Nhà hay

Giặt chăn lông cừu như thế nào đảm bảo sạch và bền

CẬP NHẬT 19/07/2022 | BỞI Vua Nệm Team

Chăn lông cừu có đặc thù là khó bảo quản nên nhiều người không khỏi băn khoăn khi sử dụng loại chăn này. Trong đó, giặt chăn lông cừu như thế nào vừa đảm bảo sạch sẽ vừa giữ được độ bền và sự tươi mới của chăn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. 

Hôm nay, Vua Nệm sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về những cách sử dụng, bảo quản và giặt chăn sao cho đúng quy chuẩn nhất.

Chăn lông cừu
Chăn lông cừu có đặc thù là khó bảo quản nên nhiều người không khỏi băn khoăn khi sử dụng loại chăn này

1. Những đặc điểm của chăn lông cừu cần chú ý trước khi mua

Mỗi mùa Đông đến, mọi người thường sắm thêm cho gia đình những chiếc chăn lông cừu. Chúng giúp mang đến những giấc ngủ ngon và thoải mái trong tiết trời giá lạnh. Tuy nhiên, trước khi mua loại chăn này cũng cần phải cân nhắc và hiểu rõ về đặc điểm của nó để có lựa chọn đúng và phù hợp nhất. Việc hiểu về sản phẩm cũng giúp cho việc sử dụng và giặt chăn đúng cách.

1.1. Chăn lông cừu phù hợp cho thời tiết đại hàn

Không phải bất cứ khi nào và ở đâu cũng có thể sử dụng chăn lông cừu. Loại chăn này thường khá dày dặn và có khả năng giữ ấm rất tốt nên chỉ thường được dùng ở những nước thường xuyên có nhiệt độ xuống thấp dưới 0 độ C – 20 độ C, thời tiết đại hàn nhiều tháng liền trong năm.

Vậy ở Việt Nam có thể dùng chăn lông cừu hay không? Câu trả lời là: có. Nhiệt độ vào mùa Đông ở nước ta hiện nay có dấu hiệu giảm xuống mức thấp trong nhiều năm trở lại đây. Mức nhiệt mặc dù không xuống nhiệt độ âm nhưng thường kèm theo gió, mưa, có nơi xuất hiện băng giá, sương muối khiến trời lạnh hơn, rét sâu hơn. 

Vì vậy, người tiêu dùng Việt nên mua một chiếc chăn lông cừu để sưởi ấm những đêm đông giá lạnh, giúp mang lại giấc ngủ ngon hơn.

sử dụng chăn lông cừu
Không phải bất cứ khi nào và ở đâu cũng có thể sử dụng chăn lông cừu.

1.2. Phân biệt hai loại chăn lông cừu phổ biến hiện nay

Không ít người lầm tưởng rằng, tất cả các mẫu chăn lông cừu đều được làm từ lông tự nhiên, nhưng trên thực tế thì không phải như vậy. Một phần lớn các mẫu chăn lông cừu hiện nay đều là chất liệu nhân tạo, tổng hợp. 

Chỉ một phần ít được làm từ lông cừu tự nhiên, thường có nguồn gốc từ Úc, Nga, Mỹ.. Những mẫu chăn lông tổng hợp được là từ nhiều loại chất liệu khác nhau nhưng vẫn đảm bảo đặc tính giống như loại lông tự nhiên.

Chăn lông cừu tự nhiên có giá thành cao hơn so với loại nhân tạo, do nguyên liệu để sản xuất loại chăn này không nhiều. Cùng với đó là độ an toàn với sức khỏe con người ở chăn lông tự nhiên cao hơn, không gây kích ứng cho làn da. 

Chăn lông cừu tự nhiên
Chăn lông cừu tự nhiên có giá thành cao hơn so với loại nhân tạo

Trong khi các nguyên liệu để làm những loại mền lông cừu tổng hợp lại khá phổ biến và có mức chi phí thấp, kéo theo việc giá thành sản phẩm cũng thấp hơn.

1.3. Chăn lông cừu khá nhẹ và rất an toàn, kể cả với trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ thường có làn da nhạy cảm hơn so với người lớn; yêu cầu về loại chăn đắp cũng “khó tính” hơn. Một chiếc chăn phù hợp cho trẻ phải đảm bảo sự nhẹ nhàng, thông thoáng, mềm mại và an toàn cho da. Và chăn lông cừu hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu này.

Chăn lông cừu ấm áp nhưng không nặng nề, ngược lại khá nhẹ và thông thoáng. Dùng cho trẻ nhỏ các mẹ có thể chọn những mẫu chăn mỏng nhẹ hơn so với chăn người lớn mà vẫn đủ ấm. 

Bên cạnh đó, mền rất êm ái, mềm mượt nên sẽ tạo sự thoải mái và dễ chịu khi ngủ, mang đến những giấc ngủ ngon lành trong ngày giá rét. Chưa hết, chăn lông cừu tự nhiên hay tổng hợp đều được làm từ chất liệu cao cấp, không gây dị ứng da và an toàn với sức khỏe người dùng. Với trẻ nhỏ, chăn lông cừu vẫn luôn đảm bảo sự an toàn tối ưu, không gây ngứa ngáy, nổi mẩn khi đắp.

chiếc chăn phù hợp cho trẻ
Một chiếc chăn phù hợp cho trẻ phải đảm bảo sự nhẹ nhàng, thông thoáng, mềm mại và an toàn cho da

1.4. Điều kiện bảo quản chăn lông cừu rất khắt khe

Chăn lông cừu nói chung đều yêu cầu điều kiện bảo quản rất khắt khe. Ngay cả nhiều mẫu chăn lông cừu tổng hợp cũng không ngoại lệ. Ở điều kiện nhiệt độ cao, môi trường nóng ẩm chăn rất dễ bị hôi, ẩm mốc nên cần đặc biệt chú ý việc bảo quản. Chỉ nên sử dụng cho mùa Đông, khi không dùng tới thì nên giặt sạch và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát..

Ngoài ra, khi giặt chăn lông cừu cũng cần tuân thủ quy trình chính xác, không thể giặt như nhiều loại chăn thông thường khác. Cách giặt chăn lông cừu cụ thể sẽ được đề cập tới ở phần tiếp theo.

Xem thêm: Mền tuyết là gì? Cách bảo quản hiệu quả

2. Giặt chăn lông cừu như thế nào vừa sạch vừa bền bỉ?

Mặc dù chăn lông cừu có độ bền rất cao, tuổi thọ lâu dài nhưng nếu không bảo quản và giặt giũ đúng cách thì có thể làm giảm độ bền của chăn, khiến chăn nhanh hỏng, giãn, chảy xệ và rụng lông. Vì vậy, khi giặt chăn cần phải chú ý một số vấn đề.

cách giặt chăn lông cừu đúng
Mặc dù chăn lông cừu có độ bền rất cao, tuổi thọ lâu dài nhưng nếu không bảo quản và giặt giũ đúng cách

2.1. Không sử dụng bột giặt để giặt chăn lông cừu

Nếu như với quần áo và nhiều loại chăn, màn khác thì bột giặt, chất tẩy rửa có thể giúp làm sạch vết bẩn rất tốt nên rất được ưa chuộng để sử dụng; thì bột giặt và các loại chất tẩy rửa mạnh lại là yếu tố “cấm kỵ” đối với chăn lông cừu, nhất là với các loại chăn lông cừu được làm từ lông cừu tự nhiên.

Khi giặt chăn tốt nhất không nên sử dụng các hóa chất có chứa kiềm, bao gồm bột giặt, xà phòng, chất tẩy mạnh. Những chất này có thể làm chăn bị rụng lông và biến dạng, chảy giãn và bạc màu. 

Chỉ nên sử dụng các loại chất tẩy rửa nhẹ như dầu gội, sữa tắm, nước giặt pha loãng; chúng giúp chăn sạch sẽ không kém gì với các loại bột giặt mà vẫn giữ được tính thẩm mỹ và cấu trúc vốn có. Sau khi giặt xong chăn vẫn luôn như mới, lông không bị vón cục, xù xì.

2.2. Chú ý chất liệu chăn trước khi giặt giũ

Như đã biết, chăn lông cừu gồm có hai loại. Một là chăn làm từ lông cừu thật, hai là loại chăn làm từ lông cừu nhân tạo. Mỗi một loại chăn sẽ có những đặc tính riêng nên người dùng cần phải biết chất liệu thực sự của chăn là gì. Nếu là chăn làm từ lông cừu tự nhiên thì yêu cầu giặt sẽ cao hơn, khắt khe hơn so với loại chăn tổng hợp.

Chăn lông cừu tự nhiên nếu giặt tại nhà sẽ thường được giặt bằng tay để đảm bảo không bị xù lông, bai giãn. Nếu giặt máy thì nên giặt khô, tránh tiếp xúc với nước nhiều nhất có thể. Nếu bạn có đang sử dụng loại chăn này thì nên mang tới các cửa hàng giặt là chuyên dụng để giặt chăn sẽ tốt hơn so với việc tự giặt bằng máy tại nhà.

xử lý vải Chăn lông cừu giặt máycẩn thận
Chăn lông cừu nếu giặt máy thì nên giặt khô, tránh tiếp xúc với nước nhiều nhất có thể.

Chăn lông cừu tổng hợp có thể được giặt bằng máy nhưng cũng cần chú ý giặt ở chế độ vò nhẹ nhàng, nhiệt độ nước đúng tiêu chuẩn. Để chăn bền hơn thì nên bảo quản cẩn thận để giảm bớt số lần giặt giũ. Do chăn lông cừu rất kỵ nước nên việc giặt chăn ít hơn sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của chăn tốt hơn.

2.3. Sử dụng nước ấm từ 35 – 40 độ C để giặt chăn lông cừu

Nhiều người vẫn cho rằng chăn lông cừu cũng giống như nhiều loại chăn khác nên có thể giặt giũ bình thường với nước lạnh. Thế nhưng việc này là hoàn toàn sai lầm, bởi nước lạnh có thể khiến cho lông cừu bị biến đổi cấu trúc, ảnh hưởng tới đặc tính của chăn. 

Nước quá nóng cũng là yếu tố khiến chăn bị hư hỏng nhanh chóng. Mức nhiệt độ phù hợp để giặt chăn là từ 35 – 40 độ. Nhiệt độ lý tưởng nhất khi giặt chăn lông cừu là 38 độ.

Khi giặt chăn, các bạn hãy pha nước có mức nhiệt độ như trên, ngâm chăn cho ướt nước. Sau đó, tiếp tục pha dung dịch nước giặt, dầu gội đầu, sữa tắm…với mức nhiệt độ tương tự và ngâm trong chậu lớn hoặc trong bồn tắm khoảng vài phút. 

Nước nguội đi bạn hãy nhanh chóng vớt chăn ra ngoài. Việc sử dụng nước để xả, giũ chăn cũng cần đảm bảo mức nhiệt độ phù hợp này để lông cừu không bị “biến dị”.

Xem thêm: Chọn chăn mùa đông làm sao để giấc ngủ luôn ấm áp?

2.4. Không nên vò mạnh và vắt mạnh tay khi giặt chăn

Tác động mạnh từ lực tay người giặt hay sức mạnh của máy giặt có thể làm cho lông cừu bị rão, rụng và chăn nhanh hỏng. Do đó, khi giặt chăn không nên vò mạnh tay, thay vào đó là vò nhẹ nhàng.

Những chỗ có vết bẩn, ố vàng…cũng không nên sử dụng bàn chải để đánh sạch. Tập trung vò nhẹ những chỗ bị bẩn hoặc đổ chút dung dịch nước giặt đã pha loãng vào vị trí bẩn để làm sạch tốt hơn. Khi đã vò xong có thể ngâm chăn trong vòng 5 – 10 phút và xả lại từ 3 – 5 lần với nước ấm từ 35 – 40 độ C để làm sạch bọt và chất tẩy rửa đọng lại trên chăn.

chăn lông cừu bị nhão khi giặt
Tác động mạnh từ lực tay người giặt hay sức mạnh của máy giặt có thể làm cho lông cừu bị rão

Cùng với việc vò mạnh thì vắt trực tiếp và mạnh tay với chăn lông cừu cũng là điều không nên. Việc vắt mạnh để chăn nhanh khô hơn có thể khiến chăn bị nhão, giãn ra và làm ảnh hưởng đến các đường dệt, khiến chăn chảy xệ nhanh chóng. Hãy sử dụng túi giặt chuyên dụng và vắt chăn nhẹ nhàng để chăn luôn bền đẹp theo thời gian.

2.5. Phơi khô chăn lông cừu trên mặt phẳng rộng

Sử dụng sào hay dây phơi để phơi khô chăn lông cừu là thói quen của rất nhiều người; tuy nhiên, đây là một thói quen không tốt. Các bạn nên sử dụng một mặt phẳng hay mặt bàn rộng rãi để phơi khô chăn. Việc phơi chăn bằng sào và dây phơi sẽ khiến cho chăn bị giãn ra, do nước từ trên chảy xuống bên dưới sẽ làm phần dưới chăn nặng hơn và kéo giãn những đường dệt.

Lưu ý rằng không nên phơi chăn dưới ánh nắng trực tiếp và gay gắt từ mặt trời. Chăn sẽ nhanh bị phai màu, lông cừu sẽ bị biến đổi cấu trúc và bị khô cứng, mất đi sự mềm mại, êm ái vốn có sau nhiều lần phơi. Nên phơi chăn ở nơi khô ráo, thoáng mát và không bị ánh mặt trời chiếu rọi trực tiếp.

Có thể sử dụng quạt gió để hong khô chăn nhanh hơn nhưng tuyệt đối không được dùng các loại máy sưởi, máy sấy. Nhiệt độ quá cao sẽ làm chăn lông cừu bị biến dạng, lông bị hư hỏng, cháy xém và tạo ra mùi hôi khó chịu cho chăn.

2.6. Một số lưu ý khác trước và sau khi giặt chăn lông cừu

Do chăn lông cừu không thể sử dụng các loại chất tẩy rửa mạnh khi giặt giũ, nên để đảm bảo chăn được giặt sạch nhất thì trước khi giặt cần phải phủi bụi sạch sẽ, rũ sạch các chất bẩn bám dính trên chăn như: vụn thức ăn, tóc hay vật dụng nhỏ khác có thể bám trên chăn (kẹp tóc, ghim…).

phủi bụi sạch sẽ chăn lông cừu trước khi giặt
Để đảm bảo chăn được giặt sạch nhất thì trước khi giặt cần phải phủi bụi sạch sẽ

Đồng thời, nhớ kiểm tra một chút các vết bẩn cứng đầu, những nơi vàng ố để xác định vị trí vết bẩn và có lựa chọn cách giặt phù hợp. Nếu chăn quá bẩn với những vết vàng ố lớn, khó có thể giặt sạch bằng cách vò nhẹ thì nên mang chăn đến tiệm giặt là để giặt chăn sạch hơn. Trường hợp vết bẩn nhẹ, nhỏ thì có thể dùng dung dịch nước tẩy pha loãng đổ vào vị trí bẩn và vò nhẹ để làm sạch.

Cuối cùng, khi chăn được phơi khô và không cần dùng đến thì nên bảo quản chăn thật kỹ càng. Tốt nhất là đóng gói, bỏ túi và rút hết không khí bên trong túi để đảm bảo chăn không bị ẩm mốc, bốc mùi. Sau đó để chăn nơi khô thoáng, mát mẻ, tránh ánh nắng mặt trời.

Như vậy, Vua Nệm vừa cùng với các bạn tìm hiểu cách giặt chăn lông cừu đảm bảo sạch sẽ và bền đẹp, luôn như mới. Việc giặt và bảo quản chăn lông cừu cần thực hiện tỉ mỉ, cẩn thận nên đừng quên một số lưu ý và chúng tôi vừa chia sẻ ở trên. Để mua chăn lông cừu chính hãng, chất lượng cao và giá thành hợp lý hãy liên hệ với Vua Nệm để được tư vấn mẫu sản phẩm phù hợp.

Xem thêm: Lợi ích của mền bông và cách bảo quản mền bông hiệu quả nhất

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team