Thời gian gần đây, thuật ngữ giả trân ngày càng trở nên phổ biến trên mạng xã hội. Vậy giả trân có nghĩa là gì? Những dấu hiệu của một người sống giả trân như thế nào? Nếu bạn cũng tò mò về thuật ngữ này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Vua Nệm nhé!
Nội Dung Chính
1. Giả trân là gì?
Trên thực tế, giả trân là thuật ngữ không hề có trong từ điển tiếng Việt. Dẫu vậy trong thời gian gần đây, khi lên mạng, hoặc tham gia vào các cuộc trò chuyện, chắc chắn bạn sẽ đôi khi nghe thấy những từ như “nhìn giả trân”, “diễn giả trân”,… Bắt đầu từ video clip của Huỳnh Lập và chị Cano Lê Nhân. Trong 1 phân đoạn, Lê Nhân đã dùng từ “giả trân” (không tự nhiên) để “đá xoáy” chiếc mũi giả của Huỳnh Lập. Từ đó, thuật ngữ này dần trở nên viral trên khắp trang mạng xã hội.
Giả trân là sự kết hợp của 2 từ là “giả” và “trân”. Trong đó:
- Giả: sự vật, sự việc không có thật.
- Trân: Trơ trơ, không biết thẹn, không biết xấu hổ, dùng để chỉ 1 sự việc nào đó được phơi bày mà không có bất kỳ che đậy nào.
Tóm lại, giả trân là từ dùng để chỉ những hành động, sự việc,… không có thật, không đáng tin, nhưng vẫn cố tỏ ra là thật, trơ trơ mà không có chút xấu hổ nào.
2. Nguồn gốc của từ giả trân
Ngày nay, cụm từ “giả trân” đã trở thành một trào lưu vô cùng thịnh hành trên các nền tảng mạng xã hội. Điều này khiến không ít người nảy sinh thắc mắc cụm từ này xuất phát từ đâu. Theo như chúng tôi tìm hiểu, “giả trân” thực chất xuất phát từ một video của tài khoản Tik Tok có tên Hà Bang Chủ. Nữ Tiktoker đồng thời là nữ CEO này rất đầu tư vào những video mà mình đăng tải. Tuy nhiên, dàn diễn viên thì lại hoàn toàn không có kỹ năng gì về diễn xuất, nét diễn “cứng đơ” khiến khán giả phải “dở khóc dở cười”.
Cụ thể, nội dung clip nói về một anh chàng shipper vì tắc đường nên đã giao hàng muộn. Tuy nhiên, người khách lại không hề thông cảm cho anh và quyết định bùng hàng. Trong lúc thất vọng trở về, anh bắt gặp một người phụ nữ tầm trung niên đang ngất xỉu bên vệ đường, anh vội vã chạy tới và gọi điện để thông báo cho con gái của cô ta. Bất ngờ thay, người con gái đó lại chính là vị khách vừa nãy bùng hàng anh.
Lúc đầu, cô gái nghi ngờ anh đã giở trò với mẹ của mình nhưng sau khi vỡ lẽ, cô đã tự tát mình và xin lỗi: “Tôi xin lỗi! Tôi vụng về quá!”. Điều đáng nói là diễn xuất của cô vô cùng gượng gạo cùng gương mặt không chút cảm xúc khiến người xem phải kêu trời.
Bên dưới đoạn clip có hơn 5 triệu view này, một tài khoản đã nhận xét bằng cụm từ “giả trân”. Kể từ đó, cụm từ này bắt đầu trở nên phổ biến khắp nền tảng mạng xã hội dưới nhiều phiên bản cực kỳ hài hước.
3. Dấu hiệu nhận biết một người có giả trân không
Trong thực tế khắc nghiệt ngày nay, không ít người chọn cách đeo cho mình khuôn mặt “giả trân” để tồn tại. Vậy dấu hiệu để nhận biết người giả trân là gì? Hãy cùng khám phá một số biểu hiện dưới đây!
3.1. Chỉ quan tâm đến bản thân mình
Những người giả trân thường chỉ biết đến những vấn đề của bản thân họ. Họ sẽ không quan tâm đến bạn hay những vấn đề mà bạn đang gặp phải. Thậm chí, ngay cả khi bạn đang đề cập với họ về vấn đề của bạn, họ cũng sẽ tìm cách để chèo lái sang vấn đề của mình.
3.2. Không xuất hiện những lúc bạn cần
Một biểu hiện khác của những người giả trân đó chính là họ không xuất hiện mỗi lúc bạn gặp khó khăn. Họ chỉ có mặt khi thấy bạn thành công và “mất tích” khi bạn sa cơ lỡ vận. Lưu ý rằng chất lượng luôn quan trọng hơn số lượng, sẽ chẳng nghĩa lý gì khi bạn sở hữu một vòng tròn bạn bè rộng lớn nhưng không ai sẵn sàng ở bên lúc bạn cần.
3.3. Nói xấu sau lưng bạn, hả hê khi bạn gặp khó khăn
Biểu hiện này rất khó để bạn nhận ra, tuy nhiên đây lại là biểu hiện dễ gặp nhất. Trước mặt bạn, họ có thể tỏ ra quan tâm nhưng thực chất sau lưng lại chê bai, dè bỉu, thậm chí nói những điều không đúng về bạn. Những thông tin bất lợi nào từ bạn đều có thể trở thành chủ đề để họ buôn chuyện với mọi người. Thực chất, họ chỉ tiếp cận với bạn để khai thác thông tin về bạn mà thôi!
3.4. Giành lấy cơ hội từ bạn bằng mọi thủ đoạn
Người giả trân không thể khoanh tay đứng nhìn bạn nhận được nhiều cơ hội tốt hơn họ. Thay vào đó, họ sẽ không từ bất cứ thủ đoạn gì để giành lấy cơ hội đó cho mình. Thậm chí ngay cả khi họ họ đã lấy được nó từ tay bạn rồi thì họ vẫn tỏ ra mình vô tội, tìm cách chuyển hướng khiến ai nấy nhắm vào bạn.
4. Hướng dẫn cách đối phó với người giả trân
4.1. Loại bỏ những người sống giả trân
Cách đơn giản nhất để đối phó với người giả trân là loại bỏ họ ra khỏi cuộc sống của bạn. Họ không cần bạn thì hà cớ gì bạn phải bận tâm đến họ. Do đó, nếu bạn đã chắc chắn rằng mình sẽ không tin tưởng họ được nữa, đừng ngại nói lời tạm biệt. Đừng quên nói cho họ biết lý do bạn làm như vậy để họ nhận ra bản thân mình đã giả tạo đến nhường nào.
4.2. Đối mặt với sự giả trân
Nếu bạn đang đặt ra nhiều nghi vấn cho người bạn của mình, hãy thẳng thắn nói chuyện với họ vào thời điểm chỉ có hai người. Muốn biết những điều người kia nói có phải sự thật hay không thì hãy xem cách họ hành động như thế nào.
4.3. Hướng đến những điều tích cực
Một sự thật rằng khi không có họ, bạn sẽ trở nên tốt hơn rất nhiều. Vì thế, đừng quá bận tâm vào những điều không hay mà họ mang lại, thay vào đó hãy tập trung cho những điều tích cực hơn.
4.4. Phớt lờ những điều giả dối
Trong một số trường hợp, bạn không thể tránh được những kiểu người này vì họ là người thân thiết, đồng nghiệp,… Cách tốt nhất là bạn vẫn duy trì quan hệ dân sự với họ nhưng chỉ đáp lại những điều giả tạo từ họ bằng cách mỉm cười, gật đầu và không để tâm.
5. Khi nào thì nên dùng từ giả trân?
Ngày nay, cụm từ “giả trân” được sử dụng rộng rãi với ý nghĩa vui đùa có, mỉa mai có. Bản thân bạn cũng có thể sử dụng cụm từ này bất cứ lúc nào bạn muốn để trêu chọc, nhắc nhở bạn bè mình về hành động giả tạo của họ.
Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc thật kỹ cũng như để ý hoàn cảnh sử dụng trước khi sử dụng cụm từ “giả trân”. Bởi lẽ có nhiều trường hợp bạn đùa vui quá trớn khiến mất lòng đối phương.
>> Xem thêm:
- Alpha Male là gì? Hình mẫu đàn ông Alpha Male trong xã hội có thật hay không?
- ATSM là gì? Định nghĩa chính xác nhất về ATSM
- Hickey là gì? Cách tạo Hickey và xóa Hickey đơn giản, an toàn nhất
Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến cụm từ “giả trân” đang trở thành trào lưu trên các nền tảng mạng xã hội. Qua bài viết, Vua Nệm hy vọng bạn đọc sẽ sống thật hơn với con người của mình, đừng để bị ai gắn mác “giả trân” nhé!