Sức khỏe giấc ngủ

Lucid Dream Là Gì? Làm Thế Nào Để Điều Khiển Câu Chuyện Trong Giấc Mơ Của Bạn?

CẬP NHẬT 28/02/2023 | BỞI Tôn Vân

Lucid Dream là một thuật ngữ đã tồn tại rất lâu và được biết đến lần đầu tiên vào năm 1913 bởi Frederik Willem van Eeden – Nhà tâm thần học người Hà Lan. Ngày nay, thuật ngữ Lucid Dream trở lại như một làn sóng khiến giới trẻ không khỏi tò mò về nó. Vậy Lucid Dream là gì? Làm thế nào để đi vào Lucid Dream? Hãy cùng tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Lucid Dream Là Gì?

Lucid Dream được hiểu như là một giấc mơ sáng suốt. Điều này có nghĩa trong khi ngủ, bản thân chúng ta có thể nhận thức được giấc mơ. Và thậm chí có thể điều khiển được câu chuyện trong chính giấc mơ đó.

lucid dream là gì
Lucid Dream là gì?

Phần lớn, chúng ta thường quên đi những gì đã xảy ra trong giấc mơ sau khi tỉnh dậy nhưng Lucid Dream thì không. Thêm một cách nhận biết bản thân đã trải qua Lucid Dream đó là bạn vẫn nhớ và cảm nhận được những sự việc đã xảy ra trong giấc mơ của bạn. 

2. Sự Ra Đời Của Lucid Dream

Đối với tôn giáo phương Đông, trạng thái nhận thức giấc mơ là một phần trong truyền thống tôn giáo của họ. Và ngay cả Đạo Phật cũng bị ảnh hưởng bởi quan niệm này. Có thể thuật ngữ Lucid Dream đã được Nhà tâm lý học Frederik Willem van Eeden nhắc đến từ lâu nhưng Aristotle mới chính là người có những ghi chép cụ thể về nó. 

Aristotle là một nhà triết học Hy Lạp, quyển “On Dreams” của ông được cho rằng là những ghi chép đầu tiên về Lucid Dream. Đây là một quyển sách ngắn có 3 chương. Ông đã mô tả một cách chi tiết về việc đạt đến trạng thái nhận thức giấc mơ của chính mình.

cách vào lucid dream
Sự ra đời của Lucid Dream

Trong khi những hiện tượng này đã được phát hiện cách đây hàng nghìn năm nhưng phải đến thế kỷ 19 thì các nhà khoa học mới thật sự bắt tay vào nghiên cứu Lucid Dream. Sau nghiên cứu vào những năm 1960-1970, các nhà khoa học cho rằng Lucid Dream có liên quan đến giấc ngủ REM và EOG (điện quang đồ). 


Dưới sự phát triển của công nghệ, các nhà khoa học có thể quan sát kỹ hơn về những gì đang xảy ra và thay đổi hoạt động bên trong não khi Lucid Dream diễn ra. 

3. Làm Thế Nào Để Điều Khiển Câu Chuyện Trong Giấc Mơ Của Bạn?

Lucid Dream có thể là một điều gì đó thú vị nhưng một số người lại cảm thấy điều này thật điên rồ và đáng sợ. Làm thế nào để đi vào Lucid Dream một cách an toàn và tự nhiên nhất? Và cần luyện tập những gì để có thể điều khiển được những câu chuyện xảy ra trong giấc mơ? 

cách để vào lucid dream
Làm thế nào để điều khiển giấc mơ của chính mình?

3.1 Lucid Dream diễn ra như thế nào?

Thông thường, giấc ngủ của con người được chia thành 2 loại: Giấc ngủ không REM (non-rapid eye movement) và giấc ngủ REM (rapid eye movement). 

  • Giấc ngủ không REM (non-rapid eye movement): giấc mơ thường không xuất hiện trong giấc ngủ này.
  • Giấc ngủ REM (rapid eye movement): não hoạt động mạnh, mắt chuyển động nhanh, đây là giấc ngủ dễ tạo thành giấc mơ, tạo nền tảng cho Lucid Dream ra đời.

Giấc ngủ có thể được chia thành 5 giai đoạn bao gồm: ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu và ngủ mơ. Ngủ mơ chính là giai đoạn cuối cùng của giấc ngủ và chính chính là giai đoạn dễ tạo thành Lucid Dream nhất.

cách đi vào lucid dream
Giấc ngủ REM là nền tảng tạo thành Lucid Dream

Theo lý thuyết, để đi vào Lucid Dream thì giai đoạn ngủ mơ REM phải diễn ra nhiều lần và dài hơn nhiều so với các giai đoạn khác. Trung bình 1 đêm ngủ chúng ta có thể trải qua ngủ mơ REM tới 6 lần đối với 8 tiếng ngủ.

Trong đó, 3 lần cuối có thể diễn ra trong vòng 2 tiếng cuối cùng. Bạn phải đảm bảo rằng thời gian ngủ là đủ thì Lucid Dream mới có thể xảy ra. Nếu thời gian ngủ quá ít sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc đi vào Lucid Dream hoặc có thể sẽ giảm một nửa khả năng xảy ra Lucid Dream. 

3.2 Lucid Dream Có Lợi Hay Có Hại?

Đối với bất cứ một vấn đề nào, chúng ta không nên chỉ nhìn với cái nhìn phiến diện từ một phía. Và Lucid Dream cũng vậy. Bên cạnh những lợi ích mà Lucid Dream mang lại thì cũng tồn tại không ít những rủi ro. 

3.2.1 Ưu điểm của Lucid Dream

  • Bớt lo sợ khi gặp ác mộng: Lucid Dream giúp bạn nhận thức được những sự việc đang xảy ra chỉ là mơ. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác lo sợ khi phải đối mặt với những sự việc ấy.
  • Giảm lo lắng, căng thẳng: Việc có thể làm chủ được giấc mơ sẽ khiến bạn cảm thấy mạnh mẽ, từ đó có thể quyết định mọi chuyện trong giấc mơ và kết thúc giấc mơ theo cách mà bạn muốn.
  • Tăng khả năng sáng tạo: Những người sáng tạo sẽ rất dễ đi vào Lucid Dream hơn so với người bình thường. Và ngược lại, Lucid Dream cũng góp phần làm tăng khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của chúng ta.

3.2.2 Nhược điểm của Lucid Dream

  • Gây rối loạn giấc ngủ: Việc đi vào Lucid Dream sẽ khiến cho giấc ngủ chúng ta bị gián đoạn từ đó có thể dẫn đến ngủ không đủ giấc. Nếu thường xuyên đi vào Lucid Dream thì rối loạn giấc ngủ là một điều khó có thể tránh khỏi.
  • Mất kết nối: Khi Lucid Dream diễn ra quá thường xuyên bởi những giấc mơ chồng chéo lên nhau, dễ khiến chúng ta bị mất kết nối với chính bản thân và cả môi trường xung quanh. 
tác hại của lucid dream
Lucid Dream tốt hay xấu?

4. 5 Tips an toàn đi vào Lucid Dream

4.1. Bắt đầu Lucid Dream bằng thử nghiệm thực tế

Để tăng nhận thức về tinh thần thì việc luyện tập bằng những thử nghiệm thực tế là một phương pháp rất có ích cho quá trình hình thành Lucid Dream. Những bài tập thực tế sẽ giúp bạn rèn luyện tâm trí và sức khỏe, từ đó bạn có thể điều khiển được giấc mơ của mình. 

Bạn nên chọn những bài kiểm tra thực tế phù hợp với mình và thực hành nó mỗi ngày hoặc có thể là nhiều lần trong ngày. Điều này sẽ giúp bạn nâng cao sức mạnh của nhận thức và cải thiện được khả năng kiểm soát giấc mơ.

4.2. Quay trở lại giường ngủ

Theo phương pháp WBTB (wake up back to bed), quay trở lại giường ngủ là một việc có liên quan đến giấc ngủ REM khi bạn còn đang tỉnh táo. Trên thực tế, có rất nhiều cách để bạn quay trở lại giường ngủ nhưng đơn giản nhất là thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Đặt báo thức sau khi giấc ngủ diễn ra 5 tiếng.
  • Dọn dẹp không gian ngủ, tắt các thiết bị có ánh sáng xanh.
  • Khi báo thức reo, trong 30 phút hãy giữ cho tinh thần tỉnh táo.
  • Làm những việc bạn yêu thích trong 30 phút đó (đọc sách, nghe nhạc,…).
  • Tiếp tục giấc ngủ.

4.3. Cảm ứng ghi nhớ của Lucid Dream

Năm 1980, LaBerge đã cho ra đời một kỹ thuật có tên gọi là cảm ứng ghi nhớ của giấc mơ sáng suốt (Mnemonic induction of lucid dreams – MILD). Đây là một trong những phương pháp đầu tiên trong việc tạo ra Lucid Dream.

Để thực hiện được kỹ thuật này, LaBerge cho chúng ta lời khuyên như sau:

  • Hãy liên tục nghĩ đến một giấc mơ gần đây khi bạn đang ngủ thiếp đi.
  • Cố gắng tìm ra những chi tiết, sự việc khác thường đang diễn ra trong giấc mơ của bạn.
  • Suy nghĩ về việc trở lại giấc mơ và nhận thức được rằng những sự việc kỳ lạ đó chỉ có trong mơ.
  • Hãy tự nói với bản thân rằng: “Nếu lần sau tôi mơ, tôi muốn mình biết rằng tôi đang mơ”.

4.4. Viết nhật ký giấc mơ

Thói quen viết nhật ký là một thói quen tốt và bổ trợ cho quá trình luyện tập để có thể đi vào Lucid Dream một cách an toàn. Khi bạn viết lại nhật ký giấc mơ bạn sẽ nhớ lại những sự việc xảy ra trong giấc mơ của mình. Điều này rất có ích cho việc nhận thức giấc mơ của bạn.

4.5. WILD (giấc mơ sáng suốt thức tỉnh)

Khi bạn có khả năng trực tiếp bước vào giấc mơ và kiểm soát được những câu chuyện trong giấc mơ đó, có nghĩa là một giấc mơ sáng suốt thức tỉnh (WILD) đang diễn ra. Kỹ thuật WILD có thể giúp tâm trí bạn ở trạng thái tỉnh táo mặc dù đã chìm sâu vào giấc ngủ.

Để thực hiện được kỹ thuật này, bạn cần nằm xuống giường và thư giãn cho đến khi ảo giác xảy ra. Tuy nhiên bạn cần phải thực hiện đầy đủ 4 bước trên bao gồm: thử nghiệm thực tế, quay trở lại giường ngủ, cảm ứng ghi nhớ, viết nhật ký giấc mơ. Chỉ khi thực hiện đầy đủ 4 bước trên bạn mới có thể trực tiếp bước vào giấc mơ sáng suốt thức tỉnh. 

cách để có lucid dream
Kỹ thuật WILD giúp bạn tỉnh táo ngay khi đã chìm sâu vào giấc ngủ

Đến đây thì bạn đã hiểu Lucid Dream là gì chưa? Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp cho bạn có cái nhìn đa chiều về Lucid Dream. Việc đi vào Lucid Dream có thể sẽ không quá xấu nếu chúng ta không lạm dụng nó và có những phương pháp luyện tập an toàn. Hãy chuẩn bị cho mình một kiến thức vững vàng và một tinh thần thật tốt trước khi đi vào Lucid Dream bạn nhé!

Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-is-a-lucid-dream-5077887

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân