Nhà hay

Gợi ý 6 loại lưới ban công an toàn & cách lắp đặt đúng chuẩn

CẬP NHẬT 20/03/2024 | BỞI Thúy Hằng

Lưới ban công được xem là giải pháp tuyệt vời để giảm thiểu nỗi lo tai nạn cho trẻ em. Đặc biệt là các căn chung cư hoặc nhà cao tầng. Trong bài viết này, Vua Nệm hướng dẫn bạn cách lắp đặt lưới ban công chuẩn cũng như 6 gợi ý lưới ban công an toàn nhất. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Tổng hợp các loại lưới ban công an toàn được yêu thích hiện nay

1.1. Lưới inox an toàn

Ngày nay, lưới inox an toàn đã trở thành sự lựa chọn phổ biến cho nhiều căn nhà phố và căn hộ chung cư. Sản phẩm không chỉ được yêu thích bởi độ bền và độ vững chắc ấn tượng, mà còn bởi sự dễ dàng, thuận tiện trong quá trình lắp đặt và  đem đến vẻ đẹp thẩm mỹ cao cho không gian sống.

Lưới inox an toàn được thiết kế với các sợi inox bền đẹp, được bọc nhựa PE bên ngoài, giúp chống lại mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Bên cạnh đó, lưới inox cũng giúp ngăn chặn các nguy cơ tai nạn té từ cao, đem đến sự an tâm cho gia chủ trong việc chăm sóc  trẻ nhỏ và người lớn trong nhà.

Giá của lưới inox an toàn có thể thay đổi tùy thuộc vào thương hiệu và các yếu tố khác. Ví dụ, lưới inox 304 không gỉ 2.5mm có mức giá dao động từ 140.000đ đến 160.000đ/m2, trong khi lưới 305 3mm có mức giá dao động từ 160.000đ đến 180.000đ/m2. Tuy vậy, đây là 1 sự đầu tư “đáng đồng tiền bát gạo”, bởi độ bền và tính hiệu quả mà lưới inox an toàn mang lại cho gia đình bạn là 10/10. 

lưới ban công an toàn làm bằng inox
Ngày nay, lưới inox an toàn đã trở thành sự lựa chọn phổ biến cho nhiều căn nhà phố và căn hộ chung cư

1.2. Lưới che nắng an toàn

Với những ban công có nắng nhiều thì lưới che nắng an toàn là lựa chọn lý tưởng nhất. Sản phẩm được làm từ vải bóng có khả năng chống tia UV lên đến 90%. Lưới có độ thông gió tuyệt vời mang lại cảm giác mát mẻ nhưng vẫn đảm bảo độ sáng cho không gian. Bốn cạnh của lưới đều có lỗ và dây thừng chắc chắn nhằm cố định lưới, đảm bảo căng sát vào từng thành ban công.

Nhà có trẻ đang trong giai đoạn chập chững biết đi nên chọn loại lười này vì nó tạo sự thông thoáng, lại an toàn cho các bé khi vui chơi gần khu vực ban công. Giá thành của lưới che nắng an toàn khoảng 265.000đ cho 1 cuộn có kích thước 180x100cm.

lưới ban công an toàn che được nắng
Sản phẩm được làm từ vải bóng có khả năng chống tia UV lên đến 90%.

1.3. Lưới Polyester bảo vệ ban công

Một bộ lưới Polyester bảo vệ ban công gồm có lưới bảo vệ chắc chắn, khóa treo và dây buộc, được gia cố cạnh để tăng độ ổn định. Lưới lắp đặt cố định vào thành ban công, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ nhỏ, cho phép các bé thoải mái và vui chơi quanh khu vực ban công. 

Quá trình lắp đặt lưới cũng rất đơn giản và nhanh chóng. Sản phẩm này phù hợp để lắp đặt ở nhiều vị trí như cửa sổ, hành lang, cầu thang, ban công… Đặc biệt, với giá thành vô cùng hợp lý, chỉ 271.000đ cho kích thước 300x74cm, loại lưới này là một sự lựa chọn tuyệt vời cho các gia đình. 

1.4. Lưới an toàn sợi polyester nylon

Với các gia đình có ngân sách hạn hẹp, lưới an toàn sợi polyester nylon có thể là một lựa chọn phù hợp. Loại lưới này được làm từ sợi polyester nylon chắc chắn, có độ đàn hồi thấp và độ bền cao, giúp đảm bảo an toàn cho gia đình. Ngoài ra, lưới cũng có khả năng chống nắng và chống mài mòn tốt, đảm bảo rằng chống chọi được với mọi điều kiện thời tiết..

Bên cạnh mục đích bảo vệ ban công, lưới cũng được sử dụng ở khu vực cầu thang và các không gian khác trong nhà nhằm tạo ra một hàng rào an toàn để ngăn trẻ em tiếp cận các vị trí nguy hiểm.

lưới an toàn sợi an toàn polyester nylon
Với các gia đình có ngân sách hạn hẹp, lưới an toàn sợi polyester nylon có thể là một lựa chọn phù hợp

Về giá cả, lưới an toàn thường được bán theo gói, với trọng lượng khoảng 0,65kg. Giá của một gói lưới này dao động khoảng 250.000đ. Mức giá này thường phù hợp với các gia đình có ngân sách hạn chế nhưng vẫn mong muốn tìm kiếm 1 sản phẩm đảm bảo chất lượng và hiệu quả bảo vệ cao

1.5. Lưới kim loại đục lỗ không gỉ

Lưới kim loại đục lỗ không gỉ cũng là một lựa chọn phổ biến của các gia đình.

Loại lưới này được làm từ các vật liệu như thép không gỉ, nhôm với khả năng chống oxy hóa và không bị gỉ sét.

Lưới kim loại đục lỗ không gỉ có nhiều hình dạng lỗ khác nhau như lỗ dài, vuông, tròn, lục giác và nhiều hình dạng khác, mang lại sự dễ dàng cho gia chủ trong việc lựa chọn thiết kế phù hợp với phong cách ban công và cầu thang. 

Lưới kim loại đục lỗ không gỉ thường được sử dụng để bảo vệ an toàn, ngăn chặn trẻ em và thú cưng tiếp cận các vị trí nguy hiểm như ban công cao, cầu thang, hay các không gian trên cao khác. Lưới này có khả năng chịu lực tốt và hiệu suất bảo vệ cao, mang lại sự an tâm cho gia đình.

Về giá cả, lưới kim loại đục lỗ không gỉ 60x120cm có giá khoảng 577.000đ. Tuy nhiên, giá cả có thể thấp hay cao hơn tùy thuộc vào các yếu tố như kích thước, chất liệu và thương hiệu của lưới nữa bạn nhé!

Lưới ban công kim loại đục lỗ không gỉ
Lưới kim loại đục lỗ không gỉ có nhiều hình dạng lỗ khác nhau như lỗ dài, vuông, tròn, lục giác và nhiều hình dạng khác

2. Hướng dẫn cách tự lắp lưới an toàn ban công cho gia đình

Việc tự lắp đặt lưới an toàn cho căn hộ là một lựa chọn tiết kiệm chi phí hơn. Bên cạnh đó gia chủ có thể tự do trong việc tùy chỉnh và kiểm soát quá trình lắp đặt. Tuy vậy, quá trình lắp đặt cần đúng chuẩn để đảm bảo khả năng bảo vệ tối ưu.

Dưới đây là các bước lắp đặt ban công tại nhà mà bạn có thể tham khảo: 

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu, bao gồm thanh nhôm, dây cáp bọc nhựa, ốc vít, máy khoan cầm tay, vít nở sắt hoặc vít nở nhựa và thang nhôm.

Bước 2: Cố định các thanh nhôm bề mặt ban công bằng cách sử dụng các loại ốc vít phù hợp với loại bề mặt (bê tông, tường, sắt hoặc Inox). Trên thanh nhôm đã có sẵn những lỗ để bạn bắt vít. Thông thường khoảng cách giữa các lỗ khoảng 5-10cm đã được tính toán cẩn thận dựa trên khả năng chịu lực của thanh. 

  • Bề mặt là bê tông: Sử dụng vít nở sắt sẽ tốt nhất. Tùy thuộc vào độ chắc của tưởng mà gia chủ sử dụng vít nở sắt hay nhựa, kích cỡ phù hợp để đem đến tính an toàn cao nhất. 
  • Bề mặt là sắt hoặc inox: Gia chủ có thể dùng vít tự khoan. 

Trong quá trình lắp đặt, bạn nên chú ý tính toán để ốc vít xen kẽ nhau, sao cho 2 ốc gần nhau của thanh này phải nằm giữa 2 ốc cách xa nhau của thanh kia. Thêm nữa, điểm bắt đầu của dây phải là một con ốc đứng độc lập ở đầu trên bên trái. 

Bước 3: Tiếp đến là tiến hành căng cáp inox. Bạn thực hiện theo các bước sau: 

  • Cố định 1 đầu dây từ phía trái trước rồi từ từ luồn dây qua 2 ốc vít nằm gần nhau. 
  • Tiếp tục đi lên, đi xuống cho đến khi dây đi hết qua các ốc vít.
  • Tiến hành căng từng dây cáp bằng cách cố định 1 đầu dây cần căng rồi cố định tiếp 1 đầu bằng cách siết 3 ốc vít. 
  • Dùng lực kéo căng sợi cáp từ ốc thứ 3 đến ốc thứ 4. Hãy sử dụng lực vừa đủ để tránh làm bật tất cả các ốc cố định 2 thanh định vị. 
  • Tiến hành xoáy ốc số 2 và ốc số 3 bên dưới. Đồng thời xoáy mở con ốc thứ 4 ra. 
  • Tiếp theo, gia chủ dùng lực siết tốc các con ốc, tính từ con ốc đã siết chặt đến con ốc thứ 8 tính từ nó. 
  • Tiến hành dùng tay kéo ngang tương tự như bước ở trên.
  •  Siết chặt con ốc thứ 4 và 5, sau đó xoáy mở con ốc số 8. 
  • Tiến hành căng cáp cho đến khi hết cáp. Ở sợi cáp cuối cùng nhớ khóa chết ốc lại. Rồi khóa toàn bộ ốc bên trên và cắt cáp thừa. 

Bước 4: Lắp các thanh ốp che vào các điểm giao giữa cáp ngang và cáp dọc để hoàn thành lắp đặt lưới an toàn và tạo tính thẩm mỹ cho lưới.

Tuy nghe có vẻ hơi phức tạp nhưng khi tiến hành thì cũng khá đơn giản, thông thường với diện tích lắp đặt khoảng 4m2-5m2 thời gian để hoàn thiện việc lắp đặt khoảng 1 giờ đồng hồ.

Nếu bạn không tự tin với “tay nghề” của mình, hãy tìm sự trợ giúp từ những người có kinh nghiệm hoặc chuyên gia lắp đặt lưới an toàn để đảm bảo rằng công việc được thực hiện đúng cách và đảm bảo an toàn tối đa.

 cách tự lắp lưới ban công an toàn
Nếu bạn không tự tin với “tay nghề” của mình, hãy tìm sự trợ giúp từ những người có kinh nghiệm hoặc chuyên gia lắp đặt lưới an toàn

Trên đây Vua Nệm đã đem đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích liên quan đến lưới ban công an toàn. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chọn mua và lắp đặt sản phẩm này nhé!

XEM THÊM:

Bài viết liên quan:

Thúy Hằng
Thúy Hằng