Sống khỏe

Tác hại của ô nhiễm không khí trong nhà là gì?

CẬP NHẬT 01/04/2024 | BỞI Thúy Hằng

Nhiều người vẫn còn chưa thật sự chú ý đến tác hại của ô nhiễm không khí trong nhà, vì chỉ quan tâm đến việc ô nhiễm bên ngoài. Chính điều này đã gây ra các vấn đề về sức khỏe cho người thân trong gia đình. Trong bài viết này, Vua Nệm sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các tác hại của ô nhiễm không khí trong nhà, nguyên nhân gây ô nhiễm và cách xử lý hiệu quả.

1. Ô nhiễm không khí trong nhà là gì?

Bình thường, mọi người thường nghe báo chí, truyền thông nói nhiều về tình trạng ô nhiễm không khí ở thành phố lớn, khu công nghiệp, đường phố,… thay vì ô nhiễm không khí trong nhà, nên ít người quan tâm.

Ô nhiễm không khí trong nhà được hiểu là tình trạng gia tăng các tác nhân sinh học, vật lý, hóa học có hại nhiều hơn so với bình thường. Điều này khiến cho chất lượng không khí trong nhà bị xấu đi đáng kể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ hoặc những người mắc bệnh viêm phổi mãn tính, hen suyễn, dị ứng, ung thư phổi,…vv.

Ô nhiễm không khí trong nhà
Ô nhiễm không khí trong nhà được hiểu là tình trạng gia tăng các tác nhân sinh học, vật lý, hóa học có hại

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà

Hiện có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ chính vật dụng bình thường trong nhà mà mọi người lại không hề biết. Sau đây là các nguyên nhân phổ biến, gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà.

2.1. Lò sưởi và ống khói

Không giống như Châu Âu, ở Việt Nam có rất ít gia đình xây lò sưởi ở trong nhà để sưởi ấm vào mùa đông. Nếu thì chỉ tập trung ở các gia đình phía Bắc nước ta, nơi có mùa đông lạnh giá, khắc nghiệt.

Trường hợp gia đình có xây lò sưởi thì đây cũng là một trong những nguyên nhân chính, gây ra tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà. Nếu hệ thống thông gió kém thì khí carbon monoxide sẽ tích tụ ngay trong nhà.

Bên cạnh đó, ống khói lò sưởi sau một thời sử dụng sẽ bị bám bụi nhiều, nếu không được bảo trì, vệ sinh thường xuyên cũng có thể làm gia tăng bụi bẩn trong nhà.

ô nhiễm không khí trong nhà do lò sưởi
Lò sưởi là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà

2.2. Thảm lót sàn gây ô nhiễm không khí trong nhà

Theo các chuyên gia, tấm đệm và chất kết dính của thảm lót sàn thường thải ra các loại khí độc, gây ô nhiễm không khí trong nhà. Vì vậy, trước khi lắp thảm cho nhà thì nên trải ra ngoài vài ngày trước, để khí độc thoát bớt ra ngoài. 

Bên cạnh đó, trong quá lắp thảm thì các bạn nên tránh ra ngoài và giữ cho ngôi nhà luôn thông thoáng. Đặc biệt, nếu gia đình có người bị dị ứng, hen suyễn, thì nên cân nhắc thật kỹ và chọn loại thảm lót sàn phù hợp.

2.3. Khói thuốc lá hoặc khí ga thoát ra từ nhà bếp

Khói thuốc lá và khói từ nhà bếp cũng là nguyên nhân chính, gây ô nhiễm không khí trong nhà. Nếu gia đình có người thường xuyên hút thuốc thì sẽ khiến cho không khí trong nhà bị ô nhiễm nghiêm trọng. Mặt khác, khói thuốc bám vào quần áo, thảm, đệm cũng là nguyên nhân tiềm tàng, gây ô nhiễm không khí trong nhà.

Ngoài ra, nếu bạn lắp bình ga không đúng cách, dây bị rò rỉ, sẽ làm cho khí thoát ra ngoài, gây ô nhiễm không khí. Dù chỉ với một lượng nhỏ, nhưng khí ga cũng có thể gây mệt mỏi khi có người hít vào. 

 ô nhiễm không khí trong nhà do hút thuốc
Hút thuốc trong nhà là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

2.4. Các sản phẩm tẩy rửa mạnh, hóa chất độc hại

Khi sử dụng các sản phẩm tẩy rửa có nồng độ mạnh hoặc các loại hóa chất khác mà không bảo quản, đậy nắp thật kỹ, thì khí độc sẽ thoát ra ngoài và gây ô nhiễm không khí trong nhà. Đặc biệt, những hóa chất có nồng độ axit mạnh, là các bạn cần phải chú ý bảo quản đúng cách, để hạn chế tình trạng ô nhiễm, giúp bảo vệ sức khỏe cho người thân. 

Ngoài 4 nguyên nhân chính ở trên thì còn rất nhiều nguồn gây ra ô nhiễm không khí trong nhà khác, ví dụ như: Chất phthalates có trong máy làm mát không khí, hóa chất formaldehyde trong đồ gỗ nội thất, sơn và dụng cụ tẩy sơn, sáp thơm hoặc xịt phòng nhân tạo, thú cưng,…vv.

3. Tác hại của ô nhiễm không khí trong nhà

Cũng tương tự như nhiều kiểu ô nhiễm không khí khác, ô nhiễm không khí trong nhà luôn gây ra rất nhiều tác hại đối với sức khỏe của con người. Sau đây là tác hại khi nhà bị ô nhiễm không khí.

3.1. Ô nhiễm không khí trong nhà gây ung thư và nhiều bệnh hô hấp khác

Ô nhiễm không khí bên ngoài và cả trong nhà là một trong những tác nhân chính, khiến cho nhiều người mắc các căn bệnh về hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi,…

Trường hợp ô nhiễm nặng, trong không khí chứa nhiều chất như benzen, toluene, amiăng, formaldehyd, acrolein, nicotine, viêm phế nang dị ứng ngoại lai…sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư ở những người thường xuyên tiếp xúc.

Ô nhiễm không khí trong nhà gây ung thư
Ô nhiễm không khí trong nhà có thể gây ung thư và nhiều bệnh hô hấp khác

3.2. Các vấn đề về sinh sản và cả hệ thần kinh

Ô nhiễm không khí không chỉ gây tác hại cho hệ hô hấp mà còn làm hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh và các vấn đề sinh sản. Các chất Phthalates, amiăng, nicotine…trong không khí ô nhiễm sẽ làm cho chất lượng tinh trùng kém, nồng độ testosterone bị suy giảm và còn khiến cho các cơ quan sinh dục phát triển bất thường. 

Nếu không khí chứa nhiều chì và formaldehyd, thì có thể gây ra các vấn đề về thần kinh như sa sút trí tuệ và gia tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

3.3. Gây ra các vấn đề về tim mạch, thận và hệ tiêu hóa

Ô nhiễm không khí trong nhà có thể gây ra nhiều vấn đề về tim mạch, thận và cả hệ tiêu hóa. Cụ thể, khí Carbon monoxide được xem là một trong những tác nhân chính, khiến cho nhiều người mắc bệnh tim mạch (CVD). 

Bên cạnh đó, không khí ô nhiễm cũng khiến cho thận và hệ tiêu hóa của một người bị suy yếu, khi tiếp xúc trong một thời gian dài.

Ô nhiễm không khí trong nhà gây bệnh về tim mạch
Ô nhiễm không khí trong nhà có thể gây ra các vấn đề về tim mạch

3.4. Ô nhiễm không khí trong nhà khiến nhiều người bị kích ứng da

Kích ứng da, nổi mẩn đỏ cũng là một trong những tác hại của ô nhiễm không khí trong nhà. Theo đó, chất Formaldehyd trong không khí ô nhiễm sẽ làm cho những người có làn da nhạy cảm bị kích ứng, viêm da,…ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và cả công việc hàng ngày.

4. Kinh nghiệm phòng chống ô nhiễm không khí trong nhà

Để hạn chế được tác hại của ô nhiễm không khí trong nhà thì gia chủ bắt buộc phải các biện pháp xử lý và phòng chống ngay từ trước. Trên thực tế, để phòng chống tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà cũng không có gì quá phức tạp, chỉ cần thay đổi một số thói quen hàng ngày và nghiêm túc thực hiện một số việc sau đây.

  • Lau nhà và hút bụi thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn
  • Không sử dụng băng phiến
  • Nên hạn chế sử dụng các sản phẩm có mùi thơm trong gia đình
  • Lắp đặt hệ thống thông gió, lọc khói, lọc không khí cho ngôi nhà
  • Xử lý và không cho nấm mốc sinh sôi, phát triển
  • Không nên sử dụng than củi, than đá trong nhà
  • Không hút thuốc trong nhà
  • Để giày dép bên ngoài
  • Chỉ sử dụng thảm có chất lượng tốt, được chứng nhận an toàn
  • Nên bố trí thêm cây xanh vào không gian sống để thanh lọc không khí
  • Không nên sử dụng sơn chứa nhiều chì
  • Cài đặt báo động khói và cảnh báo dò khí carbon monoxide
  • Luôn giữ cho nhà bếp, phòng tắm khô ráo
  • Ưu tiên sử dụng chất tẩy rửa có nguồn gốc hữu cơ

Trên đây là những tác hại của ô nhiễm không khí trong nhà. Như các bạn đã thấy, ô nhiễm không khí ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người, nên các bạn phải có biện pháp phòng chống phù hợp. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ chú ý hơn đến việc bảo vệ không gian sống, giữ cho không khí trong nhà luôn sạch sẽ, trong lành, từ đó nâng cao sức khỏe cho cả gia đình.

XEM THÊM:

Bài viết liên quan:

Thúy Hằng
Thúy Hằng