Chuyện quanh ta

Nhượng quyền thương hiệu là gì? Hình thức và phương pháp thực hiện

CẬP NHẬT 02/12/2022 | BỞI Tôn Vân

Nhượng quyền thương hiệu là một thuật ngữ xuất hiện khá phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh, marketing. Tuy nhiên, không phải ai cũng đều hiểu ý nghĩa của thuật ngữ này. Đó cũng là lý do chúng tôi muốn chia sẻ bài viết “Nhượng quyền thương hiệu là gì? Hình thức và phương pháp thực hiện” dưới đây!

nhượng quyền cafe
Tìm hiểu hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Franchise hay nhượng quyền thương hiệu là một thuật ngữ được dùng để chỉ hình thức kinh doanh mới đang rất phổ biến trong thời buổi hiện nay. Với hình thức kinh doanh này, cá nhân hoặc tổ chức nào đó sẽ được quyền sử dụng thương hiệu của sản phẩm hay dịch vụ từ bên nhượng quyền cung cấp để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất theo thỏa thuận 2 bên. Đồng thời, bên được nhượng quyền u phải chấp nhận các điều kiện mà bên nhượng quyền đưa ra.

2. Nguồn gốc của từ nhượng quyền thương hiệu 

Từ Franchise bắt nguồn từ tiếng Pháp, có nghĩa là tự do – freedom hay đặc quyền – privilege. Tuy nhiên, do quá trình chuyển ngữ mà dần dần, ý nghĩa của từ này chuyển thành “nhượng quyền kinh doanh”, “nhượng quyền thương mại”, “nhượng quyền thương hiệu”. Tuy nhiên, vẫn có nhiều tài liệu sử dụng từ nguyên gốc Franchise. Nhưng cần phải phân biệt sự khác nhau giữa Franchise với Franchising.

Dù cả 2 từ này đều là danh từ nhưng lại có ý nghĩa khác nhau. Cụ thể:

  • Franchise (n): Sự cấp phép (cấp phép kinh doanh cho địa điểm, đơn vị kinh doanh theo hình thức nhượng quyền)
  • Franchising: Loại hình kinh doanh nhượng quyền

3. Các hình thức nhượng quyền thương hiệu

3.1. Nhượng quyền công việc

kinh doanh nhượng quyền
Nhượng quyền thương hiệu có nhiều hình thức khác nhau

Hình thức nhượng quyền này cũng khá phổ biến trên thời buổi kinh tế hiện nay. Đặc điểm của hình thức nhượng quyền này là:

  • Vốn đầu tư thấp
  • Bên nhận nhượng quyền chủ yếu là cấn ở địa phương có nhu cầu kinh doanh một mình
  • Để được nhượng quyền, bên nhận nhường quyền phải mua các sản phẩm, phương tiện, trang thiết bị,… đáp ứng yêu cầu để hoàn thành công việc

Bạn có thể bắt gặp hình thức nhượng quyền công việc trong cách dịch vụ như: Đại lý tour du lịch, đại lý bán vé máy bay, bất động sản,…

3.2. Nhượng quyền sản phẩm

Hay phân phối sản phẩm. Đây cũng là hình thức nhượng quyền thương hiệu rất được ưa chuộng, được xây dựng dựa trên nền tảng sản phẩm và mối quan hệ giữa nhà sản xuất – đại lý phân phối. Hình thức nhượng quyền này có đặc điểm:

  • Bên nhượng quyền cung cấp sản phẩm cho bên nhận nhượng quyền
  • Bên nhận nhượng quyền được bên nhượng quyền cung cấp một phần nhãn hiệu và hướng dẫn xây dựng hệ thống kinh doanh, vận hành
nhượng quyền kinh doanh
Hình thức nhượng quyền này thường xuất hiện trong những ngành hàng, sản phẩm lớn

Hình thức nhượng quyền này thường xuất hiện trong những ngành hàng, sản phẩm lớn. Tiêu biểu có thể kể tới như ngành: Thiết bị gia dụng, ô tô, xe máy, xe đạp, máy vi tính,… Trong đó, ngành hàng bán lẻ là chiếm tỷ lệ ứng dụng nhượng quyền sản phẩm cao nhất. 

3.3. Nhượng quyền mô hình kinh doanh

Với hình thức nhượng quyền này bên nhận nhượng quyền sẽ được quyền sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền. Ngoài ra, hình thức nhượng quyền mô hình kinh doanh còn có một số đặc điểm riêng như:

  • Bên nhận nhượng quyền sẽ được bên nhượng quyền đầu tư, hướng dẫn cách vận hành mà marketing 
  • Bên nhượng quyền cung cấp cho bên nhận nhượng quyền kế hoạch, quy trình chi tiết về cách triển khai các hoạt động kinh doanh, tham gia đào tạo, chuyển giao và hỗ trợ thường xuyên

Trong các hình thức nhượng quyền thì nhượng quyền mô hình kinh doanh là phổ biến nhất và thường gặp ở ngành: Kinh doanh quán trà sữa, cafe, thức ăn nhanh, phòng gym,…

cafe nhượng quyền
Nhượng quyền mô hình kinh doanh là một hình thức nhượng quyền thương hiệu

3.4. Nhượng quyền đầu tư

Với những dự án quy mô lớn, đòi hỏi nguồn vốn khủng, ví dụ như dự án bất động sản, nhà hàng, khách sạn, khu công nghiệp,… thì nhượng quyền đầu tư được coi là một giải pháp tối ưu. Theo đó:

  • Bên nhận nhượng quyền đầu tư được tham gia góp vốn và có vị trí nhất định trong đội ngũ quản lý, vận hành kinh doanh
  • Được nhận lợi tức từ dự án dựa trên số vốn góp 
  • Có thể thu hồi vốn và gia tăng lợi nhuận

3.5. Nhượng quyền chuyển đổi

Là hình thức nhượng quyền mà bên nhận nhượng quyền sẽ tham gia đầu tư hoặc quản lý trực tiếp địa điểm có sẵn với doanh thu ổn định. Đây là hình thức nhượng quyền rất phù hợp đối với những doanh nghiệp đang sở hữu nhiều chi nhánh (từ 6 chi nhánh trở lên) hoạt động có hiệu quả và đang muốn phát triển mạnh mẽ hơn. 

Doanh nghiệp có thể chuyển những chi nhánh hoạt động ổn định này cho bên nhận nhượng quyền để họ tiếp tục phát triển. Trong khi đó, doanh nghiệp có thể có tài lực và nhân lực để mở thêm chi nhánh mới.

4. Bên nhượng quyền và nhận nhượng quyền có vai trò gì?

4.1. Bên nhượng quyền

  • Phải cung cấp cho bên nhận nhượng quyền những sự hỗ trợ cần thiết theo đúng điều khoản hợp đồng nhượng quyền 
  • Tham gia kiểm soát bên nhận nhượng quyền đối với một số hoạt động cần thiết để bảo vệ cho tài sản thương hiệu và tài sản trí tuệ
  • Đảm bảo bên nhận nhượng quyền tuân thủ các quy định, thỏa thuận đã ký kết 

4.2. Bên nhận nhượng quyền

nhượng quyền trà sữa
Bên nhượng quyền và tham gia nhận nhượng quyền có quyền cùng nghĩa vụ riêng
  • Phải trả cho bên nhượng quyền một khoản chi phí nhất định theo thỏa thuận, gọi là phí nhượng quyền ban đầu và phí bản quyền liên tục đối với các hoạt động kinh doanh sinh lời tiếp theo
  • Có thể không có hoặc có rất ít vai trò trong việc tham gia quản lý hoạt động kinh doanh thường ngày nhưng cũng có trường hợp bên nhận nhượng quyền có thể yêu cầu tham gia trực tiếp vào việc vận hành
  • Nếu bên nhượng quyền không tham gia vào các hoạt động kinh doanh thì phải cung cấp cho bên nhận nhượng quyền đầy đủ tài liệu hướng dẫn, giải pháp vận hành kinh doanh và duy trì tài sản thương hiệu

5. Ưu điểm của hình thức nhượng quyền thương hiệu

Sở dĩ mô hình nhượng quyền thương hiệu ngày càng trở nên phổ biến hơn là bởi nó có rất nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Giúp thương hiệu mở rộng độ nhận diện thương hiệu nhờ sự phổ mạnh và rộng tại nhiều địa điểm khác nhau 
  • Nhận được khoản phí nhượng quyền ban đầu và phí bản quyền liên tục từ bên nhận nhượng quyền, giúp bên nhượng quyền gia tăng thêm vốn đầu tư 
  • Doanh nghiệp muốn nhượng quyền cần phải sở hữu đội ngũ giỏi, được đào tạo liên tục để theo kịp sự phát triển, qua đó loại bỏ nhân sự kém chất lượng
  • Mục đích của nhượng quyền thương hiệu là gia tăng địa điểm, nhân rộng hệ thống kinh doanh, hệ thống phân phối, giúp doanh nghiệp sở hữu hệ thống chi nhanh lớn mà vẫn hoạt động hiệu quả

6. Các phương pháp nhượng quyền thương hiệu

nhượng quyền bánh mì
Các phương pháp nhượng quyền thương hiệu

Hiện nay, có tổng cộng 4 phương pháp nhượng quyền thương hiệu đang được các doanh nghiệp áp dụng, đó là:

  • Nhượng quyền toàn diện: Bên nhận nhượng quyền được nhượng quyền “trọn gói” từ bộ nhận diện thương hiệu, công nghệ, công thức, dịch vụ, sản phẩm, đào tạo,… Thậm chí là được hỗ trợ cả về phí thiết kế, xây dựng, mua sắm thiết bị, marketing
  • Nhượng quyền không toàn diện: Chỉ nhượng quyền một phần hoặc một phạm vi nhất định và bên nhượng quyền sẽ không tham gia nhiều vào việc vận hành, sản xuất
  • Nhượng quyền có tham gia quản lý: Bên nhận nhượng quyền được cung cấp tài sản thương hiệu, hình thức kinh doanh, hỗ trợ tuyển dụng và đào tạo. Bên cạnh đó, bên nhượng quyền còn cử người quản lý và điều hành xuống đơn vị nhận nhượng quyền để hỗ trợ
  • Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn: Bên nhận nhượng quyền được đầu tư vốn vào dự án và có thể can thiệp các công việc điều hành kinh doanh của bên nhượng quyền

7. Nhượng quyền thương hiệu cần có tài liệu gì?

Hoạt động nhượng quyền thương hiệu phải có đầy đủ 2 loại tài liệu chính, đó là “Thỏa thuận nhượng quyền” và “Tài liệu hướng dẫn”. Nội dung cụ thể của 2 loại tài liệu này bạn có thể tham khảo qua ảnh sau:

Nhượng quyền thương hiệu cần có tài liệu gì
Nhượng quyền thương hiệu cần có tài liệu gì

Trên đây là thông tin chi tiết về hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu. Đây là một hình thức kinh doanh rất phổ biến lại có nhiều ưu điểm. Nếu bạn đang có nhu cầu kinh doanh thì có thể tham khảo hình thức nhượng quyền.

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân