Nghiệp vụ là gì? Ý nghĩa và cách phân biệt từ nghiệp vụ

CẬP NHẬT 16/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Nghiệp vụ là từ ngữ thường được sử dụng trong môi trường làm việc, công sở. Hầu hết mọi người thường hiểu nghiệp vụ tức là chuyên môn, là kỹ năng làm việc trong từng lĩnh vực cụ thể. Vậy nghiệp vụ là gì? Nghiệp vụ có đồng nghĩa với chuyên môn không? Cùng Vua Nệm tìm hiểu nhé!

Nghiệp vụ nghĩa là gì
Nghiệp vụ là gì? Ý nghĩa và cách phân biệt từ nghiệp vụ

1. Nghiệp vụ là gì?

Nghiệp vụ chính là trình độ chuyên môn, kỹ năng của một người, để có thể hoàn thành công việc, nhiệm vụ ở vị trí mà họ được giao phó. Hiểu một cách đơn giản, nghiệp vụ là tổng hợp các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để một nhân sự có thể hoàn thành công việc của họ một cách hiệu quả và năng suất nhất. Người có nghiệp vụ cao sẽ thực hiện công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả và đem lại kết quả tối đa.

Với nhiều ngành nghề, nghiệp vụ chính là thước đo năng lực đối với nhân viên. Ở một số công ty, nghiệp vụ được áp dụng như một phương pháp để đánh giá năng lực, hiệu quả công việc của nhân sự nhằm xét thưởng hàng năm.

Mặc dù vậy, từ nghiệp vụ vẫn mang nhiều nét nghĩa khác nhau, được hiểu một cách linh hoạt trong từng ngữ cảnh. Không chỉ diễn tả trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn có thể được hiểu là kỹ năng mềm hoặc kỹ năng cứng mà một nhân sự sở hữu để hoàn thành công việc. Ở một số trường hợp, nghiệp vụ chỉ đơn giản là cách thực hiện, và vận hành công việc.

phân loại nghiệp vụ
Nghiệp vụ là gì? Ý nghĩa của nghiệp vụ có khác với chuyên môn không?

2. Phân loại nghiệp vụ

Trên thực tế, nghiệp vụ được chia thành hai nhóm chính, bao gồm:

  • Nghiệp vụ dựa theo trình độ chuyên môn
  • Nghiệp vụ dựa theo tính chất công việc

Vậy hai loại nghiệp vụ này khác nhau như thế nào?

Nghiệp vụ theo trình độ chuyên môn chính là những kiến thức mà nhân sự đã được học và tích lũy từ trước. Từ đó, họ vận dụng nghiệp vụ trình độ chuyên môn vào công việc để nâng cao năng suất làm việc, cũng như hiệu quả công việc, đem lại kết quả tốt hơn. Dù ở bất kỳ vị trí hay ngành nghề nào, nhân sự cũng có thể áp dụng nghiệp vụ trình độ trình môn để nâng cao hiệu suất làm việc.

Nghiệp vụ theo tính chất công việc chính là những kỹ năng chuyên biệt để áp dụng cụ thể cho từng vị trí, từng công việc nhất định. Mỗi ngành nghề sẽ có đặc thù riêng đòi hỏi những khả năng tương ứng của nhân sự nhằm đáp ứng tối đa yêu cầu công việc. Ví dụ, nếu ứng tuyển vào vị trí trong bộ phận kế toán, nhân sự phải có nghiệp vụ công việc về lĩnh vực này. 

3. Nghiệp vụ khác gì với chuyên môn?

Nhiều người thường lầm lẫn ý nghĩa của nghiệp vụ và chuyên môn là như nhau. Mặc dù có nét nghĩa tương đồng, nghiệp vụ và chuyên môn diễn tả hai hàm ý khác nhau. 

Cùng Vua Nệm tìm hiểu sự khác biệt giữa nghiệp vụ và chuyên môn nhé!

Nghiệp vụ Chuyên môn
  • Mô tả những kỹ năng mà một công việc yêu cầu, trong phạm vi một lĩnh vực cụ thể nào đó.
  • Mang hàm nghĩa chi tiết, cụ thể hơn. Ví dụ, trong ngành du lịch khách sạn, thì nghiệp vụ được yêu cầu chính là: nghiệp vụ hướng dẫn, nghiệp vụ điều hành…
  • Mô tả những kỹ năng mà một người được tiếp thu trong quá trình học tập, để có thể ứng dụng vào thực tế.
  • Mang hàm nghĩa rộng và khái quát hơn, bao phủ toàn bộ lĩnh vực. Ví dụ, chuyên môn ngành du lịch sẽ được đánh giá thông qua bằng cấp, chứng chỉ hoặc học vị của một người.

4. Một số nghiệp vụ cơ bản của các ngành nghề phổ biến trên thị trường

Để có thể đảm đương và hoàn thành tốt công việc, các nhân sự cần phải trang bị nghiệp vụ cho bản thân trong mọi ngành nghề và lĩnh vực tham gia.

Cùng Vua Nệm tìm hiểu các nghiệp vụ cơ bản trong một số ngành nghề phổ biến tại thị trường Việt Nam nhé!

4.1 Nghiệp vụ kế toán

Kế toán là một lĩnh vực yêu cầu nhân sự phải tiếp xúc nhiều với các con số, các phép tính. Dưới đây là một số nghiệp vụ kế toán cơ bản:

  • Kế toán thuế: hoàn thuế vào thời điểm đầu năm hoặc cuối năm, thực hiện báo thuế theo thời gian định kỳ phải nộp thuế, ghi nhận các khoản thuế có phát sinh trong ngày.
  • Kế toán tổng hợp và hạch toán cuối kỳ
  • Kế toán tiền lương và cả các khoản được trích theo tiền lương
  • Kế toán mua/ bán hàng và kế toán phụ trách công nợ.
Nghiệp vụ kế toán
Nghiệp vụ kế toán là điều kiện bắt buộc với nhân sự làm việc trong lĩnh vực này

4.2 Nghiệp vụ sư phạm

Sư phạm là một trong những ngành yêu cầu nghiệp vụ cao. Để có thể đứng trên bục giảng, ứng viên phải hoàn thành chương trình đào tạo để được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

Với các chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm, ứng viên sẽ được học các kỹ năng như: quản lý lớp học, điều hành lớp học, thiết kế giáo án dạy học, xây dựng bài giảng hay kỹ năng đặt câu hỏi cho học sinh…

Nghiệp vụ sư phạm
Nghiệp vụ sư phạm là khả năng chuẩn bị và thực hiện công tác giảng dạy

4.3 Nghiệp vụ ngân hàng

Một số nghiệp vụ cơ bản của ngành ngân hàng mà các ứng viên cần lưu ý:

  • Tín dụng ngân hàng: vay thế chấp, vay tín chấp, vay theo bảng lương, hay vay để mua các tài sản có giá trị cố định…
  • Kinh doanh đối ngoại: mua bán ngoại tệ, tài trợ xuất khẩu thương mại, thanh toán quốc tế…
  • Đầu tư: môi giới, mua bán cổ phiếu, mua bán trái phiếu của doanh nghiệp/ chính phủ, đầu tư chứng khoán…
  • Một số nghiệp vụ ngân hàng khác như: quản lý đầu tư, ủy thác…

4.4 Nghiệp vụ lễ tân, khách sạn

Nhân sự phụ trách công việc lễ tân cần thành thạo, chuyên nghiệp trong các nghiệp vụ sau:

  • Chào đón/ đón tiếp khách hàng
  • Thực hiện quy trình check in, check out cho khách hàng
  • Giới thiệu, hướng dẫn, tư vấn và giải đáp các thắc mắc cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến dịch vụ buồng, phòng.
  • Xử lý các cuộc gọi tư vấn hoặc đặt phòng
  • Tiếp nhận các mong muốn, yêu cầu của khách hàng lưu trú và chuyển tải thông tin đến các bộ phận liên quan.
  • Giải quyết các trường hợp, tình huống mà khách hàng phàn nàn về dịch vụ mà khách sạn cung cấp
Nghiệp vụ lễ tân, khách sạn
Nghiệp vụ lễ tân, khách sạn giúp nhân sự làm hài lòng khách hàng tuyệt đối

4.5 Nghiệp vụ buồng, phòng

Các nhân sự làm việc trong lĩnh vực buồng, phòng cần lưu ý các nghiệp vụ cơ bản sau:

  • Kiểm tra tình trạng buồng, phòng trước khi khách hàng đến
  • Kiểm tra thông tin, thời gian đến của khách hàng với bộ phận lễ tân
  • Cách sử dụng các dụng cụ, thiết bị cho việc vệ sinh phòng như: rèm kéo cửa, máy hút bụi, máy hút mùi…
  • Thực hiện vệ sinh các phòng lưu trú của khách
  • Hỗ trợ bộ phận lễ tân hoặc chăm sóc khách hàng giải quyết các phàn nàn của khách về dịch vụ phòng, hay chất lượng phòng ốc…
  • Phối hợp chặt chẽ với bộ phận lễ tân trong việc kiểm tra phòng sau khi khách check out để xác nhận tình trạng và dịch vụ phòng sau khi được sử dụng.

4.6 Nghiệp vụ bếp

Bếp là ngành nghề được nhiều nhân sự yêu thích và lựa chọn nhiều năm gần đây. Để có thể trở thành nhân sự giỏi trong lĩnh vực này, các ứng viên cần phải lưu ý các nghiệp vụ bếp như dưới đây:

  • Có khả năng sơ chế, chế biến các món ăn theo yêu cầu của nhà hàng, quán ăn…
  • Có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Cách sử dụng các dụng cụ/ thiết bị bếp như: lò nướng, máy xay, máy hút…
  • Có khả năng quản lý và điều hành khu vực bếp
nghiệp vụ bếp
Bếp là ngành nghề được nhiều nhân sự yêu thích và lựa chọn nhiều năm gần đây

Bài viết đã giới thiệu, phân tích cụ thể ý nghĩa của nghiệp vụ, cũng như phân biệt nghiệp vụ và các từ ngữ có nét nghĩa tương đồng. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp những thông tin bổ ích cho quý vị độc giả. Chia sẻ cho Vua Nệm cùng biết nghiệp vụ hiện tại của bạn nhé! Đừng quên theo dõi các bài viết hấp dẫn sắp tới của Vua Nệm nha!

XEM THÊM:

Đánh giá post
Không có bài viết liên quan.