Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại ngày nay, việc mọi người chọn cư trú tại các chung cư đã trở thành xu hướng, cùng với đó là sự quan tâm sâu sắc của các gia đình về nghi lễ nhập trạch nhà chung cư.
Vậy cần phải chuẩn bị những gì, thực hiện nghi lễ như thế nào cho đúng để có thể mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình và căn nhà mới? Tại bài viết này, Vua Nệm sẽ giải thích cụ thể và hướng dẫn cách thực hiện lễ nhập trạch nhà chung cư đơn giản nhất đảm bảo đúng chuẩn phong thủy. Cùng khám phá ngay dưới đây nhé!
NỘI DUNG CHÍNH:
1. Lễ nhập trạch là gì? Tại sao cần làm lễ nhập trạch nhà chung cư?
Lễ nhập trạch là một trong những nghi lễ cổ truyền của người Việt Nam cần thực hiện khi chuyển đến ngôi nhà mới. Theo quan niệm dân gian, lễ cúng nhập trạch là thời điểm khai báo cho những vị thần cai quản khu vực về việc gia chủ sắp chuyển đến an cư.
Lễ cúng này cũng là nghi thức quan trọng không thể thiếu trong văn hóa Phong thủy, nhằm bày tỏ sự thờ kính tới các vị thần linh, thổ địa và báo tin với tổ tiên rằng gia đình sẽ chuyển tới nơi ở mới. Đây cũng là một cách bày tỏ mong cầu may mắn, bình an, thu hút tài lộc và vận khí tốt cho một khởi đầu mới thuận lợi.
Theo đó, không chỉ đối với nhà đất hay nhà riêng, lễ nhập trạch cũng cần được thực hiện đầy đủ khi chuyển vào nhà chung cư. Sở dĩ việc này là vì trong văn hóa người Việt, thực hiện lễ nhập trạch nhà chung cư nghiêm túc và đầy đủ mang lại nhiều ý nghĩa sâu sắc tới cho chủ nhà cũng như gia đình, cụ thể như sau:
- Cầu bình an, may mắn: Thông qua việc thực hiện nghi lễ, gia đình có thể bày tỏ mong cầu cho một cuộc sống suôn sẻ, thuận lợi và thành công tại nơi ở mới. Đây cũng chính là mục đích cốt lõi của nghi lễ nhập trạch.
- Bày tỏ lòng tôn kính tới thần linh, tổ tiên: Lễ nhập trạch là cơ hội để gia chủ cùng các thành viên tạ ơn các vị thần linh cai quản nhà cửa, khu vực đất đai, xin phép cho gia đình an cư lập nghiệp tại nơi ở mới. Ngoài ra, đây cũng là dịp con cháu báo cáo với tổ tiên về căn hộ mới.
- Khai vận, khai tỳ: Nghi lễ nhập trạch nhà chung cư còn giúp khai thông vận khí cho ngôi nhà, giúp giải tỏa những năng lượng xấu, đón nhận những nguồn năng lượng tốt và vận may mới cho căn hộ.
- Duy trì tín ngưỡng truyền thống: Tìm hiểu và thực hiện đầy đủ nghi lễ truyền thống một cách nghiêm túc là cách gia đình thể hiện sự tôn trọng với văn hóa, tín ngưỡng dân tộc.
2. Cần chuẩn bị những gì cho lễ nhập trạch nhà chung cư?
Lễ nhập trạch nhà chung cư đơn giản hơn so với lễ khi chuyển vào nhà đất về nhiều mặt từ quy trình chuẩn bị, thủ tục tiếp đãi đến không gian và quy mô. Tuy nhiên, tất cả đều cần thực hiện một cách đầy đủ để có thể mang lại bình an, suôn sẻ cho cuộc sống tại nơi an cư mới.
Hãy cùng Vua Nệm khám phá tiếp về những thứ cần chuẩn bị cho một lễ nhập trạch nhà chung cư đơn giản nhất nhưng đảm bảo chuẩn phong thủy dưới đây.
2.1. Chọn ngày nhập trạch
Ngày nhập trạch là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của toàn bộ nghi lễ. Theo đó, ngày và giờ của nghi lễ cần tuân theo quan niệm và quy luật đã có sẵn theo đúng phong thủy của năm để có thể mang đến vận may cho gia chủ.
Ngày nhập trạch tốt nhất sẽ quy tụ đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” và cần đảm bảo tránh những ngày Tam Nương, Nguyệt Kỵ, Sát Chủ. Để chọn được ngày giờ phù hợp nhất, gia chủ có thể tham khảo thầy phong thủy uy tín.
Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể tự tham khảo lịch âm và chọn ngày giờ nhập trạch nhà chung cư hợp lý theo 3 quy tắc:
- Chọn theo cung giờ hoàng đạo
Một ngày có rất nhiều thời gian khác nhau bao gồm cả hoàng đạo và hắc đạo, gia chủ cần tìm hiểu kỹ và chọn giờ tốt lúc trời đất giao hòa sau khi quyết định ngày nhập trạch. Có vậy thì nghi lễ mới thành công mang lại bình an, may mắn cho gia đình.
Ngoài ra, gia chủ có thể ghi chú lại những ngày hoàng đạo trong từng cặp tháng (tính theo âm lịch) như dưới đây:
Tháng | Ngày hoàng đạo |
1 và 7 | Tý, Sửu, Thìn, Tỵ, Mùi, Tuất |
2 và 8 | Dần, Mão, Ngọ, Mùi, Dậu, Tý |
3 và 9 | Thìn, Tỵ, Thân, Dậu, Hợi, Dần |
4 và 10 | Ngọ, Mùi, Tuất, Hợi, Sửu, Thìn |
5 và 11 | Thân, Dậu, Tý, Sửu, Mão, Ngọ |
6 và 12 | Tuất, Hợi, Dần, Mão, Tỵ, Thân |
- Chọn ngày dựa vào tuổi gia chủ
Ngày nhập trạch căn hộ cần phải phù hợp với tuổi của gia chủ mới có thể khai thông năng lượng tốt, mang lại sự may mắn, thịnh vượng. Theo đó, gia chủ ở từng tuổi nên chọn các ngày trong tháng phù hợp về mặt phong thủy như dưới đây:
Tuổi gia chủ | Ngày hoàng đạo |
Tý | Tý, Dần, Ngọ |
Sửu | Sửu, Mão, Thân |
Dần | Dần, Tỵ, Tuất |
Mão | Mão, Dậu, Hợi |
Thìn | Thìn, Thân, Mùi |
Tỵ | Tỵ, Tuất, Dậu |
Ngọ | Ngọ, Mùi, Thìn |
Mùi | Mùi, Thìn, Tỵ. |
Thân | Thân, Tuất, Dần |
Dậu | Dậu, Hợi, Mão |
Tuất | Tuất, Dần, Tý |
Hợi | Hợi, Mão, Sửu |
- Chọn ngày theo hướng căn hộ:
Theo quan niệm phong thủy, chọn ngày làm mâm cúng nhập trạch cần tuân theo hướng căn hộ, góp phần cân đối năng lượng của nhiều yếu tố. Để tránh những xui xẻo không đáng có, gia chủ nên lựa ngày thực hiện nghi lễ theo gợi ý sau:
Hướng nhà | Ngày cần tránh |
Hướng Đông (Hệ Mộc) | Dậu, Sửu, Tỵ (Hệ Kim) |
Hướng Tây(Hệ Kim) | Mùi, Hợi, Mão (Hệ Mộc) |
Hướng Nam(Hệ Hỏa) | Tý, Thân, Thìn (Hệ Thủy) |
Hướng Bắc(Hệ Thủy) | Dần, Ngọ, Tuất (Hệ Hỏa) |
2.2. Chuẩn bị mâm lễ cúng
Mâm cúng nhập trạch mang ý nghĩa đặc biệt bày tỏ sự thành kính và chào đón của gia chủ đối với thần linh, gia tiên và các năng lượng tốt lành tại căn hộ mới. Qua đó, các thành viên truyền đạt lại những điều trong văn khấn nhập trạch. Trong mâm cúng nhập trạch nhà chung cư chuẩn cần bao gồm những yếu tố với đặc điểm sau:
- Mâm ngũ quả: Cần chuẩn bị 5 loại trái cây tươi ngon và cân đối thuộc các loại khác nhau, tượng trưng cho ngũ hành hài hòa trong vũ trụ. Các loại trái cây có thể dùng trên mâm ngũ quả bao gồm cam, táo, dừa, chuối,… Tất cả đều cần được rửa sạch và sắp xếp vừa vặn, đẹp mắt trên cùng một mâm.
- Phần hương hoa: Bạn nên chuẩn bị đủ hoa tươi, có thể sử dụng các loại hoa như hồng, lay ơn và cúc, … đại diện cho sự may mắn, bình an và thịnh vượng. Ngoài ra, cần có thêm nhang, đèn cầy hoặc nến, cùng với trầu cau, gạo, muối và vàng mã.
- Ba chén nước, ba chén rượu: Chuẩn bị rượu, nước và thuốc lá mỗi phần ba cái cũng là cầu mong về sự trọn vẹn, sung túc và đủ đầy cho gia đình.
- Mâm rượu thịt: Trong mâm cúng này, bạn cần chuẩn bị 1 bộ tam sanh, xôi, chè, gà luộc. Trong đó, phần tam sanh nên bao gồm 1 miếng thịt, 1 quả trứng và 1 con tôm được luộc chín đều.
2.3. Tìm hiểu bài văn khấn
Theo chuẩn phong tục cổ truyền, lễ nhập trạch hay bất cứ nghi lễ cúng bái nào đều có bài văn khấn riêng nhằm trình bày những nội dung chính và lòng biết ơn tới thần linh và tổ tiên. Đối với lễ nhập trạch nhà chung cư đơn giản nhất, bài văn khấn cũng cần được chuẩn bị kĩ lương và đầy đủ nội dung, trong đó bao gồm 2 bài:
- Văn khấn thần linh xin nhập trạch nhà chung cư
- Văn khấn gia tiên khi nhập trạch nhà chung cư
Hai bài văn nên dựa theo nội dung như trong ảnh.
2.4. Tìm hiểu các thủ tục thực hiện lễ nhập trạch
Ngoài ra, các bạn cần lưu ý thực hiện đầy đủ các thủ tục khác trong nghi thức nhập trạch nhà chung cư, bao gồm:
- Thắp hương cúng thần tài, thổ địa: Đây là công việc thể hiện niềm tôn kính sâu sắc nhất tới các vị thần linh, thổ địa cai quản căn hộ và khu vực. Bằng cách này, gia chủ có thể cầu mong được phù trợ về mọi mặt trong cuộc sống và công việc của bản thân và gia đình.
- Xông nhà: Đây là thủ tục được làm vào đầu năm mới cũng như khi chuyển vào nơi ở mới. Việc này giúp xua đuổi vận khí xấu và mở ra không gian đón nhận những năng lượng tích cực, tốt đẹp cho căn hộ chung cư.
- Đun nước sôi, mở vòi nước chảy: Thực hiện cùng nghi lễ nhập trạch, gia chủ cần chủ động đun sôi nước và mở vòi cho nước chảy trong căn hộ. Đây được coi là biểu tượng cho sự thông suốt, suôn sẻ và may mắn cho cuộc sống tại nơi ở mới.
- Treo chuông gió: Đây là cách dẫn dắt khí lưu thông, luân chuyển trong nhà một cách hài hòa, mang lại sinh khí và năng lượng tốt cho gia đình.
- Giữ không khí vui vẻ, không nói chuyện xui rủi: Chuyển nhà là thời gian nhạy cảm, mọi người nên giữ tâm trạng cũng như không khí gia đình vui vẻ, tích cực, tránh nói những chuyện xui rủi có thể mang lại điều không may không đáng có.
3. Ngày đẹp làm lễ nhập trạch nhà chung cư năm 2025
Như đã đề cập, ngày giờ làm mâm cúng nhập trạch rất quan trọng và có ảnh hưởng nhiều tới năng lượng và cuộc sống gia đình về sau. Vì vậy, để làm lễ nhập trạch nhà chung cư đơn giản nhất, các bạn cần chú ý chọn ngày thực hiện lễ thật khéo và phù hợp. Dưới đây là những ngày đẹp để nhập trạch năm 2025 theo từng tháng:
Tháng | Ngày đẹp làm lễ nhập trạch |
1 | – Thứ 6, ngày 3/1/2025 (4/12/2024 Âm lịch) – Thứ 2, ngày 6/1/2025 (7/12/2024 Âm lịch) – Thứ 5, ngày 9/1/2025 (11/12/2024 Âm lịch) – Thứ 4, ngày 15/1/2025 (16/12/2024 Âm lịch) – Thứ 3, ngày 21/1/2025 (22/12/2024 Âm lịch) – Thứ 2, ngày 27/1/2025 (28/12/2024 Âm lịch) – Thứ 4, ngày 29/1/2025 (1/1/2025 Âm lịch) – Thứ 6, ngày 31/1/2025 (3/1/2025 Âm lịch) |
2 | – Thứ 7, ngày 1/2/2025 (4/1/2025 Âm lịch) – Thứ 3, ngày 4/2/2025 (7/1/2025 Âm lịch) – Thứ 6, ngày 7/2/2025 (10/1/2025 Âm lịch) – Thứ 4, ngày 12/2/2025 (15/1/2025 Âm lịch) – Thứ 5, ngày 13/2/2025 (16/1/2025 Âm lịch) – Chủ nhật, ngày 16/2/2025 (19/1/2025 Âm lịch) – Thứ 4, ngày 19/2/2025 (22/1/2025 Âm lịch) – Thứ 7, ngày 22/2/2025 (25/1/2025 Âm lịch) – Thứ 2, ngày 24/2/2025 (27/1/2025 Âm lịch) |
3 | Chủ nhật, ngày 2/3/2025 (3/2/2025 Âm lịch) Thứ 3, ngày 11/3/2025 (12/2/2025 Âm lịch) Thứ 6, ngày 14/3/2025 (15/2/2025 Âm lịch) Chủ nhật, ngày 23/3/2025 (24/2/2025 Âm lịch) Thứ 4, ngày 26/3/2025 (27/2/2025 Âm lịch) Thứ 7, ngày 29/3/2025 (1/3/2025 Âm lịch) Thứ 2, ngày 31/3/2025 (3/3/2025 Âm lịch) |
4 | – Thứ 5, ngày 3/4/2025 (6/3/2025 Âm lịch) – Thứ 7, ngày 5/4/2025 (8/3/2025 Âm lịch) – Thứ 5, ngày 10/4/2025 (13/3/2025 Âm lịch) – Thứ 3, ngày 15/4/2025 (18/3/2025 Âm lịch) – Thứ 5, ngày 17/4/2025 (20/3/2025 Âm lịch) – Chủ nhật, ngày 27/4/2025 (30/3/2025 Âm lịch) – Thứ 3, ngày 29/4/2025 (2/4/2025 Âm lịch) |
5 | – Thứ 5, ngày 1/5/2025 (4/4/2025 Âm lịch) – Thứ 2, ngày 5/5/2025 (8/4/2025 Âm lịch) – Thứ 3, ngày 6/5/2025 (9/4/2025 Âm lịch) – Thứ 5, ngày 8/5/2025 (11/4/2025 Âm lịch) – Thứ 3, ngày 13/5/2025 (16/4/2025 Âm lịch) – Thứ 4, ngày 14/5/2025 (17/4/2025 Âm lịch) – Thứ 7, ngày 17/5/2025 (20/4/2025 Âm lịch) – Chủ nhật, ngày 18/5/2025 (21/4/2025 Âm lịch) – Thứ 6, ngày 23/5/2025 (26/4/2025 Âm lịch) – Chủ nhật, ngày 25/5/2025 (28/4/2025 Âm lịch) – Thứ 2, ngày 26/5/2025 (29/4/2025 Âm lịch) |
6 | – Chủ nhật, ngày 1/6/2025 (6/5/2025 Âm lịch) – Thứ 3, ngày 3/6/2025 (8/5/2025 Âm lịch) – Thứ 6, ngày 6/6/2025 (11/5/2025 Âm lịch) – Thứ 6, ngày 13/6/2025 (18/5/2025 Âm lịch) – Chủ nhật, ngày 15/6/2025 (20/5/2025 Âm lịch) – Thứ 5, ngày 26/6/2025 (22/6/2025 Âm lịch) |
7 | – Thứ 4, ngày 2/7/2025 (8/6/2025 Âm lịch) – Thứ 4, ngày 9/7/2025 (5/6/2025 Âm lịch) – Thứ 6, ngày 11/7/2025 (17/6/2025 Âm lịch) – Thứ 2, ngày 14/7/2025 (20/6/2025 Âm lịch) – Chủ nhật, ngày 20/7/2025 (26/6/2025 Âm lịch) – Thứ 2, ngày 21/7/2025 (27/6/2025 Âm lịch) – Thứ 4, ngày 23/7/2025 (29/6/2025 Âm lịch) – Thứ 7, ngày 26/7/2025 (2/6/2025 Âm lịch) |
8 | – Thứ 6, ngày 1/8/2025 (8/6/2025 Âm lịch) – Thứ 7, ngày 2/8/2025 (9/6/2025 Âm lịch) – Thứ 2, ngày 4/8/2025 (11/6/2025 Âm lịch) – Thứ 4, ngày 13/8/2025 (20/6/2025Âm lịch) – Thứ 5, ngày 14/8/2025 (21/6/2025Âm lịch) – Thứ 3, ngày 19/8/2025 (26/6/2025 Âm lịch) – Chủ nhật, ngày 24/8/2025 (2/7/2025 Âm lịch) – Thứ 5, ngày 28/8/2025 (6/7/2025 Âm lịch) |
9 | – Thứ 2, ngày 8/9/2025 (17/7/2025 Âm lịch) – Thứ 3, ngày 9/9/2025 (18/7/2025 Âm lịch) – Thứ 5, ngày 11/9/2025 (20/7/2025 Âm lịch) – Thứ 4, ngày 17/9/2025 (26/7/2025 Âm lịch) – Chủ nhật, ngày 21/9/2025 (30/7/2025 Âm lịch) – Thứ 2, ngày 22/9/2025 (1/8/2025 Âm lịch) – Thứ 3, ngày 23/9/2025 ( 2/8/2025 Âm lịch) – Chủ nhật, ngày 28/9/2025 (7/8/2025 Âm lịch) – Thứ 3, ngày 30/9/2025 (9/8/2025 Âm lịch) |
10 | – Thứ 7, ngày 4/10/2025 (13/8/2025 Âm lịch) – Thứ 6, ngày 10/10/2025 (19/8/2025 Âm lịch) – Chủ nhật, ngày 12/10/2025 (21/8/2025 Âm lịch) – Thứ 5, ngày 16/10/2025 (25/8/2025 Âm lịch) – Thứ 6, ngày 17/10/2025 (26/8/2025 Âm lịch) – Thứ 3, ngày 21/10/2025 (1/9/2025 Âm lịch) – Chủ nhật, ngày 26/10/2025 (6/9/2025 Âm lịch) – Thứ 2, ngày 27/10/2025 (7/9/2025 Âm lịch) – Thứ 5, ngày 30/10/2025 (10/9/2025 Âm lịch) – Thứ 6, ngày 31/10/2025 (11/9/2025 Âm lịch) |
11 | – Chủ nhật, ngày 2/11/2025 (13/9/2025 Âm lịch) – Thứ 6, ngày 7/11/2025 (18/9/2025 Âm lịch) – Thứ 7, ngày 8/11/2025 (19/9/2025 Âm lịch) – Thứ 3, ngày 11/11/2025 (22/9/2025 Âm lịch) – Thứ 4, ngày 19/11/2025 (30/9/2025 Âm lịch) – Thứ 6, ngày 21/11/2025 (2/10/2025 Âm lịch) – Thứ 7, ngày 22/11/2025 (3/10/2025 Âm lịch) – Thứ 3, ngày 25/11/2025 (6/10/2025 Âm lịch) – Thứ 4, ngày 26/11/2025 (7/10/2025 Âm lịch) – Thứ 6, ngày 28/11/2025 (9/10/2025 Âm lịch) |
12 | – Thứ 2, ngày 1/12/2025 (12/10/2025 Âm lịch) – Thứ 5, ngày 4/12/2025 (15/10/2025 Âm lịch) – Chủ nhật, ngày 7/12/2025 (18/10/2025 Âm lịch) – Thứ 2, ngày 8/12/2025 (19/10/2025 Âm lịch) – Thứ 4, ngày 10/12/2025 (21/10/2025 Âm lịch) – Thứ 7, ngày 13/12/2025 (24/10/2025 Âm lịch) – Thứ 2, ngày 15/12/2025 (26/10/2025 Âm lịch) – Thứ 2, ngày 22/12/2025 (3/11/2025 Âm lịch) – Thứ 3, ngày 30/12/2025 (11/11/2025 Âm lịch) |
4. Nghi thức thực hiện lễ nhập trạch nhà chung cư đơn giản
Đi vào nghi lễ nhập trạch chính thức, gia chủ cũng như các thành viên cần nắm rõ một số thủ tục và các bước thiết yếu. Dưới đây là cách thức thực hiện lễ nhập trạch nhà chung cư đơn giản nhất mà vẫn đảm bảo chuẩn theo phong thủy và hiệu quả:
Bước 1: Gia chủ bắt đầu đốt lò than và đặt lọ giữa cửa chính của nhà. Lò than đỏ là biểu tượng cho hơi ấm, sinh khí và năng lượng tích cực, thực hiện việc này giúp lưu thông không khí cho căn hộ. Tuy nhiên với những căn hộ chung cư bé, gia chủ có thể thay lò than bằng nến, đèn tinh dầu để đảm bảo an toàn khu vực.
Bước 2: Sắp xếp và bài trí mâm cỗ cúng sao cho đầy đủ và hợp lý nhất. Sau đó đặt mâm hướng về phía cửa chính hoặc đặt theo chỉ dẫn của thầy phong thủy.
Bước 3: Gia chủ bước qua lò than hoặc nến và đèn tinh dầu tùy theo trường hợp, cầm theo bát hương và bài vị gia tiên. Sau khi gia chủ thực hiện xong, các thành viên khác trong gia đình cũng lần lượt làm theo, cầm theo những đồ đã được chuẩn bị. Cần lưu ý không được đi tay không và bước chân trái trước, chân phải sau.
Bước 4: Sau khi tất cả mọi người đã vào căn hộ, gia chủ cần mở hết cửa ra vào cùng cửa sổ và các loại công tắc điện, đèn trong chung cư, đón nhận tài lộc vào căn nhà. Đây cũng được coi là việc khai thông năng lượng, đánh thức căn hộ.
Bước 5: Tiếp đến, tất cả mọi người cùng nhau sắp xếp mâm cúng và bàn thờ thổ địa, tổ tiên một cách gọn gàng, phù hợp nhất.
Bước 6: Sau đó, chủ nhà sẽ đại diện lên thắp hương và đọc văn khấn, các thành viên khác sẽ đứng chắp tay cầu niệm. Tất cả đều cần thực hiện một cách nghiêm túc và thành tâm, thể hiện lòng thành của gia đình cho tổ tiên và thần linh xung quanh.
Bước 7: Đọc xong văn khấn, gia chủ cần tiến hành nấu nước “khai hỏa” cho căn hộ chung cư. Bạn cũng có thể lấy nước sôi đó để pha trà dâng lên bàn thờ tổ tiên, thần linh.
Bước 8: Sau khi hương đã cháy hết, gia đình sẽ cần tiến hành hóa vàng. Sau khi hóa, bạn cần thực hiện thêm việc tưới rượu lên tro. Ngoài ra cần lưu ý thực hiện hóa vàng ở nơi thoáng mát và được cho phép.
Bước 9: Đến bước này, gia chủ cần mang 3 hũ đựng gạo, nước và muối dâng lên bàn thờ, thực hiện kết thúc nghi lễ.
Bước 10: Tại đây, nghi lễ nhập trạch đã được hoàn tất.
5. Cần lưu ý gì khi làm lễ nhập trạch nhà chung cư?
Ngoài những thu tục chính, bạn cần nắm chắc một số lưu ý thường gặp khi làm lễ nhập trạch nhà chung cư như sau:
Trước buổi lễ nhập trạch
- Tìm hiểu và quyết định trước ngày và giờ chính xác để thực hiện lễ nhập trạch hợp tuổi gia chủ và hướng căn hộ.
- Cần chú ý chuẩn bị sẵn và đầy đủ những vật phẩm như hoa quả, hương, nến, trầu cau, rượu và những đồ cúng khác.
- Cần vệ sinh, sắp xếp căn hộ trước ngày thực hiện nghi lễ.
Trong khi thực hiện lễ nhập trạch
- Gia chủ là người đầu tiên vào nhà, là người quyết định vận khí của căn hộ.
- Thực hiện nghi lễ theo đúng các bước chuẩn phong thủy.
- Cần làm mâm cúng nhập trạch với tinh thần tự giác, tích cứ, thể hiện lòng thành kính của bản thân.
- Khi nhập trạch, nên cầu nguyện cho sự may mắn, sung túc và thịnh vượng đến với bản thân và gia đình.
- Không được cãi vã, to tiếng hay nói điều xui rủi, tránh làm rơi vỡ đồ trong quá trình làm lễ.
Sau khi nhập trạch
- Cần chú ý không để nhà trống không bóng người sau ngày nhập trạch. Gia đình nên ở lại căn hộ mới một khoảng thời gian ngay sau khi thực hiện nghi lễ xong.
Các vật phẩm thường được mang theo vào căn hộ chung cư mới:
- Đồ cúng: cần mang đầy đủ như trầu cau, hương nến, rượu,… cho lễ cúng.
- Đồ dùng hằng ngày như giường, tủ, chăn gối, nệm, các thiết bị phòng ngủ, bếp,… để phục vụ cho nhu cầu sử dụng sau khi nhập trạch xong.
Ngoài ra, những gia đình mới chuyển vào nơi an cư mới và có nhu cầu mua sắm nệm giá tốt, uy tín với chất lượng đảm bảo, hãy liên hệ ngay Vua Nệm – hệ thống bán lẻ chăn ga gối nệm hàng đầu Việt Nam.
Vua Nệm tự hào là đại lý tiên phong trong thị trường nội thất phòng ngủ với đa dạng các dòng nệm từ trung bình đến cao cấp thuộc nhiều thương hiệu nổi tiếng. Với mục tiêu mang đến giải pháp giấc ngủ hiệu quả đến cho 1 triệu gia đình Việt Nam qua đa nền tảng, từ đó nâng cao chất lượng đời sống người dân, thương hiệu Vua Nệm luôn đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng đạt chuẩn về chất lượng, có thể mang đến không gian thư giãn thoải mái và an toàn nhất cho khách hàng.
Mua hàng tại Vua Nệm, bạn còn được hưởng nhiều chương trình và ưu đãi độc quyền chỉ có tại thương hiệu trên, nổi bật là chính sách dùng thử lên đến 120 ngày. Tất cả đều nhằm cung cấp cho người dùng một quá trình mua sắm vui vẻ, tiện lợi nhất đi cùng với trải nghiệm sản phẩm hiệu quả và hài lòng nhất.
Như vậy, Vua Nệm đã tổng hợp đầy đủ và cập nhật mới nhất những điều bạn cần biết về lễ nhập trạch nói chung và căn hộ chung cư nói riêng. Mong rằng với những thông tin trên, chủ nhà cùng các thành viên có thể thực hiện lễ nhập trạch nhà chung cư đơn giản nhất và thành công mỹ mãn.
Nội dung này được đội ngũ chuyên viên tư vấn giấc ngủ Vua Nệm biên soạn nhằm cung cấp thông tin hữu ích dành cho khách hàng. Chúng tôi luôn cập nhật mới nhất về sản phẩm cũng như các kiến thức liên quan đến đời sống và chăm sóc sức khỏe giấc ngủ.
Tuy nhiên, thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho lời khuyên của chuyên gia. Nếu bạn cần tư vấn thêm về sản phẩm hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua email trainghiem@vuanem.com.