Ý nghĩa Tam Bảo theo kinh giảng nhà Phật

CẬP NHẬT 07/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Tam Bảo là 1 khái niệm rất quen thuộc trong nhà Phật nhưng có nhiều người chưa hiểu rõ ý nghĩa của Tam Bảo, dẫn đến việc thực hiện phương pháp tu tập này chưa chuẩn xác. Trong bài viết sau, hãy cùng Vua Nệm đi tìm ý nghĩa của Tam Bảo theo kinh giảng Nhà Phật và cách áp dụng Tam Bảo vào đời sống giúp bạn luôn cảm thấy an yên, tuệ giác nhé!

1. Tam bảo là gì? Nguồn gốc Tam Bảo

Tam Bảo là gì
Tam Bảo trong Phật Giáo là gì?

Phật giáo có nhiều cách giải thích khác nhau liên quan tới Tam Bảo nên đôi khi bạn có được những hiểu biết về Tam Bảo thì sự hiểu biết này cũng có thể là chưa thực sự trọn vẹn. Theo cách hiểu thông dụng nhất, Tam Bảo được hiểu là 3 ngôi báu, được kể ra bao gồm Phật, Pháp, Tăng. 

“Phật” là ngôi báu thứ nhất, hay còn gọi là Phật Bảo. Đây là đấng giác ngộ đầu tiên và là người tìm ra chân lý, phương pháp tu tập để hướng con người đến sự giải thoát, xóa bỏ những đau khổ trong cuộc đời này. Đức Phật là 1 nhân vật lịch sử có thật. Người có tên là Thích Ca Mâu Ni, thái tử Vua Tịnh Phạn, đã sống cách chúng ta hơn 25 thế kỷ. 

Ngài cũng chính là sự khai sinh của Phật Giáo. Đức Thích Ca Mâu Ni đã dành cả đời sau khi giác ngộ để đi truyền dạy những giáo pháp giúp con người thoát khỏi khổ đau, luân hồi cõi trần. Từ đây, đức Thích Ca Mâu Ni được gọi với danh xưng là Phật. Tiếng anh gọi là Buddha, lấy từ phiên âm tiếng Phạn. Tựu chung đều có nghĩa là “bậc giác ngộ”. 

Phật Giáo gia nhập vào Việt Nam khoảng đầu Công Nguyên, “Buddha” được người Việt phiên âm thành Bụt. Như vậy,  có thể nhận định rằng Bụt chính là Phật. Pháp là chân lý giác ngộ và phương pháp tu tập được Phật dạy. Nhà Phật cho rằng Pháp cũng chính là phương tiện để chúng ta có thể đi theo đúng lời chỉ dạy của Phật và đạt đến cảnh giới giác ngộ.

Pháp trong phật giáo
Pháp được xem là “ngôi báo thứ 2″ trong Phật Giáo

Ngoài Pháp của Đức Phật, không có phương pháp nào có thể giúp ta đạt đến cảnh giới giải thoát như Đức Phật. Chính vì vậy mà Pháp được xem là “ngôi báo thứ 2″ trong Phật Giáo, hay còn gọi là Pháp Bảo. 

Nhóm người từ bỏ cuộc sống trần tục, gia đình để dành trọn cuộc đời còn lại thực hành theo giáo pháp đức Phật truyền dạy được gọi là chư Tăng. Họ cùng nhau tu tập trong 1 tập thể được gọi là Tăng Già. Cũng nhờ tấm gương sáng của các chư Tăng mà nhiều người khác cũng sống theo lời Phật dạy. Vì thế mà các vị được tôn xưng là “ngôi báu thứ 3″ hay Tăng bảo. 

2. Tam Bảo sau khi Đức Phật nhập niết bàn

2.1. Phật Bảo

Các ghi chép cho thấy Tam Bảo đã xuất cách đây hơn 2500 năm. Sau 49 năm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hoằng hóa trên khắp Ấn Độ, Phật Bảo không còn nhìn thấy được trên cõi trần nữa. Thay vào đó, hình thức nối tiếp của Phật Bảo là ngọc xá lợi mà Phật để lại vàđược Phật tử thờ kính.

Bên cạnh đó, còn có hình tượng, tranh vẽ được tôn trí trong chùa hoặc tại gia. Ấy vậy, Đức Phật cũng từng nói rằng Ngài không là vị Phật duy nhất đã đạt đến cảnh giới của sự giác ngộ. Trong quá khứ trước đây, đã có vô số chư Phật đã đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn như Ngài và tương lai lâu xa, sẽ có vô số chư Phật sẽ thành đạt đến giác ngộ như Ngài. 

chư Phật 10 phương
Phật bảo không chỉ nói đến Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mà là tất cả chư Phật 10 phương

Mặt khác, Ngài cũng nói không chỉ có riêng 1 cõi thế giới Ta Bà là nơi ta sống. Nếu đi thật xa về các phương trong 10 phương không gian, chúng ta sẽ gặp vô số các cõi thế giới khác nữa. Tại những cõi thế giới này, có vô số các vị Phật khác đang thuyết giảng giáo Pháp. Như vậy có thể nói rằng Phật bảo không chỉ nói đến Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mà là tất cả chư Phật trong 10 phương. 

2.2. Pháp Bảo

Sau khi Đức Phật nhập niết bàn thì nguy cơ thất truyền những lời dạy của Phật là rất lớn. Chính vì thế mà các chư Tăng đã tập hợp để ghi chép tất cả những gì Đức Phật thuyết giảng mà họ còn nhớ được. Sự kiện ghi chép này còn gọi là “kết tập kinh điển”.

Đây cũng là viên đá đầu tiên để xây dựng lên Tam tạng kinh điển trong Phật Giáo. Tam Tạng Kinh bao gồm 3 quyển kinh gồm: Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng. Đây được xem là hình dạng lưu truyền cụ thể của Pháp Bảo sau 25 thế kỷ.  

2.3. Tăng Bảo 

Sự kế thừa tiếp nối của Tăng bảo sau 25 thế kỷ là các thế hệ chư Tăng và Tăng Đoàn ngày nay. 

 chư Tăng và Tăng Đoàn
Các thế hệ chư Tăng và Tăng Đoàn

3. Xuất thế Tam bảo

Đức Phật cũng chỉ là 1 con người nhưng Ngài là 1 con người đã giác ngộ hoàn toàn. Theo Phật dạy, tất cả chúng sinh trên thế gian đều có thể đạt tới cảnh giới giác ngộ giống như Ngài nếu tu tập. 

Hay nói cách khác, mỗi chúng sanh đều đã sẵn có Phật Tính. Phật tính là khả năng giác ngộ của mỗi chúng sanh. Phật nói, khả năng giác ngộ giữa các chúng sanh và Phật là như nhau, đều bình đẳng.

Chỉ vì có chúng sanh không chịu tu tập đúng Pháp nên không thể giác ngộ. Sự bình đẳng này còn gọi là Đồng Thể Phật bảo. Đây là nền tảng để chúng sanh có thể tu tập theo chánh đạo và giác ngộ. 

Trong quá trình tu tập, chúng sanh luôn nhận rõ được thực tính của các Pháp đều là hướng về sự giải thoát, giác ngộ. Hay còn gọi là tự tính Pháp. 

Bản thân chúng sanh chưa tu tập chưa được chứng nhưng vẫn biết là mỗi chúng sanh đều có sẵn hạt giống Bồ Đề, tính thanh tịnh tương đồng như chư Tăng. Hay còn gọi là tự tính Tăng. 

 cảnh giới giác ngộ
Phật dạy, tất cả chúng sinh trên thế gian đều có thể đạt tới cảnh giới giác ngộ

4. Ý nghĩa của Tam Bảo vào cuộc sống

Là 1 trong những khái niệm quan trọng của Phật Giáo, người tìm hiểu về đạo phật trước hết cần phải hiểu được đúng và đầy đủ về ý nghĩa Trụ Thế Tam Bảo. Tam Bảo không thể dùng các giác quan thông thường mà có thể nghe nhận biết trọn vẹn, người học chỉ có thể dùng đức tin, trí tuệ mà nhận hiểu, thấm nhuần nhuyễn những ẩn ý sâu sắc nhà Phật truyền dạy. 

Từ sự hiểu biết sâu sắc về Tam Bảo, chúng ta sẽ dễ dàng đón nhận các khái niệm khác như Xuất Thế Tam Bảo, Phật Tính. Đối với các khái niệm Đồng Thể Tam Bảo, Tự Tính Tam Bảo lại chỉ có thể thực sự nhận biết sâu sắc thông qua sự hành trì thực tế theo lời dạy, giáo pháp của Đức Phật. 

Người chưa có sự hành trì thực tế khó mà nắm được các khái niệm. Với nhiều người, thoạt nghe đều cảm thấy rất trừu tượng, khó hiểu. Thực tế, không có ít người vì ham danh, ham thể hiện sự học nhiều hiểu rộng mà thể hiện bản thân họ có thể hiểu tất cả khái niệm này mà không cần hành trì.

Sự thật là họ chỉ có thể thể hiện chúng ở 1 mức độ hiểu nhất định mà thiếu sự cảm thấu, lòng tin cũng như những đúc kết cá nhân thông qua hành trì thực tiễn. Ý nghĩa của Tam Bảo trong cuộc sống thực khá dễ mường tượng và ghi nhớ. 

Chúng ta tôn xưng là Phật Bảo vì hình tượng tôn nghiêm của chư Phật chính là ánh sáng quý báu chúng ta dõi theo trong hành trình để đạt đến sự thanh tịnh trong tâm hồn và cảnh giới giác ngộ. 

Ý nghĩa của Tam Bảo
Ý nghĩa của Tam Bảo trong cuộc sống thực khá dễ mường tượng và ghi nhớ.

Chúng ta vẫn luôn tiếp xúc với Phật Bảo qua sự tiếp xúc với nhà Phật, chẳng hạn chúng ta dâng hương hoa cúng Phật, quỳ lạy trước điện Phật để bày tỏ sự thành kính. Khi này, chúng ta đang kết nối với Phật Bảo, xây dựng 1 sự giao cảm thiêng liêng giữ ta và Phật Bảo.

Nhờ vậy, chúng ta thấy tâm hồn trở nên nhẹ nhàng, thư thái hơn. Ngay trong lúc chúng ta kết nối với chư Phật, mọi muộn phiền cuộc sống dường như tan biến sạch. 

Khi hiểu về giáo pháp nhà Phật thông qua ghi chép và sự truyền dạy của chư tăng, chúng ta sẽ có nhận thức đúng đắn hơn về bản chất của cuộc sống, hiểu được nguồn gốc của đau khổ cũng như có những phương pháp để đạt tới sự bình yên, an lạc chân thực.

Sự luyện tập, thực hành theo giáo pháp Tam Bảo đem đến chúng ta những giá trị tinh thần quý giá nhất, thay đổi cuộc sống chúng ta theo hướng tốt đẹp, hoàn thiện, bền vững hơn.  Do những kết quả quý giá này có được từ việc thực hành theo giáo pháp, nên chúng ta tôn xưng đó là Pháp bảo.

Khi mới tìm hiểu về Phật pháp, việc đọc các kinh điển, lời dạy của chư tăng có thể hơi khó khăn với nhiều người vì ý nghĩa thâm sâu vượt khả năng hiểu biết trần tục. Nếu không tiếp cận đúng, chúng ta dễ gặp phải sự sai lệch trong cách hiểu. Chư tăng có khả năng dẫn dắt, giúp ta giải quyết những vướng mắc, những điều khó hiểu trong giáo lý.

thực hành theo giáo pháp Tam Bảo
Sự luyện tập, thực hành theo giáo pháp Tam Bảo đem đến những giá trị tinh thần quý giá

Hơn nữa, chúng ta nhìn theo đời sống của các chư tăng như 1 sự minh họa sống động cho việc áp dụng những gì đã học vào cuộc sống thực tế. Nhờ chư tăng, ta dễ dàng phát khởi niềm tin vào Phật Pháp vì các Ngài chính là bằng chứng sống cho việc tìm thấy an lạc, giải thoát khi đã thực hành theo Phật Pháp. Do vai trò dẫn dắt lớn lao và đáng tôn kính như thế, chúng ta tôn xưng đó là Tăng bảo.

XEM THÊM: 

Trên đây là những thông tin bổ ích liên quan đến khái niệm Tam Bảo trong Phật Giáo. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp những băn khoăn về chủ đề này rồi nhé!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM