Chuyện quanh ta

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 được nghỉ mấy ngày? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ

CẬP NHẬT 16/04/2024 | BỞI Hương Lăng

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”

Câu ca dao đậm đà tình nghĩa này đã đi vào lòng của mỗi người dân Việt từ thế này sang thế hệ khác. Giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng Ba được tổ chức hàng năm để người dân Việt bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đến các vị Vua Hùng đã có công gây dựng đất nước. Đại lễ đã cận kề, cùng ôn lại nguồn gốc, ý nghĩa và hoạt động văn hóa của ngày lễ lớn này.

1. Nguồn gốc ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Như một niềm kiêu hãnh trong tâm thức, mỗi dân tộc, mỗi Quốc gia đều có truyền thuyết riêng về nguồn gốc của mình và người dân Việt cũng có truyền thuyết riêng. Truyền thuyết “Con Rồng cháu tiên” kể lại, Vua lạc Long Quân đã gặp Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, bọc trăm trứng này đã nở ra một trăm người con – chính là tổ tiên của người Việt. Sau này, năm mươi người con theo cha về miền núi, 50 người con theo mẹ xuống biển, chia nhau trị vì và nếu gặp hiểm nguy thì giúp đỡ nhau.

Truyền thuyết "Con Rồng Cháu Tiên"
Truyền thuyết “Con Rồng Cháu Tiên”

Lạc Long Quân là người mở mang cõi Lĩnh Nam, đem lại sự yên ổn cho dân. Ngài đã phong con trưởng là Hùng Vương nối ngôi làm Vua, đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Vĩnh Phú). Trải qua 18 đời vua Hùng đã xây dựng nên nền tảng văn hóa dân tộc Việt hào hùng, bất khuất và giàu truyền thống yêu nước.

Theo Ngọc phả Hùng Vương chép thời Hồng Đức hậu Lê thì từ thời nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến Hậu Lê, các vua và nhân dân địa phương đều đến lễ bái của các vua Hùng. Từ thời xưa, triều đại quân chủ và phong kiến Việt Nam đã quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa và cúng bái, tổ chức ngày giỗ Hùng Vương thứ 18 vào ngày 11 tháng 3 âm lịch.

Sang thế kỷ 20, năm 1917, triều đại Khải Định, Bộ Lễ chính thức gửi công văn ghi ngày 25 tháng 7 phái quan hàng tỉnh của tỉnh Phú Thọ, chọn ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch thì cử hành hàng năm, tức là sức cho các quan phải mặc phẩm phục lên đền Hùng thay mặt triều đình Huế cúng tế.

Sau khi nền cộng hòa thành lập, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh, xem ngày 10 tháng 3 âm lịch là một trong những ngày lễ chính thức của Quốc gia, các công chức được nghỉ lễ có hưởng lương.

2. Ý nghĩa của ngày Giỗ tổ mùng 10 tháng Ba

Giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội lớn của đất nước nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vị Vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Đây là ngày để tất cả mọi người tận hưởng giá trị của sự bình yên, và sự hi sinh của những người đã có công cùng các Vua Hùng dựng nước, giữ nước.

Trong ngày Giỗ Tổ năm Bính Tuất (1946) – năm đầu tiên của Chính phủ mới thành lập, cụ Huỳnh Thúc Kháng – Quyền Chủ tịch nước đã dâng một tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam cùng một thanh gươm quý nhằm cáo với Tổ tiên về đất nước bị xâm lăng và cầu mong Tổ tiên, phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có hai lần về thăm Đền Hùng (19/9/1954 và 19/8/1962). Tại đây, Người đã có câu nói bất ngủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước – Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Người còn nhắc: “Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến tham quan”.

Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức để ghi nhớ công ơn của các Vua Hùng
Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức để ghi nhớ công ơn của các Vua Hùng

3. Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 được nghỉ mấy ngày?

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày 10-3 âm lịch, năm nay là ngày 18-4-2023, rơi vào ngày thứ năm, nên người lao động sẽ được nghỉ bù vào thứ ngày này.

Trong ngày nghỉ lễ trên, người lao động được hưởng nguyên lương. Trường hợp người lao động làm việc vào giờ hành chính ngày nghỉ lễ, mức lương được tính theo quy định cụ thể của Khoản C, Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019: người lao động làm việc vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

4. Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu?

Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức tại nhiều nơi trên đất nước Việt Nam như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ… Tuy nhiên, nơi tổ chức chính và quan trọng nhất là Đền Hùng Phú Thọ. Nơi này được xem là địa điểm tổ chức lớn nhất, linh thiêng nhất và được nhiều người dân lựa chọn để du lịch trong nước vào dịp này.

Hàng năm, những hoạt động văn hóa nghệ thuật diễn ra rất sôi động và náo nhiệt. Trong đó có thể kể đến hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh dày để dâng lên Vua Hùng. Hội thi này nhằm tái hiện lại sự tích bánh chưng bánh dày ở đời vua Hùng, thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ của mình đến cha ông. Bên cạnh đó, còn có các buổi liên hoan hát Xoan của thanh niên ở trên toàn thành phố.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức tại Đền Hùng, Phú Thọ
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức tại Đền Hùng, Phú Thọ

5. Hướng dẫn cúng Giỗ Tổ Hùng Vương tại nhà

Giỗ Tổ Hùng Vương là dịp để người dân, những người thế hệ sau bày tỏ lòng biết ơn, thành kính đến tổ tiên, các vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước trong những năm đầu của lịch sử nước nhà. Người dân có thể đến Đền Hùng để dâng lễ, thắp hương, bởi nước ta hiện nay có hơn 1.600 di tích thờ vua Hùng.

Tuy nhiên, vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân không nhất thiết phải đến Đền Hùng để dâng hương, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh Covid-19 như hiện nay. Bạn hoàn toàn có thể tổ chức lễ cúng tại nhà.

Lễ vật thờ cúng giỗ tổ Hùng Vương thường rất đa dạng, tùy thuộc vào vùng miền và điều kiện mỗi gia đình. Một số món cơ bản vẫn thường có để dâng lên các vị vua Hùng đó là bánh chưng, bánh giầy, cơm tẻ… Trong đó, bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời đất, cho sự sinh sôi nảy nở của muôn loài. Cơm tẻ là lương thực xuất phát từ thời vua Hùng và được truyền dạy lại cho người dân.

Mâm cơm cúng Giỗ Tổ Hùng Vương
Mâm cơm cúng Giỗ Tổ Hùng Vương

Khi bày biện, bạn nên đặt bát nước chấm hình tròn ở giữa, 4 góc đặt 4 bát cơm tẻ để thể hiện sự hòa hợp với đất trời, giao hòa của âm dương. Ngoài ra, gia đình có thể chuẩn bị thêm hương, hoa, trầu cau, muối gạo, 1 ly nước sách để hoàn thiện mâm lễ.

Đối với cỗ mặn, bạn có thể chuẩn bị thịt heo, thịt bò, thịt dê cùng những món ăn từ các loại thịt khác. Tùy từng điều kiện gia đình mà mâm lễ có thể khác nhau, song quan trọng nhất vẫn là thành tâm của gia đình.

> Mời bạn đọc: 

Trên đây là những thông tin thú vị về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm điều hữu ích. Chúc bạn có một kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ thật vui vẻ và ý nghĩa.

Bài viết liên quan:

Hương Lăng
Hương Lăng