Chắc hẳn rằng ai trong chúng ta cũng đều đã nghe tới từ “thương hiệu”. Thế nhưng không phải ai cũng định nghĩa được chính xác thương hiệu là gì cũng như biết cách xây dựng một thương hiệu vững mạnh và uy tín. Nếu bạn cũng vậy thì có thể theo dõi bài viết sau để có câu trả lời!
Nội Dung Chính
1. Thương hiệu là gì?
Đối với thắc mắc thương hiệu là gì đã có rất nhiều câu trả lời được đưa ra. Trong đó có những câu trả lời xuất hiện sự mâu thuẫn về cách định hình khái niệm này. Tuy nhiên, nhìn chung, có thể hiểu đơn giản rằng, thương hiệu không phải là một vất chất hữu hình mà chúng ta có thể nhìn thấy hay cầm nắm được.
Thương hiệu được hình thành và củng cố không ngừng dựa vào cách mà công ty, doanh nghiệp xây dựng hình ảnh, tạo dựng niềm tin đối với người tiêu dùng. Nếu công ty, doanh nghiệp có thể cung cấp được các sản phẩm chất lượng, thấu hiểu cũng như giải quyết được những vấn đề khúc mắc của khách hàng thì sẽ xây dựng được thương hiệu.
Nếu một thương hiệu không thể mang lại những sản phẩm, dịch vụ chất lượng, khiến người tiêu dùng tin cậy thì hình ảnh thương hiệu sẽ không thể phát triển mà ngày càng trở nên lụi tàn, thậm chí là bị đào thải khỏi xã hội.
Bên cạnh đó, thương hiệu cũng không chỉ giới hạn ở tên gọi, nhãn hiệu, hình ảnh logo,… mà có thể là bất cứ thứ gì, chỉ cần có đủ sức để tác động tới sự nhận thức của người tiêu dùng.
2. Giá trị của thương hiệu là gì?
Nhiều người không chỉ thắc mắc về khái niệm thương hiệu mà còn băn khoăn về giá trị của thương hiệu là gì. Có thể khẳng định, thương hiệu có giá trị rất lớn tới sự phát triển của một công ty, doanh nghiệp bởi nó đóng vai trò then chốt trong chiến lược marketing lẫn kinh doanh. Những giá trị độc đáo nhất, khác biệt nhất và mạnh mẽ nhất chính là giá trị cốt lõi của một thương hiệu.
Giá trị cốt lõi của thương hiệu cần được xác định đầu tiên và sau đó sẽ dựa trên cơ sở này để doanh nghiệp có thể thực hiện những hoạt động phát triển thương hiệu của mình. Có thể hiểu giá trị thương hiệu cũng chính là giá trị tài chính của thương hiệu đó. Muốn xác định được giá trị thương hiệu thì cần phải ước lượng được giá trị thương hiệu trên thị trường.
Đã có rất nhiều nhà phân tích tài chính đưa ra quan điểm riêng về giá trị thương hiệu. Ví dụ như:
- Keller: Giá trị thương hiệu là kiến thức của khách hàng đối với thương hiệu đó
- Aaker: Ông cho rằng có 4 thành phần tạo nên giá trị thương hiệu là lòng trung thành, nhận biết thương hiệu, chất lượng sản phẩm và các thuộc tính đồng hành
- Lassar: Cho rằng giá trị thương hiệu có 5 thành phần là chất lượng cảm nhận, giá trị cảm nhận, ấn tượng thương hiệu, lòng tin về thương hiệu và cảm nhận về thương hiệu của khách hàng
3. Làm sao để người tiêu dùng có nhận thức tích cực về thương hiệu?
Sau khi hiểu rõ thương hiệu là gì và giá trị của thương hiệu nhiều người đặt ra câu hỏi rằng làm sao để người tiêu dùng có nhận thức tích cực về thương hiệu?
Để người tiêu dùng có thể nhận thức thương hiệu một cách tích cực thì cần đảm bảo 2 nhóm yếu tố, đó là:
3.1. Nhận thức cảm tính
Xây dựng cái nhìn tích cực cho người tiêu dùng thông qua hình thức, cảm nhận bên ngoài. Tức là doanh nghiệp sẽ dựa trên phán đoán, nghiên cứu về người tiêu dùng để thiết kế bao bì sản phẩm, đưa ra những lời quảng cáo,… tấn công vào cảm xúc của người mua hàng.
3.2. Nhận thức lý tính
Cảm tính quan trọng nhưng lý tính lại càng quan trọng hơn. Các doanh nghiệp lớn thường chú trọng xây dựng thương hiệu bằng cách đánh vào nhận thức lý tính của người tiêu dùng. Có nghĩa là họ sẽ chú trọng vào việc tạo ra những dịch vụ, sản phẩm chất lượng, có tính năng vượt trội, mang lại sự hài lòng cho khách hàng khi sử dụng, trải nghiệm.
“Một sản phẩm giá rẻ sẽ khiến người mua hàng vui vẻ hơn ở quầy tính tiền, nhưng khi họ mang sản phẩm về nhà thì niềm vui đó cũng nhanh chóng biến mất.” – Tìm Cook (CEO của Apple) đã đưa ra nhận định này. Điều đó cho thấy rằng, bản thân Tim Cook cũng như Apple đã nhận ra sự quan trọng của nhận thức lý tính khi xây dựng thương hiệu và đó cũng là yếu tố giúp Apple trở thành thương hiệu thành công như hiện nay.
4. Các yếu tố cơ bản để xây một thương hiệu mạnh
Dù nhiều người đã hiểu thương hiệu là gì, làm sao để người tiêu dùng có cái nhìn tích cực về thương hiệu nhưng khi triển khai vẫn không thành công. Đó là bởi họ chưa nắm được những yếu tố cơ bản để xây dựng một thương hiệu mạnh.
4.1. Tên thương hiệu
Như đã chia sẻ ở phần thương hiệu là gì thì chúng ta đều biết thương hiệu không chỉ bao gồm cái tên. Tuy nhiên, tên thương hiệu lại là yếu tố đầu tiên được quan tâm khi muốn xây dựng thương hiệu. Sở dĩ như vậy là bởi nó dễ đi vào trí nhớ của người khác, góp phần định danh cho doanh nghiệp cũng như thể hiện được nét văn hóa, đặc thù của thương hiệu.
Những thương hiệu nhắm tới khách hàng trẻ tuổi, mang đặc điểm trẻ trung, vui vẻ, dễ gần thì tên thương hiệu cũng nên phản ánh được điều đó. Còn những thương hiệu hướng tới khách hàng trưởng thành, có điều kiện tài chính tốt, ví dụ thương hiệu tài chính, bất động sản thì tên thương hiệu cần phải ý nghĩa, thể hiện được tầm nhìn và giá trị bền vững chứ không nên chạy theo xu hướng.
Bên cạnh đó, tên thương hiệu không nên quá dài, nhiều âm tết, trừ khi là một cái tên thật ấn tượng. Còn không doanh nghiệp nên chọn tên thể hiện được bản sắc của mình và dễ đọc, dễ nhớ. Hầu hết các thương hiệu lớn hiện đều đặt tên thương hiệu khác ngắn gọn như KFC, Pepsi, Coca Cola, Zara, Lazada, Apple, SamSung,…
4.2. Bản sắc thương hiệu
Bản sắc thương hiệu là gì? Đó là tập hợp các yếu tố về nhận thức cảm tính lẫn lý tính được tạo ra để nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu và có thể được thể hiện thông qua: Tầm nhìn thương hiệu, sứ mệnh thương hiệu, đặc tính thương hiệu, lời hứa thương hiệu,…
Tuy nhiên, có rất nhiều doanh nghiệp lại đang bỏ qua việc xây dựng bản sắc thương hiệu của mình mà bắt tay ngay vào việc thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu.
4.3. Logo thương hiệu
Đối với các doanh nghiệp, logo có ý nghĩa quan trọng, giúp người tiêu dùng nhận diện thương hiệu. Và thiết kế logo như thế nào cũng bị ảnh hưởng bởi bản sắc thương hiệu. Nếu hiểu đúng về bản sắc thương hiệu thì việc thiết kế logo sẽ trở nên đơn giản hơn và truyền tải được đúng thông điệp mà thương hiệu muốn gửi gắm.
Quy trình để cho ra đời một logo thương hiệu sẽ trải qua 7 bước:
- Thấu hiểu, đồng cảm
- Nghiên cứu, đánh giá thị trường
- Chọn lựa kỹ thuật thiết kế logo
- Tạo ra mạch cảm xúc, đưa ý tưởng hiện thực hóa lên giấy
- Chuyển ý tưởng từ trên giấy thành sản phẩm trên nền tảng digital
- Thuyết phục người xem bằng nguyên lý thị giác
- Hoàn thiện thiết kế
4.4. Bộ nhận diện thương hiệu
Bao gồm: Logo, Slogan, Tagline, các đặc tính của thương hiệu, hệ thống nhận diện tại văn phòng, hệ thống nhận diện tại điểm bán – POSM và cả hệ thống nhận diện trên Internet.
Một bộ nhận diện thương hiệu không nhất định phải thiết kế cầu kỳ, hoành tráng mà đơn giản chỉ cần có thể giúp thương hiệu được lan tỏa đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, chinh phục thị giác, cảm xúc cũng như niềm tin từ khách hàng.
4.5. Kiến trúc thương hiệu
Tức là bản quy hoạch cách tổ chức thương hiệu như thế nào. Dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, mới thành lập hay lâu năm cũng cần có kiến trúc thương hiệu. Yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn tới quy trình xây dựng thương hiệu cơ bản và là một phần quan trọng trong chiến lược thương hiệu.
Các kiến trúc thương hiệu thường gặp hiện nay là:
- Kiến trúc Hybrid
- Kiến trúc House of Brand
- Kiến trúc Branded House
- Kiến trúc Endorsed
XEM THÊM:
- Nhượng quyền thương hiệu là gì? Hình thức và phương pháp thực hiện
- Top 4 thương hiệu nệm Việt Nam uy tín, chất lượng
- Top 11 thương hiệu bao cao su tốt nhất hiện nay
Trên đây là giải đáp dành cho những ai đang thắc mắc thương hiệu là gì cũng như chia sẻ cách làm sao để giúp xây dựng thương hiệu uy tín, vững mạnh. Ngay khi bắt đầu xây dựng thương hiệu doanh nghiệp cần có định hướng đúng đắn, xây dựng nền tảng chắc chắn để phát triển hiệu quả, bền vững.