Ngũ hành tương sinh tương khắc đều là những khái niệm vô cùng quen thuộc với đời sống con người hiện nay. Tuy nhiên, bạn có biết ngũ hành tương sinh, tương khắc là gì? Chúng có quy luật như thế nào hay chưa? Để hiểu thêm về yếu tố quan trọng khi xem phong thủy này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Vua Nệm nhé.
Nội Dung Chính
1. Khái niệm về ngũ hành tương sinh tương khắc
Triết học quy định rõ rằng, vạn vật trên cõi đời này đều phát sinh từ 5 yếu tố khác nhau đó là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ và được gọi chung lại là ngũ hành.
Ngũ hành không chỉ có mối tác động vô cùng chặt chẽ đến phong thuỷ. Mà chúng cũng có liên kết mật thiết đối với cuộc sống của con người. Trong ngũ hành luôn luôn tồn tại 2 yếu tố đó là tương sinh và tương khắc. Trong đó:
- Ngũ hành tương sinh: là cụm từ dùng để ám chỉ những hiện tượng mệnh hợp, luôn giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau, để cùng nhau phát triển. Trong ngũ hành, mệnh Mộc sẽ tương sinh với mệnh Hỏa. Trong khi đó, mệnh Hỏa lại tương sinh cùng mệnh Thổ.
- Ngũ hành tương khắc: nếu các mệnh trong ngũ hành tương sinh sẽ hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, thì các mệnh trong ngũ hành tương khắc lại ngược lại. Đây là cụm từ dùng để chỉ sự cản trở giữa các cung mệnh lẫn nhau. Nếu để các mệnh này đi với nhau thì rất dễ gây ra những điều tai ương. Trong ngũ hành, mệnh Thủy sẽ tương khắc với mệnh Hỏa, và mệnh Kim sẽ tương khắc với mệnh Mộc.
Ngày nay, ngũ hành tương sinh, tương khắc được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực trong đời sống như cưới hỏi, dựng nhà, làm ăn, hay mở công ty,… Nhiều người cho rằng, các quy luật về ngũ hành tương sinh, tương khắc sẽ giúp sẽ phản ánh vận mệnh tốt đẹp ở hiện tại cũng như tương lai của con người.
2. Những quy luật về ngũ hành tương sinh, tương khắc
Trên thực tế, các mệnh tương sinh có quy luật và tính chất hoàn toàn so với các mệnh về ngũ hành tương khắc. Chính vì thế, khi xem phong thuỷ, người ta sẽ dựa trên các quy luật giữa các mệnh để phán đoán tương lai của các vận mệnh.
2.1. Quy luật về ngũ hành tương sinh
Trong quy luật về ngũ hành tương sinh thì sẽ có 5 mệnh liên quan đến nhau đó là Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa và Hỏa sinh Thổ.
- Thổ sinh Kim: thổ ở đây sẽ được hiểu là đồi núi, đất cát, trong núi sẽ tồn tại rất nhiều tài nguyên. Kim sẽ là kim loại, chính là những quặng được hình thành từ đất.
- Kim sinh Thủy: Kim là kim loại. Kim loại sau khi nung chảy sẽ tạo thành một loại chất lỏng – thuỷ. Do đó, Kim sinh Thuỷ chính là ý này.
- Thủy sinh Mộc: Thuỷ là nước, đây chính là yếu tố vô cùng quan trọng để cây cối sinh sôi và phát triển nhanh chóng. Cây cối trong ngũ hành là đại diện cho mệnh Mộc.
- Mộc sinh Hỏa: Mộc ở đây là cây khô. Cây khô sau khi đốt thì có thể tạo thành những ngọn lửa lớn. Lửa chính là đại diện của mệnh Hoả.
- Hỏa sinh Thổ: Lửa có khả năng đốt cháy mọi thứ trở thành tro bụi. Tro bụi cũng từ đó mà vun đắp thành đất.
Có thể thấy rằng, quy luật về ngũ hành tương sinh sẽ bao gồm 2 phương diện đó là cái sinh ra và cái được sinh ra. Quy luật về ngũ hành tương sinh còn được biết đến với tên gọi khác là quy luật mẫu tử.
2.2. Quy luật về ngũ hành tương khắc
Cũng giống như quy luật về ngũ hành tương sinh, quy luật về ngũ hành tương khắc cũng sẽ có những cặp mệnh đối ngược nhau. Tính chất của quy luật về ngũ hành tương sinh cũng sẽ hoàn toàn khác biệt với quy luật về ngũ hành tương khắc. Trong đời sống, khi muốn thực hiện điều gì quan trọng, con người cần phải xem xét rất kỹ về quy luật về ngũ hành tương khắc, để tránh những điều không may.
Các cặp mệnh trong quy luật về ngũ hành tương khắc bao gồm:
- Thủy khắc Hỏa: Thuỷ là nước và Hoả là lửa. Dù ngọn lửa có cháy lớn như thế nào thì cũng có thể bị dập tắt bởi nước.
- Hỏa khắc Kim: Kim sẽ được nung chảy bên trong những ngọn lửa lớn. Do đó theo quy luật, đây là 2 cặp mệnh vô cùng khắc nhau.
- Kim khắc Mộc: Kim là kim loại và Mộc là gỗ. Kim loại sau khi được rèn dũa sẽ trở thành dụng cụ để đốn cây.
- Mộc khắc Thổ: cây vốn cần nước để duy trì sự sống. Tuy nhiên, đất cũng cần nước để trở nên tươi xốp và duy trì độ ẩm. Mộc khắc Thổ được hiểu là cây cối sẽ hút hết tất cả nước và chất dinh dưỡng từ đất đai.
- Thổ khắc Thủy: Thổ là đất và Thuỷ là nước. Đất sẽ hút sạch nước và ngăn chặn hoàn toàn các dòng chảy. Chính vì vậy trong ngũ hành, 2 mệnh này tương khắc với nhau.
Bản chất của những mệnh tương khắc với nhau đó là đảm bảo sự cân bằng cho vạn vật. Tuy nhiên, nếu sự tương khắc được đẩy lên đỉnh điểm thì rất dễ tạo ra sự suy vong, hủy diệt. Do đó, bạn nên lưu ý các mệnh tương khắc để tránh những điều xui xẻo, không may mắn.
3. Quy luật về ngũ hành phản sinh và ngũ hành phản khắc
3.1. Quy luật về ngũ hành phản sinh
Trong nhiều trường hợp, sinh nhiều quá cũng gây ra một số tai hại nhất định. Cũng giống như, cây khô là nguyên liệu để tạo ra lửa. Tuy nhiên, nếu cây khô quá nhiều thì rất dễ tạo ra những ngọn lửa quá lớn, gây thiệt hại đến vật chất và con người. Đây chính là nguyên nhân sinh ra quy luật về ngũ hành phản sinh.
- Kim tạo thành trong Thổ: nhưng nếu Thổ quá nhiều thì sẽ làm Kim bị vùi lấp.
- Hỏa hình thành Thổ: nhưng Hỏa quá lớn thì Thổ cũng bị cháy thành than.
- Mộc sinh ra Hỏa: nhưng Mộc quá nhiều thì Hỏa sẽ lớn, gây hại.
- Thủy cung cấp các loại dinh dưỡng cho Mộc trong quá trình sinh trưởng, phát triển. Tuy nhiên, nếu Thủy quá nhiều thì cũng làm Mộc bị cuốn trôi.
- Kim sinh Thủy: nhưng Kim quá nhiều thì Thủy có nguy cơ bị đục.
3.2. Quy luật về ngũ hành phản khắc
Ngũ hành tương khắc sẽ tồn tại 2 mối quan hệ đó là cái khắc nó và cái nó khắc. Tuy nhiên, nếu cái nó khắc có nội lực quá lớn thì sẽ khiến cho nó bị tổn thương. Nếu chúng không còn khả năng khắc hành khác thì đây chính là quy luật về ngũ hành phản khắc.
- Kim khắc Mộc: nhưng nếu Mộc quá cứng thì Kim sẽ bị gãy.
- Mộc khắc Thổ: nhưng trong trường hợp Thổ quá nhiều thì Mộc sẽ suy yếu.
- Thổ khắc Thủy: nhưng nếu Thủy nhiều thì Thổ bị sạt lở, và bào mòn.
- Thủy khắc Hỏa: trong trường hợp Hỏa quá nhiều thì Thủy sẽ bị cạn.
- Hỏa khắc Kim: nhưng Kim quá nhiều thì Hỏa cũng bị dập tắt.
Có thể nói rằng, trong ngũ hành không chỉ tồn tại quy luật tương sinh hay tương khắc mà còn có quy luật về ngũ hành phản sinh và ngũ hành phản khắc. Nắm rõ hơn về những mối quan hệ này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về con người cũng như vạn vật trong đời sống này.
Trên đây là những quy luật liên quan đến ngũ hành tương sinh, tương khắc. Hy vọng qua bài viết của Vua Nệm, bạn đã hiểu thêm về quy luật ngũ hành để vận dụng chúng trong đời sống của mình.