Tự phụ là gì? Những biểu hiện phổ biến của tính tự phụ

CẬP NHẬT 03/10/2023 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Trong số những đặc điểm tính cách của con người, tự phụ được đánh giá là một đức tính xấu không nên có. Vậy tự phụ là gì? Những tác hại gì sẽ xảy ra nếu chúng ta quá tự phụ? Vua Nệm sẽ giải đáp từ A đến Z cho bạn qua bài viết nhé!

tự phụ nghĩa là gì
Tự phụ là đức tính không ai nên có

1. Tự phụ là gì?

Tự phụ được hiểu là thói ngạo mạn, kiêu căng và hay ảo tưởng quá mức về bản thân. Những người tự phụ thường cho bản thân mình là nhất, là trung tâm còn những người xung quanh chỉ “làm nền” cho họ.

Hay nói cách khác, tự phụ là thái độ kiêu căng tự mãn, tự cao tự đại, tung hô bản thân một cách quá đáng và “dìm” người khác xuống, thậm chí không xem họ ra gì. Những người mang tính cách này thường cho rằng suy nghĩ, hành động của bản thân là đúng đắn nhất. Do đó, họ không cần phải tuân thủ những quy định chung của gia đình, công ty hay ngoài xã hội. 

tính tự phụ
Người tự phụ thường đánh giá quá cao bản thân mình

2. Nguyên nhân dẫn đến tự phụ

Vậy, nguyên nhân dẫn đến tự phụ là gì? Có rất nhiều nguyên nhân hình thành tính tự phụ ở một người, thế nhưng chủ yếu vẫn là do suy nghĩ của chính họ. Cụ thể như:

  • Không có tính khiêm nhường, khiêm tốn với mọi người xung quanh.
  • cái tôi quá cao nên sinh ra ảo tưởng và nhận thức sai về bản thân.
  • Luôn đề cao bản thân mình quá mức.
  • Những người mắc bệnh ngôi sao, luôn nghĩ rằng bản thân mình là số 1.
  • Những người có hiểu lầm sâu sắc về năng lực của chính bản thân mình.
  • Người sống kiêu căng, không có ý chí cầu tiến và không muốn học hỏi từ những người xung quanh.
nguyên nhân dẫn đến tính tự phụ
Suy nghĩ của người tự phụ không có sự khiêm nhường

3. Những biểu hiện thường thấy của tính tự phụ

Một số biểu hiện thường thấy của những người có tính tự phụ như:

  • Luôn coi thường người xung quanh: những người tự phụ luôn cho rằng bản thân họ là giỏi nhất. Do đó, họ sẽ có xu hướng kiêu ngạo, xem thường và không xem trọng người xung quanh mình. 
  • Luôn nghĩ mình luôn đúng: vì luôn nghĩ mình tài giỏi nên những người tự phụ sẽ cho rằng và tự tin những gì mình nói, những gì mình làm không thể nào sai. Chính vì thế, họ cũng thường không bao giờ nghe người khác khuyên nhủ và bỏ ngoài tai những ý kiến của người xung quanh.
  • Không có đức tính khiêm tốn: người tự phụ luôn tìm cách khoe khoang về bản thân, để người xung quanh biết mình tài giỏi, giàu có ra sao. 
  • Ảo tưởng về năng lực của mình: như đã nói thì những người tự phụ luôn tự tin về năng lực của bản thân, họ cho rằng mình là giỏi nhất, là số 1 nên sẵn sàng chê bai những ai yếu kém hơn mình.
  • Có thói quen đổ lỗi cho người xung quanh.
  • Tỏ ra huênh hoang, kiêu ngạo, vênh váo khi nói chuyện với mọi người dù lớn hay nhỏ tuổi hơn.
  • Thường thích tranh cãi và không bao giờ chịu lắng nghe ý kiến của người xung quanh.
biểu hiện của người có tính tự phụ
Họ thường tỏ ra vênh váo, ngạo mạn khi nói chuyện

4. Tác hại của tính tự phụ

Tự phụ là một thói quen cực kỳ xấu, gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống mà đôi khi bạn không thể nhận biết hết tác hại của tự phụ là gì. Một số tác hại điển hình của tự phụ phải kể đến như:

  • Tự phụ khiến con người tự ảo tưởng về bản thân mình. Tài năng thì không có nhiều nhưng luôn nghĩ mình là nhất để rồi sinh ra tính cách kiêu căng, không coi ai ra gì đến mức lố bịch và đáng ghét.
  • Người tự phụ luôn thích khoe khoang bản thân, thậm chí nếu không có thì cũng tự bịa và phóng đại mọi thứ ra nhằm thỏa mãn cái tôi của mình. Do đó, nếu không có nhận thức đúng đắn thì những người tự phụ khó thể thành công lâu dài vì không thể nhận được sự ủng hộ và quan tâm của mọi người xung quanh.
  • Những người tự phụ thường không được mọi người quan tâm, yêu mến, tôn trọng, mà thay vào đó là sự miệt thị, cô lập. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến công việc cũng như cuộc sống của họ.
  • Không chịu học hỏi, lắng nghe từ những người xung quanh khiến những người tự phụ luôn thu mình trong vỏ bọc và trở nên thụt lùi so với mọi người.
  • Những người tự phụ, ngạo mạn sẽ tạo ra một bức tường ngăn cách cao giữa bản thân và thế giới bên ngoài.
  • Cái tôi quá cao khiến những người tự phụ khó tìm thấy sự đồng điệu và thấu hiểu từ bạn bè, người thân xung quanh.
tác hại của tính tự phụ
Họ tạo nên tấm vách vô hình với bạn bè, đồng nghiệp

5. Cách khắc phục tính tự phụ

Sau khi biết được những hậu quả không mấy tốt đẹp mà tính tự phụ gây ra, hẳn ai cũng sẽ muốn chấm dứt thói quen xấu đó trong sâu thẳm lòng mình. Dưới đây là một số cách khắc phục đơn giản mà hiệu quả nhất:

5.1. Xem trọng người khác

Trước tiên, để kìm hãm tính tự phụ thì bạn phải học cách tôn trọng người khác dù cho năng lực, trình độ của họ thấp hơn bạn. Chúng ta không thể lường trước được điều gì trong cuộc sống đầy biến hoá này. Do đó, sự tôn trọng là yếu tố tối thiểu để bạn nhận về sự yêu thương và giúp đỡ những lúc khó khăn.

Mặt khác, tôn trọng cũng là cách để bạn bè, đồng nghiệp hay mọi người xung quanh có ấn tượng tốt hơn về bạn.

5.2. Sống khiêm tốn

Khiêm tốn là một trong những đức tính tốt đẹp mà người Việt đánh giá cao. Do đó, người khiêm tốn cũng sẽ luôn được tôn trọng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Khi được mọi người công nhận về năng lực, bạn chớ vội tự cao. Thay vào đó, hãy xem những lời khen như động lực để bản thân có thể cố gắng nhiều hơn nữa. Việc kiêu ngạo, khoe khoang lúc này chỉ khiến bạn thêm ỷ lại, ảo tưởng và lười nhác mà thôi!

Mặt khác, bạn cũng đừng ngủ quên quá lâu trên chiến thắng. Đừng vì bản thân có một chút thành tựu mà hống hách, lên mặt. Hãy xem như chiến thắng vừa đạt được chỉ là một bước đệm nhỏ để bạn hoàn thiện bản thân hơn mỗi ngày.

cách khắc phục tính tự phụ
Học cách khiêm tốn khi nhận những lời khen

5.3. Sống trung thực và thật thà

Một người thường xuyên lươn lẹo, nói dối sẽ khó nhận về sự yêu quý của người khác. Do đó, bạn phải luôn sống thật thà, trung thực nhất có thể. Đừng vì một chút thỏa mãn của bản thân mà phóng đại, bóp méo sự thật. Điều này sẽ khiến uy tín của bạn giảm đi trong mắt người khác.

5.4. Hòa đồng với người xung quanh

Vì sự ngạo mạn, kiêu căng nên người tự phụ ít khi chịu nhìn xuống. Để được mọi người yêu quý, bạn buộc phải hạ bớt cái tôi của mình và hòa đồng với những người xung quanh.

6. Sự khác biệt giữa khái niệm tự phụ, tự ti và tự trọng

Như đã giải thích tự phụ là gì, chúng ta sẽ phân biệt ba khái niệm tự phụ, tự ti và tự trọng bằng cách phân tích hai tính cách còn lại như sau:

  • Tự trọng: Là sự tôn trọng dành cho danh dự, phẩm cách của bản thân. Người tự trọng sẽ luôn biết cách phân biệt phải trái, đúng sai. Dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ cũng đề cao danh dự cá nhân và giữ cho mình một nếp sống trong sạch.
  • Tự ti: Là việc tự cho rằng bản thân thấp kém hơn những người khác. Đặc biệt, Người tự ti lúc nào cũng nghĩ bản thân vô dụng, yếu kém, bất tài. Vì mang trong mình tâm lý thất bại nên họ không dám làm bất cứ điều gì. Điều này dần hình thành nên thói quen và khiến họ khó để gắt hại được thành công trong công việc lẫn cuộc sống. 
Sự khác biệt giữa khái niệm tự phụ, tự ti và tự trọng
Tự ti trái ngược hoàn toàn với tự phụ

Trên đây là những chia sẻ về tự phụ là gì cũng như cách để kìm hãm tính tự phụ bên trong mỗi chúng ta. Qua bài viết, Vua Nệm mong rằng những ai đang còn sở hữu thói quen xấu này sẽ sớm nhận ra và khắc phục để bản thân trở nên tốt đẹp hơn mỗi ngày nhé!

4/5 - (1 lượt bình chọn)