biểu trước một vấn đề nào đó. Điều này sẽ giúp làm tăng tính thuyết phục cho lời nói của bạn cực kỳ hiệu quả đấy. 

3.4. Không nên nói chuyện ậm ừ 

Trong khi trả lời hay phát biểu, việc xuất hiện những câu nói ậm ừ quá nhiều sẽ khiến cho lời nói của bạn mất trọng lượng. Đồng thời, điều này còn phản ánh rằng bạn đang hồi hộp và căng thẳng quá mức. Đặc biệt, nếu xuất hiện trong bài thuyết trình hay các buổi diễn thuyết thì sẽ làm cho bạn mất điểm một cách nghiêm trọng.

Về cơ bản thì những câu nói ậm ừ chỉ thể hiện bạn là người thiếu chuyên nghiệp. Đây chính là lý do mà trước khi phát biểu, bạn cần suy nghĩ thận trọng, để không phải gặp trường hợp khó xử trên. Trong một cuộc nói chuyện, việc bạn ăn nói rành mạch, rõ ràng còn giúp tiếp thêm cho bạn sự tự tin và gia tăng tính thuyết phục người xung quanh hơn.

3.5. Hiểu được giá trị nụ cười

Một bí quyết khác để không ăn nói xà lơ là gì? Bí quyết được đề cập đến ở đây chính là nụ cười. Nó thể hiện sự tự tin, truyền đạt năng lượng và khiến lời nói của bạn tăng thêm tính thuyết phục. Mặt khác, hành động này cũng thể hiện bạn là một người thân thiện, cởi mở, từ đó đối phương sẽ lắng nghe bạn một cách mở lòng hơn. Vì thế, khi đối thoại với người khác, một nụ cười tuy không mất tiền nhưng lại khiến cuộc giao tiếp trở nên có ấn tượng hơn đấy!

cách tránh ăn nói xà lơ
Nụ cười sẽ khiến cuộc trò chuyện trở nên ấn tượng

3.6. Giao tiếp bằng ánh mắt

Người ta vẫn thường nói “Đôi mắt chính là cửa sổ của tâm hồn”. Do đó, bên cạnh lời nói thì giao tiếp bằng mắt cũng là một kỹ năng cực kỳ quan trọng. Nhiều người còn tìn rằng miệng vẫn có thể nói dối được trong khi mắt thì không. Vì thế, việc bạn thường xuyên tránh né ánh mắt của người đối diện sẽ khiến họ nghĩ rằng mình đang ăn nói xà lơ. Điều này dẫn đến lời nói của bạn cũng giảm đi phần nào trọng lượng đối với họ.

Có thể thấy, việc trau dồi kỹ năng giao tiếp bằng ánh mắt là vô cùng quan trọng. Trong cuộc trò chuyện, bạn hãy cố gắng nhìn thẳng vào mắt của đối phương. Hành động này thể hiện bạn đang khá tự tin và nghiêm túc trong lời nói của mình. Tuy nhiên, tránh việc nhìn chằm chằm vào họ trong thời gian quá lâu vì sẽ khiến họ mất tự nhiên.

3.7. Dùng ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể là một trong số những kỹ năng giao tiếp được chú trọng nhiều nhất. Minh chứng cụ thể là nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng 90% con người dùng đến giao tiếp phi ngôn ngữ trong cuộc hội thoại. Điều này không chỉ giúp bạn tự tin hơn mà còn tác động lớn đến người nghe khiến họ tập trung vào chủ đề mà bạn đang đề cập. 

cách giảm ăn nói xà lơ
Ngôn ngữ cơ thể giúp lời nói của bạn có “trọng lượng” hơn

3.8. Tạo sự thân mật

Một cuộc trò chuyện có tương tác qua lại sẽ khiến cả hai trở nên thoải mái hơn. Bởi lẽ, nó khiến đối phương thuận theo câu chuyện bạn đang kể một cách tự nhiên thay vì bị gượng ép, áp đặt. Lời khuyên cho bạn lúc này là hãy thể hiện sự thân mật với đối phương. Họ sẽ dễ mở lòng với bạn thông qua một nụ cười hay thái độ thân thiện, niềm nở.

3.9. Quan tâm hơn cảm xúc của người khác

Một trong những yếu tố quan trọng để không ăn nói xà lơ chính là nghĩ đến cảm xúc của người khác. Nếu trong một cuộc trò chuyện mà chỉ có bạn hào hứng thì đồng nghĩa với việc bạn đã thất bại. Hãy luôn quan tâm đến đối phương đang nghĩ gì, cụ thể khi họ chăm chú lắng nghe và đáp lời, bạn vẫn có thể tiếp tục câu chuyện của mình. Tuy nhiên nếu họ tỏ ra khá thờ ơ, hãy đề cập đến một chủ đề khác thú vị với họ hơn.

>> Xem thêm:

Bài viết là giải đáp cho thuật ngữ xà lơ là gì cũng như cách giao tiếp như thế nào để không bị đánh giá là “ăn nói xà lơ”. Giao tiếp là kỹ năng cực kỳ quan trọng trong cuộc sống ngày nay, vì thế Vua Nệm hy vọng rằng bạn đọc sẽ nâng cao kỹ năng này để thành công hơn trong mọi cuộc giao tiếp nhé!

Đánh giá post