Sứ mệnh là gì? Ý nghĩa và vai trò của sứ mệnh đối với doanh nghiệp

CẬP NHẬT 23/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Ưu đãi tháng 12 tại Vua Nệm: Sale bùng nổ - Giá hủy diệt 

Trong cuộc sống hay trong doanh nghiệp, chúng ta vẫn thường nghe nhắc đến hai từ “sứ mệnh”. Tuy nhiên, không phải ai cũng định nghĩa được rõ ràng sứ mệnh là gì cũng như vai trò của sứ mệnh. Do đó, Vua Nệm sẽ cung cấp đến độc giả những thông tin cần thiết liên quan đến thuật ngữ “sứ mệnh” nhé!

sứ mệnh nghĩa là gì
Sứ mệnh là gì mà chúng ta vẫn thường nghe nhắc đến?

1. Thông tin chung về sứ mệnh 

1.1. Sứ mệnh là gì? 

Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu sứ mệnh là gì. Sứ mệnh là một thuật ngữ dùng để chỉ mục đích, lý do để chủ thể tồn tại và phát triển. Chủ thể được đề cập đến ở đây có thể là con người hay tổ chức, doanh nghiệp. Nhắc đến sứ mệnh là nhắc đến những việc cần làm ở tương lai. Hay nói cách khác, nó là đích đến, là mục tiêu để mỗi cá nhân, tập thể cống hiến hết mình.

1.2. Sứ mệnh cá nhân là gì? 

Theo đó, sứ mệnh cá nhân chính là những lý do, mục tiêu để con người tiếp tục sống và phát triển. Sứ mệnh này bao gồm những tiêu chí như:

  • Phải cụ thể, đầy đủ, ngắn gọn, dễ hiểu.
  • Tại sao cá nhân cần đạt được mục tiêu đó?
  • Tại sao mục tiêu đó có thể khiến cá nhân phát triển hơn?
  • Có những định hướng thật sự phù hợp với bản thân.
  • Vạch ra lộ trình, nắm bắt cơ hội để chạm đến mục tiêu.

Tuy nhiên, để lập ra được sứ mệnh cá nhân thì bạn đòi hỏi phải xác định đúng lộ trình lập mục tiêu sứ mệnh. Khi đã tổng hợp các mục đích thì bạn sẽ rút ra được giá trị cốt lõi cũng như điểm mạnh, điểm yếu của mình. 

sứ mệnh cá nhân là gì
Sứ mệnh giúp mỗi con người có động lực sống và phát triển

1.3 Ví dụ về sứ mệnh của doanh nghiệp

Để có cái nhìn đúng đắn hơn về sứ mệnh doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo qua một số sứ mệnh đến từ những thương hiệu lớn như:

  • Viettel: “Sáng tạo vì con người, và Viettel luôn xem mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt. Do đó, họ cần được tôn trọng, quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách thật sự riêng biệt”.
  • Vinamilk: “Mang đến cho cộng đồng người dùng nguồn dinh dưỡng cùng chất lượng cao cấp hàng đầu. Điều này xuất phát bằng sự trân trọng, tình yêu cũng như trách nhiệm lớn lao của doanh nghiệp đối với cuộc sống con người, xã hội thông qua những hành động thiết thực”. 

2. Sứ mệnh trong doanh nghiệp có vai trò gì?

Trong một doanh nghiệp, sứ mệnh đóng 1 vai trò cực kỳ quan trọng. Cụ thể:

  • Sứ mệnh sẽ giúp cố định mục tiêu, hướng đến kết quả trong tương lai. Việc những điều này được xác định từ đầu sẽ giúp nhân viên có thêm động lực làm việc. Từ đó, đạt năng suất và hiệu quả tốt hơn.
  • Nhờ có sứ mệnh mà người thành lập, giám đốc, quản lý…. sẽ có được cái nhìn chắc chắn hơn trong tương lai. Nhờ đó, tìm ra cách đào tạo nhân viên của mình, để hướng đến mục tiêu chung một cách tốt nhất.
  • Những chiến lực hay dự án của công ty sẽ được xây dựng và thực hiện tốt hơn nhờ vào các sứ mệnh cụ thể.
  • Ở góc độ bên ngoài, sứ mệnh sẽ giúp nâng cao giá trị cho một tổ chức. Bởi bản tuyên bố sứ mệnh cho thấy công ty đã xem xét kỹ thị trường, cũng như những giá trị hay mục tiêu muốn hướng đến.
  • Khi có sứ mệnh thì những mục tiêu, dự án, kế hoạch luôn đi đúng hướng, có đích đến cụ thể.
vai trò của sứ mệnh trong doanh nghiệp là gì
Trong doanh nghiệp, sứ mệnh đóng vai trò rất quan trọng

3. Phân biệt sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi 

Mặc dù đã hiểu được sứ mệnh là gì những vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa khái niệm tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lối. Dưới đây là cách phân biệt của Vua Nệm để độc giả có cái nhìn đúng đắn hơn.

  • Tầm nhìn: Là tiêu chuẩn cũng như lý tưởng mà bản thân mỗi con người muốn hướng đến và đạt được trong tương lai. Đây cũng là động lực để cá nhân, doanh nghiệp có thể phát triển đúng hướng.
  • Giá trị cốt lõi: Là những giá trị vô giá không thể quy đổi thành tiền hay vật chất. Đặc biệt, đây còn là nền móng cực kỳ quan trọng góp phần hình thành nên quy định, nội quy của doanh nghiệp.
  • Sứ mệnh: Là lý do, mục đích để mỗi cá nhân tiếp tục sống và phát triển. Đối với tổ chức, doanh nghiệp thì đây là mục tiêu để hoạt động mạnh mẽ.

Có thể thấy, một doanh nghiệp muốn vững mạnh và phát triển trong lòng khách hàng thì đòi hỏi phải có đầy đủ cả ba yếu tố trên. Đây chính là tiền đề, nền tảng để doanh nghiệp có thể phát triển đúng hướng, đi đúng đường.

Phân biệt sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi
Để thành công, doanh nghiệp đòi hỏi phải có đầy đủ cả ba yếu tố

4. Mục đích của sứ mệnh

Việc tuyên bố sứ mệnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng khi doanh nghiệp đang suy tính cho tương lai của mình. Bởi lẽ, nó giúp mỗi cá nhân trong doanh nghiệp thấu hiểu hơn về mục tiêu chung để xác định công việc, trọng trách dễ dàng hơn. Qua đó, họ sẽ có động lực cống hiến và cùng nhau đạt đến mục tiêu chung đó. 

Nhờ tuyên bố sứ mệnh, nhân viên sẽ được thúc đẩy hành động nhanh nhẹn, dứt khoát để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Không chỉ riêng nhân viên mà ngay cả người lãnh đạo cũng có khả năng xây dựng một cơ cấu tổ chức bền vững, ổn định ngay từ đầu. Ngoài ra, sứ mệnh còn được xem là kim chỉ nam cho tất thảy mọi hoạt động của công ty. Dựa vào sứ mệnh mà công ty đề ra, khách hàng cũng sẽ đánh giá được mức độ tin cậy và chuyên nghiệp của thương hiệu.

mục đích của sứ mệnh
Sứ mệnh sẽ là kim chỉ nam cho toàn thể công ty

5. Cách để xác định sứ mệnh cho tổ chức, doanh nghiệp

5.1 Xác định thị trường 

Đầu tiên, doanh nghiệp cần đặt mình vào vị trí khách hàng để thấu hiểu, tìm ra nguyên nhân vấn đề. Bạn đòi hỏi phải có sự hình dung đúng đắn để biết được khách hàng đang có nhu cầu gì. Từ đó, bạn sẽ định hướng được doanh nghiệp nên có sứ mệnh là gì và hướng vào đối tượng khách hàng nào là phù hợp.

5.2 Xác định doanh nghiệp cần đem đến cho khách hàng những gì

Tiếp theo, một điều không kém phần quan trọng chính là xác định doanh nghiệp sẽ đem lại những giá trị gì cho khách hàng. Từ đó, ta có thể tập trung đẩy mạnh những điểm nổi bật của công ty. 

Trong quá trình xây dựng sứ mệnh, cần tránh việc quá khiêm tốn hay quá phô trương. Chẳng hạn sứ mệnh của công ty là góp phần giúp cho xã hội giàu đẹp hơn. Điều này sẽ gây ấn tượng trong lòng khách hàng về một hình ảnh đẹp của thương hiệu.

5.3 Biết được cần làm gì với nhân viên

Tất nhiên, doanh nghiệp không thể bỏ qua những chính sách đãi ngộ, phúc lợi hay lương thưởng cho nhân viên. Điều này đồng nghĩa với việc sứ mệnh của doanh nghiệp cũng có khả năng thu hút nhiều tiềm năng nhân lực. Một số tiêu chí mà nhân viên sẽ đánh giá cao là môi trường lành mạnh, tôn trọng chất xám, sự sáng tạo,… của họ.

cách xác định sứ mệnh
Triển khai chính sách đãi ngộ, lương thưởng cho nhân viên

5.4 Xác định cổ đông sẽ nhận được những gì

Bên cạnh nâng cao giá trị doanh nghiệp, chúng ta cũng cần quan tâm đến giá trị cổ phần bởi lẽ điều này sẽ đẩy mạnh tiếng tăm của công ty. Hãy tìm cách cho cổ đông thấy rằng họ thật sự nên đầu tư vào doanh nghiệp. Khi đã có một nguồn đầu tư ổn định, công ty sẽ có thể phát triển đường dài.

5.5 Thảo luận, xem xét và điều chỉnh sứ mệnh 

Nếu như những bước trên đã hoàn tất, công đoạn cuối là xem xét và điều chỉnh để sứ mệnh được súc tích, ngắn gọn. Đừng quên cân nhắc độ phù hợp của sứ mệnh với nội bộ doanh nghiệp để quyết định lập nên bản chung, bản riêng. Nội dung của sứ mệnh cần đề cao sự thật, tuy có thể thêm vào một chút hoa mỹ nhưng không được quá đà, tránh gây ra sự hụt hẫng cho khách hàng.

6. Những yếu tố cần có trong sứ mệnh

6.1. Cụ thể và rõ ràng

Vì có tầm quan trọng khá lớn với nhân viên, khách hàng và cả doanh nghiệp nên sứ mệnh phải cụ thể, rõ ràng và đúng trọng tâm. Sứ mệnh phải thể hiện được tầm nhìn xa và mục tiêu nhất định để bất cứ ai cũng có thể hiểu và tiếp cận.

6.2. Phù hợp giá trị cốt lõi

Vì có vai trò cố định mục tiêu trong tương lai nên bắt buộc sứ mệnh phải phù hợp giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đề ra. Cụ thể, nó phải là sự tổng hợp từ mục đích, khách hàng mục tiêu và thị trường kinh doanh của doanh nghiệp.

 yếu tố cần có trong sứ mệnh
Sứ mệnh phải nêu bật được giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp hướng đến

6.3. Thể hiện tầm nhìn dài hạn

Tầm nhìn dài hạn của mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Do đó, sứ mệnh phải thể hiện tầm nhìn dài hạn trong tương lai của doanh nghiệp để khách hàng và nhân viên có độ tin cậy cao.

XEM THÊM:

Bài viết trên đây đã giải đáp được những thắc mắc về sứ mệnh là gì cũng như quy trình xây dựng sứ mệnh trong mỗi doanh nghiệp. Sau khi tham khảo bài viết, Vua Nệm hy vọng thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp định hướng rõ hơn về sứ mệnh của mình nhé!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM