Không ngủ có chết không? Không ngủ bao nhiêu ngày thì chết?

CẬP NHẬT 07/08/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Con người vẫn có thể sống sót mà không ăn trong vòng 8 đến 21 ngày nếu được cung cấp đủ nước. Nhưng con số chỉ còn từ 2 đến 4 ngày nếu chúng ta không uống nước. Đây đều là những kiến thức đã được dạy nhiều ở trường. Vậy đã có ai nói cho bạn biết không ngủ trong bao lâu sẽ tử vong chưa? Trong bài viết này, hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu không ngủ có chết không để biết cách bảo vệ sức khỏe của mình nhé!

1. Không ngủ có chết không?

Con người không thể sống nếu thiếu lương thực, nước uống và không khí. Giấc ngủ cũng quan trọng như vậy, nếu bạn thiếu ngủ hoặc hoàn toàn không ngủ, sức khỏe của bạn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng và rất sớm thôi bạn sẽ tử vong.

Năm 1989, một nghiên cứu trên động vật đã chứng minh rằng việc thiếu ngủ có liên quan đến cái chết. Các nhà khoa học đã cho những chú chuột thiếu ngủ hoàn toàn trong thời gian dài và chúng đã không thể duy trì sự sống. Một nghiên cứu khác cũng đã được thực hiện trên ruồi giấm và cho ra kết quả tương tự.

không ngủ có chết hay không
Không ngủ hoàn toàn có thể khiến bạn tử vong

Tất nhiên cho đến nay vẫn chưa có bất cứ cuộc thử nghiệm hợp pháp nào trên người để chứng minh không ngủ sẽ tử vong. Tuy vậy, căn bệnh di truyền có tên mất ngủ gia đình gây tử vong (viết tắt là FFI) dường như có thể cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa tình trạng thiếu ngủ và tử vong sớm. 

Những người mắc chứng FFI đầu tiên sẽ chỉ bị mất ngủ nhẹ. Nhưng tình trạng sẽ nhanh chóng chuyển thành mất ngủ hoàn toàn rồi cuối cùng dẫn đến tử vong. Căn bệnh này rất khắc nghiệt và bệnh nhân chỉ có thể kéo dài thời gian sống khoảng 18 tháng sau khi được chẩn đoán.  

2. Bạn sẽ như thế nào nếu không ngủ nhiều ngày?

2.1. Không ngủ 6 tiếng

Sau 6 tiếng không ngủ bạn sẽ đối mặt với chứng stress. Cơ thể bạn lúc này đang tăng cường tiết ra hormone Cortisol chống lại các triệu chứng của stress. Tuy nhiên, quá trình này luôn đi kèm với tác dụng phụ như khiến bạn dễ cáu gắt, lo âu và căng thẳng trong thời gian dài.

2.2. Không ngủ 12 tiếng

Trong 6 tiếng tiếp theo, nếu bạn vẫn chưa thể chìm vào giấc ngủ, bộ não sẽ bị ảnh hưởng. Nó tự dừng lại hoạt động của những chức năng không cần thiết như khả năng cảm nhận về thời gian và đưa ra quyết định. Mặc dù vậy, lúc này bạn vẫn có thể hoàn thành được hầu hết các tác vụ thường ngày.

2.3. Không ngủ 24 tiếng

Cơ thể có cơ chế tái tạo năng lượng sau 24 giờ. Nếu bạn không ngủ trong 24 tiếng tức là thức trắng nguyên một ngày, bạn sẽ nhận nguồn năng lượng không lồ. Lúc này bạn sẽ không còn cảm thấy mệt mỏi như khi mất ngủ 6 tiếng nữa.

không ngủ có chết
Tình trạng tích cực sau 24 tiếng không ngủ chỉ là tạm thời

Một khi được tiếp thêm năng lượng, năng suất làm việc của bạn cũng tăng lên đáng kể. Thậm chí các giác quan còn trở nên nhạy bén và tinh thần cũng tích cực hơn. Khoa học lý giải rằng hiện tượng này xảy ra là vì bộ não tăng sinh hormone Dopamine giúp chống lại sự kiệt sức do thiếu ngủ.

2.4. Không ngủ 36 tiếng

Khi mất ngủ 36 tiếng, trạng thái hưng phấn và tràn đầy năng lượng được đề cập ở trên sẽ không còn nữa. Thay vào đó, hàng loạt những triệu chứng tiêu cực xảy ra như suy giảm trí nhớ, nhận thức thời gian kém, suy giảm hệ miễn dịch,… Đây là hệ quả của việc bộ não tiếp tục tự động cắt giảm một số chức năng không cần thiết.

2.5. Không ngủ 48 tiếng

Sau 2 ngày thức trắng liên tục, bộ não vốn đã ở trong trạng thái căng thẳng nay có thể xuất hiện ảo giác vì thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu. Lúc này, bạn có thể nghe thấy những âm thanh như tiếng huýt sáo, lời thì thầm và chúng hoàn toàn không có thật. Thậm chí, bộ não sẽ không còn khả năng ghi nhớ tên của bạn và cả cách ăn uống.

2.6. Không ngủ từ 3 đến 11 ngày

Không ngủ hơn 3 ngày là lúc mà bạn phải đối mặt với những di chứng và có thể đột quỵ bất cứ khi nào. Đã từng có một nam giới người Trung Quốc tử vong sau khi thức trắng suốt 11 ngày.

nguy hiểm khi không ngủ
Nếu không ngủ hơn 3 ngày có thể bạn sẽ tử vong

3. Tác hại nghiêm trọng của việc thiếu ngủ

Thiếu ngủ xảy ra do nhiều nguyên nhân như ngủ không đúng giờ, bỏ qua giấc ngủ trưa, khó ngủ chỗ lạ, sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều trước giờ đi ngủ,… Từ đó, việc không ngủ được hay thiếu ngủ chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên những tình trạng sau:

  • Tâm trạng bất ổn, dễ cáu gắt: Chỉ sau một đêm mất ngủ, đa số chúng ta đều sẽ có tâm lý nhạy cảm và dễ nổi nóng hơn so với thường ngày. Lý do đến từ sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và dễ cáu gắt vì bất cứ lý do nào.
  • Khiến làn da bị ảnh hưởng: Nếu không ngủ đủ giấc hoặc thức trắng đêm, làn da dưới mắt sẽ bị sưng hoặc thâm đen. Đồng thời, những nếp nhăn cũng bắt đầu xuất hiện vì cơ thể lúc này giải phóng nhiều hormone cortisol phá hủy collagen khiến da giảm sự đàn hồi và mịn màng.
  • Ảnh hưởng trí nhớ: Bộ não sẽ tự củng cố trí nhớ trong khi chúng ta chìm vào giấc ngủ. Chính vì vậy mà việc thiếu ngủ khiến cho chất lượng trí nhớ bị sa sút. Đây là nguyên nhân dẫn đến chứng hay quên phổ biến nhất.
  • Tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm: Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân trầm cảm thường ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm. Nếu tình trạng thiếu ngủ kéo dài liên tục thì rất có thể bạn đang có nguy cơ bị trầm cảm.
  • Ảnh hưởng đến cân nặng: Hormone Ghrelin khiến bạn cảm thấy đói bụng trong khi Leptic lại truyền tải tín hiệu no đến não. Tình trạng thiếu ngủ khiến cho Leptic giảm mạnh nhưng lại tăng nồng độ của Ghrelin. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn tăng cân nếu ngủ không đủ giấc hoặc không ngủ.
Mất ngủ là một trong những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm
Mất ngủ là một trong những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm

4. Như thế nào được xem là mất ngủ?

Nhiều người bị mất ngủ nhưng lại không hề nhận ra. Vậy như thế nào thì được xem là mất ngủ? Hãy cùng điểm qua 3 dấu hiệu phổ biến nhất sau đây:

  • Phải nằm trăn trở trên giường suốt 30 phút, dù nhắm mắt nhưng đầu óc vẫn vô cùng tỉnh táo. Đến khi đã quá mệt mỏi thì mới đi tới giai đoạn mơ màng mà dân gian thường gọi là “thiu thiu ngủ”.      
  • Giấc ngủ không liền mạch mà bị gián đoạn liên tục bởi những nguyên nhân khách quan như gặp ác mộng, tiểu đêm, đau nhức cơ thể,…
  • Sau khi ngủ dậy, cơ thể không hề cảm thấy khỏe khoắn và thoải mái mà thay vào đó là sự uể oải và suy sụp.

5. Cách cải thiện chứng mất ngủ

Mất ngủ là tình trạng rất có hại cho sức khỏe thể xác lẫn tâm thần. Do đó, chúng ta cần phải áp dụng một phương pháp để hạn chế việc bị mất ngủ. Cụ thể như sau:

  • Không hoạt động nhiều hay tập thể dục mạnh ngay trước giờ đi ngủ. Lý do là vì se khiến cơ thể tăng mức năng lượng và tiết nhiều cholesterol gây khó ngủ.
  • Tạo không gian yên tĩnh và thoáng đãng cho môi trường ngủ. Ngoài ra sự êm ái và chất lượng của những sản phẩm chăn ga gối nệm cũng cần được đầu tư đúng chuẩn.
  • Cố gắng khiến cho bản thân cảm thấy thư giãn nhất trước khi ngủ bằng việc xông tinh dầu, nghe một bản nhạc nhẹ hay đốt nến thơm.
  • Tránh xa những chất kích thích như rượu, cà phê, trà, bia vào buổi tối, ăn uống lành mạnh đầy đủ dinh dưỡng và có chế độ vận động phù hợp.
  • Không lạm dụng thuốc ngủ vì chúng dễ gây ra nhiều tác dụng phụ và cũng phá hủy hoàn toàn chu kỳ thức giấc sinh học của bạn.
  • Không tiếp xúc với thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước giờ đi ngủ vì ánh sáng xanh làm giảm khả năng sản sinh melatonin, một hormone làm bạn cảm thấy buồn ngủ.
cải thiện chứng mất ngủ
Bộ chăn ga gối nệm chất lượng giúp cải thiện chức mất ngủ hiệu quả

>> Xem thêm: 

Lời kết

Như vậy, câu hỏi “Không ngủ có chết không?” đã có lời giải đáp rất rõ ràng. Không ngủ hay ngủ không đủ trong thời gian dài sẽ khiến bạn mắc nhiều căn bệnh và rất nhanh sẽ dẫn đến tử vong hoặc đột quỵ. Hy vọng rằng bài viết này của Vua Nệm sẽ là một hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai vẫn còn đang xem thường giấc ngủ. Dù bạn làm gì, ở đâu, hãy đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày để có sức khỏe và tinh thần tốt nhất nhé!

Đánh giá post