Chuyện quanh ta

Phật, Bồ Tát là gì? Có bao nhiêu vị phật, bồ tát?

CẬP NHẬT 10/12/2022 | BỞI Hoàng Uyên

Là một người yêu thích và đam mê tìm hiểu về giới phật pháp chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua thông tin cơ bản như “Phật, Bồ Tát là gì và có bao nhiêu vị phật, bồ tát?” Để lý giải cho những thắc mắc này, bạn hãy tìm câu trả lời trong bài viết chi tiết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu Phật, Bồ Tát là gì? 

1.1. Phật là gì?

Trong Phật Giáo, Phật được hiểu là bậc giác ngộ, từ này thường dùng để miêu tả đến các vị Chánh Đẳng Chánh Giác – vị đã đạt đến sự tinh khiết và hoàn thiện vượt bậc về đạo đức lẫn trí tuệ. Đó là một trí tuệ vĩ đại cùng đức từ bi vô lượng với tất cả các chúng sinh.

Phật là danh từ có nguồn gốc từ chữ Phạn बुद्धा, có cách đọc là Buddhā, dịch nghĩa là “Giác Ngộ”. Phật Giáo được du nhập vào nước ta trực tiếp từ Ấn Độ theo ngả nam truyền. Khi các nhà sư người Ấn đi theo các nhà buôn băng qua đường biển và tới vịnh Bắc Việt mang theo đạo phật vào kinh đô Luy Lâu của nước Việt thời bấy giờ.

Phật Giáo đã được truyền tới nước ta theo cách như vậy. Sau đó, người Việt nghe phát âm của các nhà sư Ấn là “Buddha”, có phiên âm trực tiếp ra là “Bụt” và đọc tiếng Nôm là chữ 孛.

địa tạng vương bồ tát cưỡi con gì
Phật là danh từ có nguồn gốc từ chữ Phạn

Bởi vậy, chúng ta thấy trong các truyện cổ tích Việt từ thời nhà nước Văn Lang trở đi thường có hình ảnh ông Bụt xuất hiện và cứu giúp người gặp hoạn nạn, bị oan hay đau khổ.

Sau này, khi Phật Giáo được truyền vào Trung Quốc và từ Buddha được phiên âm ra tiếng Hán là Phật Đà. Cùng với đó, vào khoảng thế kỷ thứ 4 – 5 do ảnh hưởng bởi Phật Giáo Đại thừa của Trung Hoa, từ Bụt ở Việt Nam đã dần được thay thế bằng từ Phật. Từ đó trở đi, ở nước ta đã sử dụng từ Phật làm tên gọi chung.

Tuy nhiên, Phật hay Bụt cũng đều dùng để chỉ sự giác ngộ. Ở đây không chỉ nói về sự hiểu biết ở một lĩnh vực nào đó mà sâu sắc hơn là sự thấu hiểu rõ ràng, thông suốt đến tường tận.

phật và bồ tát khác nhau như thế nào
Phật hay Bụt cũng đều dùng để chỉ sự giác ngộ

Con người chỉ có thể đạt được đến sự giác ngộ này khi đã tự mình trải qua hoàn cảnh và tự mình đúc kết những kinh nghiệm quý giá cũng như xây dựng thành những bài học sâu sắc. Đó mới được gọi là bước vào ngưỡng cửa của sự giác ngộ.

Ở đây, Phật còn được hiểu là giác ngộ, là tình trạng được giải thoát trong tâm trí. Điều này không liên quan đến nghề nghiệp, tướng mạo hay hèn sang mà trong kinh văn Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã khẳng định: “Nếu thấy rõ pháp ấy thì phàm phu không biết một chữ cũng có thể là Phật”.

1.2. Bồ Tát là gì? 

Bồ Tát là gì? Bồ Tát là từ được lược dịch từ chữ Phạn có dịch âm đầy đủ là Bồ đề Tát đỏa. Trong đó, Bồ Đề có nghĩa là giác và tát đỏa có nghĩa là hữu tình – sinh vật có tình ái. Bồ Tát có ý nghĩa là giác hữu tình.

Giải thích chi tiết hơn, Bồ Tát để chỉ sự hữu tình có giác ngộ, tức là giác ngộ về nỗi thống khổ của chúng sinh và đồng tình, cảm thông với nỗi đau khổ đó. 

Từ đó, phát nguyện cứu rỗi chúng sinh thoát khỏi nỗi thống khổ sâu sắc của họ. Đó cũng chính là lý do mà người đời thường hay ví những người có tấm lòng cưu mang thương xót người khác, hay làm việc thiện là người mang tâm của Bồ Tát.

nam mô địa tạng vương bồ tát là gì
Tìm hiểu khái niệm Bồ Tát là gì?

Ngoài ra, hiểu theo đúng nghĩa Bồ Tát là gì thì Bồ Tát còn được hiểu là người sau khi tin vào Đức Phật đã học Phật và phát nguyện tự độ, nguyện hi sinh bản thân để cứu rỗi người đời. Vì vậy, có thể hiểu rằng, trước khi thành Phật, chúng sinh phải trải qua quá trình làm Bồ Tát và để trở thành Bồ Tát thì nhất định cần có một tâm nguyện cao cả. 

2. Có bao nhiêu vị Phật, Bồ Tát?

Sau khi đã có câu trả lời cho Phật, Bồ Tát là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu đến thắc mắc Có bao nhiêu vị Phật, Bồ Tát. Ban đầu, trong các kinh văn nguyên thuỷ chỉ nêu lên các danh vị Phật. Cụ thể như sau:

  • Trong Kinh Đại bổn tiếng Nam Phạn: Mahãpadãnasutta) trong Trường bộ kinh – tương ứng với kinh Đại bản duyên (chữ Hán: 大本緣經) trong Trường a-hàm, có ghi 3 danh vị Phật đầu tiên của trang nghiêm kiếp và 3 vị Phật của hiền kiếp, cuối cùng là Phật Thích Ca Mâu Ni.
  • Trong Kinh Chuyển luân Thánh vương Sư tử hống (tiếng Nam Phạn: Cakkavati-Sìhanàda sutta) của Trường bộ kinh – tương ứng kinh Chuyển luân Thánh vương tu hành (chữ Hán: 轉輪聖王修行經) trong Trường a-hàm có bổ sung thêm vị Phật Di-lặc. 

Theo Kinh điển Phật Giáo. Di Lặc sẽ xuất hiện ở tương lai và là người kế nhiệm Phật Thích Ca. Người này sẽ đạt được giác ngộ hoàn toàn và giảng Pháp thuần tịnh.

bồ tát giới là gì
Có bao nhiêu vị Phật, Bồ Tát
  • Trong Kinh Phật chủng tính (tiếng Nam Phạn: Buddhavamsa) của Thượng tọa bộ đã bổ sung ghi chép thêm danh vị của 21 vị Phật khác. Tình đến thời điểm này, đã có tổng cộng 28 vị Phật, có chữ Hán là 二十八佛 – phiên âm là Nhị thập bát Phật.
  • Trong kinh văn của Phật giáo Đại thừa lại bổ sung thêm nhiều vị Phật và cho rằng đã hoặc sẽ có vô số vị Phật.

Con số cuối cùng được thống kê trong Phật giáo Tây Tạng là có tất cả 57 vị Phật và Bồ Tát. Theo đó, mỗi vị đều có hình tướng và hạnh nguyện khác nhau. 

3. Vị Phật nào đứng đầu trong giới Phật pháp?

Giáo chủ của Đạo Phật là vị Thích Ca Mâu Ni. Trong đó Thích Ca là chỉ dòng họ và Mâu Ni là danh hiệu chung để chỉ các bậc thánh nhân thời cổ đại Ấn Độ và có nghĩa là tĩnh lặng.

Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời cách đây 2589 năm (khoảng năm 623 trước công nguyên) và chào đời ở thành Ca Tỳ La Vệ (Ấn Độ).

quan âm là gì
Phật Thích Ca Mâu Ni đứng đầu giới phật pháp

4. Tên các vị Phật và Bồ Tát là gì?

Mặc dù các vị Phật và Bồ Tát đều có hình tượng và hạnh nguyện riêng nhưng đặc điểm chung của tất cả các vị này là đều có tấm lòng từ bi, phổ độ chúng sinh, sẵn sàng cứu vớt chúng sinh thoát khỏi bể đời khổ đau. Dưới đây là danh sách tên các vị Phật và Bồ Tát. 

  • ​​Đạo Sư Liên Hoa Sanh.
  • Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.
  • Đức Phật Tài Bảo Jambala.
  • Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.
  • Bổn Tôn Đức Tara Trắng.
  • Đức Quán Thế Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay.
  • Đức Kim Cương Thủ.
  • Ngài Tara Xanh.
  • Đức Phật Di Lặc.
  • Đức Phật Dược Sư.
  • Đức Diệu Âm Thiên Nữ.
  • Đức Mahakala Như Ý – Cintamani Mahakala.
  • Đức Kurukulle – Tác Minh Phật Mẫu.
  • Ngài Guru Bọ Cạp.
  • Đức Phật Vô Lượng Thọ – Amitayus.
  • Ngài Ganesha.
  • Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
  • Dakini Đầu Sư Tử Simha Mukha.
  • Đức Mã Đầu Minh Vương – Hayagriva.
  • Đức Kim Cương Tát Tỏa – Vajrasattava.
  • Đức Bất Động A Súc Bệ.
  • Đức Kim Cương Heo Nái – Vajravarahi.
  • Đức Đại Hắc Kim Cương Sáu Tay – Mahakala Sáu Tay.
  • Đức Hô Kim Cương – Hevajra.
  • Đức Liên Hoa Thủ Bồ Tát – Padmapani.
  • Đức Trừ Chướng Cái Bồ Tát.
  • Đức Phật Kim Cương Trì – Vajradhara.
  • Đức Bất Động Minh Vương.
  • Đức Phật A Di Đà.
  • Đức Địa Tạng Bồ Tát.
  • Đức Đại Thế Chí Bồ Tát.
  • Đức Đại Tùy Cầu Bồ Tát.
  • Chuẩn Đề Phật Mẫu.
  • Đức Hư Không Tạng Bồ Tát.
  • Đức Thắng Lạc Luân Kim Cương – Chakrasamvara.
  • Đức Phổ Hiền Bồ Tát.
  • Đức Kim Cương Phổ Ba – Vajra Kilaya.
  • Đức Liên Hoa Thủ Bồ Tát – Padmapani.
  • Đức Kim Cương Thời Luân.
  • Đức Khổng Tước Minh Vương.
  • Chaturmukha Mahakala – Đức Mahakala Bốn mặt.
  • Đức Phổ Hiền Như Lai Phối Ngẫu.
  • Cam Lồ Quân Trà Lợi Minh Vương – Amrita Kundali.
  • Đức Quan Âm Trắng Ôm Phối Ngẫu.
  • Phật Đảnh Tôn Thắng Phật Mẫu.
  • Hàng Tam Thế Minh Vương.
  • Đức Phật Bất Không Thành Tựu.
  • Đức Phật Bảo Sanh.
  • Kim Cương Dạ Xoa Minh Vương.
  • Đức Phật Tì Lô Giá Na – Đại Nhật Như Lai.
  • Đức Bí Mật Tập Hội Kim Cương.
  • Bà Mẹ Một Mắt Ekajati.
  • Đức Kim Cương Khủng Bố – Yamataka.
  • Đức Kim Sí Điểu – Garuda.
  • Đức Kim Cương Dạ Ma Vương – Yama.
  • Đức Bạch Tán Cái Phật Mẫu – Sitatapatra.
  • Đức Như Ý Luân Quan Âm – Cintamani Cakra.

XEM THÊM: 

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu xong về “Phật, Bồ Tát là gì? Có bao nhiêu vị Phật, Bồ Tát?”. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn và giúp bạn hiểu biết sâu rộng hơn về thế giới Phật pháp. 

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên