Trong cuộc sống, bên cạnh những người tự tin thì chúng ta cũng sẽ dễ dàng bắt gặp những người có tính tự ái. Tuy nhiên, tự ái là gì và làm thế nào để nhận biết một người có dễ tự ái hay không vẫn là một câu hỏi được khá nhiều độc giả quan tâm. Đó là lý do Vua Nệm đã tổng hợp một số thông tin quan trọng về đức tính này ngay trong bài viết!
Nội Dung Chính
1. Tự ái là gì?
Có nhiều quan điểm khác nhau về sự tự ái nhưng bạn có thể hiểu một cách đơn giản rằng tự ái là chỉ yêu bản thân mình, luôn cho rằng cái tôi của mình cao hơn người khác. Những người tự ái có xu hướng chỉ quan tâm đến cảm xúc của bản thân và dễ cáu giận, bực tức nếu bị người khác đánh giá thấp.
Mặt khác, tự ái cũng là một hành động hờn dỗi hay phản kháng tiêu cực của một cá thể nào đó. Bản thân họ luôn cho rằng mình thua kém những người xung quanh, tự ti về mọi mặt. Bên cạnh đó, những người này cũng có thể quá đề cao bản thân nên dễ ganh ghét, đố kị với những ai vượt trội hơn mình.
Sự tự ái thường dẫn đến những vấn đề tiêu cực trong tính cách của con người như dễ hờn dỗi, nóng giận,… ở nhiều phương diện. Họ đố kị với người khác cũng như mặc cảm với chính bản thân mình.
2. Nguyên nhân của tính tự ái
Sau khi tìm hiểu tự ái là gì, chúng ta hãy đi sâu vào phân tích nguyên nhân của tính tự ái. Trên thực tế, tính tự ái thường bắt đầu xuất hiện ở ở tuổi thiếu niên và trong giai đoạn đầu ở độ tuổi trưởng thành. Lúc này, con người bắt đầu hình thành tâm lý cạnh tranh, luôn muốn khẳng định mình nên có xu hướng so sánh bản thân với bạn bè, người xung quanh, dẫn đến việc tự ái.
Bên cạnh đó, môi trường sống cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành tính tự ái của con người phổ biến. Khi con đang ở độ tuổi trưởng thành nhưng lại không có gia đình, người thân, thầy cô ở bên chăm sóc, dạy dỗ, để con tự trải qua những cảm xúc tiêu cực. Điều này lâu dần sẽ khiến con không thể suy nghĩ một cách thấu đáo. Đồng thời, giảm tự tin vào bản thân, và trở nên tự ái.
3. Biểu hiện của tính tự ái
Những người tự ái thường có tính cách nhút nhát, rụt rè và luôn nghĩ rằng bản thân mình thua kém những người xung quanh. Một số biểu hiện thường thấy của người có tính cách tự ái như:
3.1. Xem bản thân là tâm điểm
Mong muốn bản thân trở thành tâm điểm là một trong những biểu hiện thường thấy nhất của người tự ái. Với họ, người xung quanh cần phải nhớ đến những thành tích, hành động của mình. Đồng thời, những suy nghĩ hay ý tưởng của họ cũng cần được coi trọng và suy xét một cách đặc biệt.
Tất cả những điều trên nhằm khiến cho người tự ái trở nên quan trọng, thu hút được sự quan tâm của mọi người xung quanh. Bởi họ có xu hướng tổn thương khi không có ai quan tâm đến mình.
3.2. Bị cảm xúc chi phối
Những người tự ái thường bị cảm xúc chi phối vì họ luôn đặt cái tôi của bản thân lên hàng đầu. Trong cuộc sống hàng ngày, nếu có ai đó đến góp ý, chỉ trích, phê bình thì người tự ái sẽ cho rằng những lời nói đó là đang hạ thấp bản thân mình, dẫn đến mặc cảm, tự ti, bốc đồng, thậm chí đưa ra những lựa chọn sai lầm, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Trong những cuộc tranh luận, người tự ái thường luôn nghĩ bản thân mình đúng mà không bao giờ nhận sai. Không chỉ vậy, họ còn có xu hướng đề cao quan điểm của bản thân và không chịu lắng nghe người xung quanh, nên cuộc tranh luận thường diễn ra theo hướng tiêu cực, gây ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ của tất cả mọi người.
Đặc biệt, những câu nói đùa tưởng như vô tình của người khác đôi khi cũng làm người tự ái để ý, suy nghĩ, làm quá lên. Cuối cùng, khiến cho vấn đề ngày một quan trọng và mối quan hệ giữa mọi người trở nên xấu đi.
3.3. Thiếu kỹ năng làm việc nhóm
Người tự ái có cái tôi rất lớn. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi họ thường có tính cách bảo thủ, cố chấp, luôn khăng khăng mình đúng và thường không nghe ý kiến người xung quanh.
Nếu người tự ái không hài lòng với những lời góp ý, khuyên nhủ thì dễ gây ra mích lòng, làm công việc không thành công như mong đợi. Hoặc một số người không quá tin vào năng lực bản thân nên họ sẽ tránh việc tham gia góp ý vào xây dựng nhóm.
Rất nhiều người luôn cố tránh làm việc chung với người luôn cố chấp, bảo thủ, không có tinh thần xây dựng nhóm mà chỉ đề cao ý kiến của bản thân. Một khi có ai khác góp ý thì lại giận dỗi, khó chịu.
3.4. Không muốn tiếp thu ý kiến từ mọi người
Muốn biết biểu hiện của người tự ái là gì, hãy xem cách họ khó tiếp thu ý kiến của người khác. Người tích cực sẽ vui vẻ nhận lỗi trước những phê bình, góp ý, trong khi đó người tự ái luôn suy nghĩ theo lối mòn chứ không muốn hòa nhập vào cái chung, vào tập thể. Suy nghĩ này khiến họ bị trì hoãn, thậm chí không thể phát triển được bản thân.
3.5. Luôn suy nghĩ tiêu cực
Người tự ái thường hay suy nghĩ tiêu cực dù cho đối phương chỉ thốt ra câu nói đùa. Họ ít khi cảm thấy thoải mái, bình yên vì trong đầu luôn phải suy nghĩ bất an, tiêu cực. Điều này khiến họ thường xuyên trách móc bản thân và lún sâu vào những tổn thương trong lòng mình.
4. Bí quyết để giúp vượt qua tính tự ái
4.1. Đón nhận sự phê bình
Để vượt qua tính tự ái, bạn phải học cách đón nhận những góp ý, phê bình của người khác để trở thành phiên bản tốt hơn. Nếu bạn nhận thấy lời khuyên của họ sai, hãy cố gắng chứng minh rằng mình đúng thông qua nỗ lực thực hiện tốt công việc của mình. Thay vì đố kị với thành công của người khác, bạn hãy khiến bản thân vui vẻ với những thành tựu do mình đạt được.
4.2. Học cách khiêm tốn
Đôi khi, chúng ta phải học cách hạ cái tôi để nhìn thấy những giá trị ở người khác. Không đánh giá quá cao bản thân và sẵn sàng đối diện với những sai lầm để sửa chữa, khắc phục. Điều này sẽ giúp bạn sớm thoát khỏi tính tự ái và cảm thấy cuộc sống “dễ thở” hơn.
4.3. Luôn suy nghĩ tích cực
Khi đối mặt với vấn đề nào đó, bạn cần có suy nghĩ tích cực để sáng suốt trong việc đưa ra quyết định. Đôi khi, tính tự ái sẽ khiến chúng ta không thể thực hiện được điều này. Một thái độ sống tích cực sẽ khiến chúng ta bỏ qua những sân si của bản thân để hướng đến cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ.
5. Ranh giới nào giữa tự trọng và tự ái?
Giữa khái niệm tự trọng và tự ái tồn tại một ranh giới rất mong manh. Theo đó, chúng ta phải biết kiểm soát bản thân không để tự ái lấn át, khi đó chúng ta sẽ giữ được lòng tự trọng. Bởi lẽ khi tự ái quá cao, lòng tự trọng sẽ bị giết chết như cách sĩ diện ảo xâm nhập vào suy nghĩ con người.
Có nhiều người hành động đầy tự ái nhưng lại nghĩ rằng đó là lòng tự trọng của mình. Khi tự ái quá cao, ta sẽ khó đón nhận góp ý của người khác và vô tình cản bước mình đến thành công. Hay nói cách khác, tự ái là “tự sát” trong chính bản thân mỗi con người.
XEM THÊM:
- Tự phụ là gì? Những biểu hiện phổ biến của tính tự phụ
- Khiêm tốn là gì? Những biểu hiện thường thấy ở người khiêm tốn
Bài viết trên đã giúp độc giả nhận ra tự ái là gì cũng như nhận thức được bản thân mình có đang tự ái hay không. Qua đây, Vua Nệm hy vọng bạn sẽ cởi mở lòng mình hơn và đón nhận những điều tích cực để hoàn thiện bản thân nhé!