Hướng ứng Giờ Trái Đất năm 2023 – Lên tiếng vì thiên nhiên

CẬP NHẬT 22/03/2023 | Bài viết bởi: Vua Nệm Team

Vào 20h30 đến 21h30 ngày 25/3/2023 diễn ra Giờ Trái Đất với chủ đề “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”. Tại Việt Nam, sự kiện này là thời khắc để mọi người nhìn lại biến động môi trường trong năm qua, đồng thời kêu gọi chúng ta cùng chung tay bảo vệ hành tinh xanh bằng những hành động thiết thực, ý nghĩa mỗi ngày.

1. Con người thật mỏng manh khi mẹ thiên nhiên “nổi giận”

Năm 2020 có lẽ là một cột mốc đáng nhớ của tất cả người dân Việt Nam, hàng chục cơn bão, lũ quét kéo vào miền Trung, nắng nóng khô hạn kéo dài ở Tây Nguyên, tình trạng xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long… khiến con người trở nên thật mỏng manh trước sự tàn phá của mẹ thiên nhiên. Cùng ngược dòng thời gian điểm lại những sự kiện môi trường đáng nhớ. 

1.1. Đại dịch Covid-19 và nỗi lo về rác thải

Năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát khiến cả thế giới chững lại một nhịp với loạt thiệt hại to lớn. Nỗi mất mát về bệnh nhân tử vong từ dịch bệnh, hàng trăm nghìn người thất nghiệp, hàng triệu tấn nông sản bị ứ đọng tại cửa khẩu, hàng loạt công ty phải đóng cửa đình trệ sản xuất… 

Đặc biệt, đại dịch Covid-19 khiến cho các sản phẩm làm từ nhựa để phục vụ công tác phòng chống, xét nghiệm, chữa bệnh tăng vọt ở trên toàn cầu. Chỉ ước tính trong 6 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã sử dụng hàng trăm triệu khẩu trang, hàng triệu bộ đồ bảo hộ cùng nhiều trang thiết bị, bơm kim tiêm…. Đây là lượng rác thải được liệt kê vào nhóm chất thải nguy hại.

Để đảm an toàn và cắt nguồn lây bệnh, nhiều khu cách ly, bệnh viện, khu xử lý chất thải buộc phải sử dụng biện pháp đốt chất thải y tế. Điều này đã dẫn đến nguồn khí độc gây ô nhiễm môi trường. 

rác thải y tế
Một lượng rác thải y tế khổng lồ được thải ra ngoài môi trường trong đại dịch Covid-19

1.2. Nắng nóng kỷ lục và diễn biến thời tiết cực đoan

Theo báo cáo thực trạng khí hậu Toàn Cầu năm 2020, năm qua được ghi nhận là một trong 3 năm nắng nóng nhất lịch sử, chỉ sau năm 2016 và năm 2029. Nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn khoảng 1.2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. 

Tại Việt Nam, nắng nóng, khô hạn kéo dài tại các khu vực miền Trung,Tây Nguyên khiến hàng ngàn hecta cây công nghiệp thiếu nước tưới trầm trọng dẫn đến khô héo, mất mùa. Đi kèm với đó là nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa to kèm giông lốc, mưa đá xảy ra liên tục ở miền Bắc vào thời điểm rất hiếm khi xảy ra. 

Khô hạn kéo dài
Khô hạn kéo dài khiến thiếu nước tưới cây công nghiệp trầm trọng

1.3. Hạn hán, xâm nhập mặn khốc liệt tại Đồng bằng sông Cửu Long

Nhìn lại công tác phòng chống hạn mùa khô năm 2019-2020 được đánh giá ở mức báo động nhất trong lịch sử, còn gay gắt hơn cả năm 2016. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nhận định tình trạng thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn diễn ra sớm và gay gắt trong mùa khô 2020-2021. Thiên tai này ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản và diện tích cây ăn trái ở ĐBSCL. 

Ngoài ra, việc thiếu hụt nguồn nước dẫn đến mực nước ở trên sông và kênh rạch ở mức thấp. Tiềm ẩn theo đó là nguy cơ sạt lở bờ sông và kênh rạch, đặc biệt ở trên những nhánh sông chính.

xâm nhập mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long diễn ra khắc nghiệt nhất lịch sử

1.4. Miền Trung và những trận bão lịch sử

Từ tháng 10 đến cuối năm 2020 bão lớn, lũ quét dồn dập xảy ra tại các tỉnh miền Trung với những con số kỷ lục về lượng mưa và mức lũ. Chắc hẳn những hình ảnh người dân miền Trung phải oằn mình trong lũ, hàng chục cán bộ chiến sĩ bị sạt lở vùi lấp… khiến chúng ta phải xót xa và bàng hoàng trước sự nổi giận của mẹ thiên nhiên. 

Các chuyên gia trong ngành đã nhận định một số nguyên nhân khách quan do mưa, lũ lớn kéo dài. Đặc biệt trong số đó, tình trạng sạt lở cực kỳ nghiêm trọng trên hệ thống đất đồi trước đó do khô hạn kéo dài, nay bị mưa lớn liên tục. Trong khi tình trạng rừng bị tàn phá cùng nhiều công trình thủy điện được xây lên làm thay đổi hiện trạng địa hình khiến tình trạng thoát lũ không còn dễ dàng như trước. 

Lũ lụt kéo dài
Lũ lụt kéo dài trên diện rộng tại khúc ruột miền Trung

1.5. Thực trạng rác thải nhựa và con số đáng báo động

Những con số thống kê lượng sử dụng rác thải nhựa như túi nilon, chai nhựa, sản phẩm dùng 1 lần… một lần nữa cho thấy tình hình rác thải nhựa ở Việt Nam rất lo ngại.

Theo Bộ Tài Nguyên và Môi trường, vào mỗi tháng, mỗi gia đình sẽ sử dụng 1kg túi nilon. Ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, số lượng rác thải nhựa mỗi ngày lên đến 80 tấn. 

Còn theo thống kê từ Hiệp hội Nhựa Việt Nam, từ khoảng thời gian 1990 đến 2015, số lượng tiêu thụ nhựa ở Việt Nam tăng lên chóng mặt từ 3.8kg/người/năm đến 41kg/người/năm. Trong khi đó, lĩnh vực xử lý và tái chế nhựa ở nước ta vẫn còn chưa phát triển nên đa số rác thải được chôn lấp, đột hoặc xả thải thẳng ra môi trường. 

Điển hình tại thành phố Hồ Chí Minh, trong 250.000 tấn rác thải nhựa, có đến 48.000 tấn mang đi chôn lấp, hơn 200.000 tấn sẽ được tái chế hoặc thải thẳng trực tiếp ra môi trường. 

Những con số đáng báo động này đã cho thấy tình hình rác thải nhựa ở Việt Nam đang ở mức đáng báo động. Chúng ta cần chung tay, nâng cao nhận thức để cùng nhau bảo vệ môi trường. 

rác thải nhựa
Mỗi năm một lượng rác thải nhựa khổng lồ được thải ra ngoài môi trường

2. Hưởng ứng Giờ Trái Đất – Lên tiếng vì thiên nhiên

Hàng loạt thảm họa nhân loại diễn ra trên thế giới và Việt Nam trong 2020, bao gồm hiện tượng khắc nghiệt của thời tiết, cháy rừng trên diện rộng và đại dịch Covid-19 bùng phát… là hồi chuông cảnh tỉnh việc ngăn chặn tổn thất thiên nhiên là hành động cấp thiết hơn bao giờ hết.

Trước tốc độ suy thoái nghiêm trọng chưa từng có của thiên nhiên, thông điệp của Giờ Trái Đất nhằm mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng, người dân về bảo vệ môi trường. Qua đó sẽ đề cao sợi dây liên kết giữa con người và thiên nhiên, mối quan hệ tương sinh giữa các giống loài

thông điệp của Giờ Trái Đất
Chung tay bảo vệ hành tinh xanh là thông điệp của Giờ Trái Đất

Ngày 25/3/2023 này, chiến dịch Giờ Trái đất 2023 sẽ được thực hiện đồng loạt quy mô toàn thế giới với chủ đề “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”. Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cùng tổ chức hoạt động tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong thời gian từ 20h30 đến 21h30 phút tối ngày 25/3. 

Tắt điện trong Giờ Trái Đất 
Tắt điện và các thiết bị không cần thiết trong Giờ Trái Đất

Tại Việt Nam, Giờ Trái Đất năm nay kêu gọi mọi người cùng lên tiếng vì thiên nhiên khi tập trung vào hai chủ đề chính là Bảo vệ môi trường kết hợp tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện xuyên suốt 365 ngày như một thói quen.

Chiến dịch Giờ Trái Đất lần đầu tiên được thực hiện tại thành phố Sydney của Australia vào năm 2017. Sự kiện này đã trở thành một trong chiến dịch bảo vệ môi trường lớn nhất thế giới và được hưởng ứng tại hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hoạt động chính của chiến dịch này là tắt đèn và các thiết bị không cần thiết để thể hiện sự ủng hộ đối với hành tinh, nâng cao tinh thần trách nhiệm với môi trường, đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Được biết, Giờ Trái Đất là sáng kiến của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên nhằm nâng cao ý thức cộng đồng về biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng trên toàn thế giới. Ở nước ta chiến dịch Giờ Trái Đất đã có 12 năm thực hiện và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dân, nhất là giới trẻ.

Chiến dịch Giờ Trái Đất do Bộ Tài nguyên – Môi trường kết hợp cùng Bộ Công thương và WWF phối hợp tổ chức thành công khi có sự tham gia hưởng ứng trên 63 tỉnh thành trên cả nước và đạt hơn 2.6 triệu lượt tiếp cận nội dung trên mạng xã hội. 

Còn bạn – Bạn đã sẵn sàng tham gia chiến dịch Giờ Trái Đất 2023 – Bảo vệ hành tinh xanh chưa? 

3. 4 cách để sống xanh mỗi ngày

Bảo vệ môi trường bằng cách giảm thiểu lượng rác thải ra ngoài môi trường từ những hành động nhỏ là điều mà ai trong chúng ta đều có thể làm được. 

3.1. TỪ CHỐI

Trung bình mỗi gia đình một tháng sẽ sử dụng khoảng 1kg rác thải nhựa, hãy học cách từ chối và nói không với nhựa sử dụng một lần như ống hút nhựa, hộp nhựa, ly nhựa… bằng cách thay thế sử dụng sản phẩm dùng nhiều lần như gỗ, tre, vải, sứ… vừa tiết kiệm chi tiêu, vừa an toàn cho sức khỏe và bảo vệ môi trường. Bởi, một chiếc túi nilon nếu không có tác động ánh sáng nhiệt độ sẽ mất từ 500 đến 1000 năm để phân hủy hoàn toàn trong môi trường. 

Ngoài ra, chúng ta cũng nên cân nhắc để thay thế các vật dụng, đồ đạc ở trong nhà bằng chất liệu tự phân hủy, thân thiện với môi trường như giày, dép, quần áo, túi sinh học… 

Thử tưởng tượng mà xem, nếu gia đình bạn cần bỏ đi một chiếc nệm và chôn lấp, chúng sẽ tốn bao nhiêu năm để phân hủy hoàn toàn toàn? Ngược lại, nếu lựa chọn đốt thiêu hủy chúng thì sẽ thải bao nhiêu lượng khói độc hại ra ngoài không khí? 

Điển hình như sản phẩm nệm Foam Aeroflow Pride của thương hiệu INOAC được tạo thành từ ít nhất 50 chai nhựa ở Đại Dương đã được thu gom và tái chế. Loại nệm này được làm từ Seaqual Yarn là một trong các chất liệu cao cấp và thiên thiện với môi trường nhất hiện nay. Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm tương tự như nệm Foam Aeroflow Pride là hành động chung tay cùng cộng đồng để bảo vệ môi trường biển. 

Nệm Foam Aeroflow Pride
Nệm Foam Aeroflow Pride làm từ ít nhất 50 chai nhựa trên đại dương

Tham khảo chi tiết sản phẩm tại: https://vuanem.com/nem-foam-inoac-aeroflow-pride.html 

Bên cạnh đó, bạn có thể cân nhắc sử dụng nệm cao tự nhiên để bảo vệ tự nhiên. Điển hình như Nệm cao su Gummi Classic được làm từ 100% cao su thiên nhiên, có khả năng tự phân hủy trong môi trường. Gummi Classic được Quatest chứng nhận đạt tiêu chuẩn “sản phẩm không chứa hóa chất độc hại” và tiêu chuẩn về hóa lý.Hãy ghé thăm cửa hàng để được tư vấn chi tiết hơn nhé. 

Đối với chăn ga gối, bạn nên sử dụng các sản phẩm may bằng vải bamboo, tencel, cotton, đũi, linen. Đây đều là các chất liệu thiên nhiên và có thể phân huỷ được. 

Nệm cao su Gummi Classic 
Nệm cao su Gummi Classic được làm từ 100% cao su tự nhiên có khả năng phân hủy trong môi trường

Tham khảo chi tiết sản phẩm tại: https://vuanem.com/nem-cao-su-gummi-classic.html 

3.2. TÁI SỬ DỤNG

Đừng vội bỏ đi những đồ nhựa vẫn còn “quyền năng” tái sử dụng như chai, lọ nhựa đã qua sử dụng. Hãy rửa thật sạch, thật khô và bảo quản nơi thoáng mát, chúng cực kỳ hữu ích trong mỗi lần đi chợ hay mua sắm đó. Ngoài ra, tái sử dụng lại đồ cũ để làm sản phẩm handmade cũng là một gợi ý rất hay như đồ vật trang trí trong nhà, chậu cây nhỏ… 

Tái sử dụng chai nhựa để làm chậu cây trong nhà

Tái sử dụng chai nhựa để làm chậu cây trong nhà 

3.3. TIẾT GIẢM

Giảm mua sắm và giảm sử dụng các sản phẩm, đồ dùng không cần thiết nhằm hạn chế lượng rác thải và bao bì ra ngoài môi trường sau khi sử dụng. Vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ trước khi mua các món đồ mới. 

3.3. TÁI CHẾ

Rác thải nhựa khi được thu gom, phân loại và tái chế hợp lý sẽ là một nguồn tài nguyên rất giá trị và mang đến nhiều lợi ích về kinh tế. Đồng thời còn giúp môi trường giảm bớt phần gánh nặng khi giảm lượng rác thải nhựa trong thiên nhiên. 

Trên đây là những thông tin về Giờ Trái Đất mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Để môi trường xanh – sạch – đẹp không phải là nhiệm vụ của của riêng bất kỳ ai, cùng VUA NỆM chung tay bảo vệ môi trường với sản phẩm thân thiện với môi trường, bạn nhé!

Đánh giá post