Ga tàu điện Cát Linh là tuyến Metro thứ nhất của Việt Nam được đưa vào khai thác sau 10 năm xây dựng. Ga tàu điện Cát Linh không chỉ thu hút khách du lịch bởi sự tân tiến hiện đại mà còn là địa điểm check in được giới trẻ yêu thích. Nếu bạn chưa có cơ hội khám phá ga Cát Linh thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những điều thú vị của ga qua bài viết dưới đây nhé.
Nội Dung Chính
1. Sơ lược về ga tàu điện Cát Linh – Hà Đông
Ga tàu điện Cát Linh chính thức đi vào hoạt động vào tháng 11/2021, được xây trên cao có chiều dài lên tới 20m và cao 3.8m. Ga gồm 4 toa tàu sức chứa tối đa là 960 người/đoàn. Ga tàu điện Cát Linh có vận tốc khá ấn tượng lên đến 80km/h.
Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông với chiều dài 13,05km và là tàu điện được xây trên cao với 12 nhà ga. Như vậy ước tính cứ hơn 1km sẽ là 1 nhà ga. Hai ga đầu tuyến của ga tàu điện Cát Linh là ga Yên Nghĩa và ga Cát Linh.
Đặc biệt, khi đi ga Cát Linh bạn có thể chiêm ngưỡng các trường đại học: ĐH Hà Nội, HV Y Cổ truyền, ĐH Kiến Trúc, Sư Phạm NTTW, Bưu Chính, ĐH Đại Nam, Hv An Ninh, ĐH Đông Đô, ĐH Công nghệ GTVT, ĐH Khoa học XH & NV, CĐ Công Thương, Khoa Tiếng Anh – ĐH Mở, ĐH Khoa học tự nhiên, HV Âm nhạc.
2. Giá vé ga tàu điện Cát Linh – Hà Đông
Sau thời gian chạy thử với giá vé miễn phí, tuyến đường sắt Cát Linh đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 21/11/2021 với giá vé:
- Vé ga tàu điện Cát Linh – Hà Đông: Từ 8000 đến 15000/ lượt tùy mỗi ga đến
- Vé ngày ga tàu điện Cát Linh – Hà Đông: 30000/ ngày và không giới hạn lượt đi
- Vé tháng ga tàu điện Cát Linh – Hà Đông: 200000/tháng
- Vé tập thể ga tàu điện Cát Linh: 140000 từ 30 người trở lên
- Vé tháng dành cho học sinh, sinh viên hoặc công nhân KCN: 100000/tháng
- Đặc biệt, đối với trẻ em có độ tuổi dưới 6 tuổi hoặc người già trên 60 tuổi, người khuyết tật, người có công được miễn phí vé tàu.
Lưu ý:
- Vé có thể được thanh toán bằng hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt tùy thuộc vào mỗi chuyến đi
- Thời gian tàu khởi hành từ 5h sáng tới 23 giờ
- Giá vé tàu có thể tăng/giảm tùy thời điểm
Bản đồ tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông
STT | Tên ga | Khoảng cách với ga trước đó(m) | Ghi chú |
1 | Ga Cát Linh | 91 (khoảng cách với điểm đầu) | Ga đầu
Ga trung chuyển tuyến metro số 3 |
2 | Ga La Thành | 930 | |
3 | Ga Thái Hòa | 928 | |
4 | Ga Láng | 1035 | |
5 | Ga Đại học Quốc Gia | 1250 | Trung chuyển tuyến metro số 3 |
6 | Ga vành đai 3 | 1044 | |
7 | Ga Thanh Xuân 3 | 1451 | |
8 | Ga bến xe Hà Đông | 1125 | |
9 | Ga Hà Đông (bệnh viện Hà Đông) | 1230 | |
10 | Ga La Khê | 1235 | |
11 | Ga Văn Khê | 1423 | |
12 | Ga Hà Đông mới | 1027 | Ga cuối |
3. Cách mua vé tại ga tàu điện Cát Linh – Hà Đông
Ở mỗi nhà ga sẽ có nhân viên hướng dẫn bạn mua vé. Có hai hình thức để mua vé đó là mua vé trực tiếp ở sảnh bán vé và mua vé qua máy tự động.
3.1. Mua vé trực tiếp ở sảnh bán vé
Hình thức mua vé trực tiếp rất đơn giản, bạn chỉ cần báo với nhân viên là sẽ mua vé lượt hay vé ngày rồi chọn điểm đến và thanh toán là xong.
3.2. Mua vé ở máy tự động
Để mua vé ở máy tự động, bạn sẽ đưa tiền mặt vào khe nhận tiền của máy và chọn ga đến. Sau đó thực hiện những thao tác trên màn hình và chọn xong điểm đến máy sẽ nhả vé nhựa và tiền thừa nếu có.
Lưu ý: Trong thời gian này, hệ thống bán vé tại ga tàu điện Cát Linh chưa có hình thức thanh toán bằng hình thức chuyển khoản nên bạn sẽ sử dụng tiền mặt để thanh toán.
4. Hướng dẫn quẹt thẻ khi lên/xuống tàu
Với những ai mới có cơ hội trải nghiệm đi tàu trên cao sẽ có bỡ ngỡ trong việc quẹt thẻ ở đâu và như thế nào đúng không nào? Hãy bỏ túi ngay cách quẹt thẻ dưới đây nhé:
Để lên tàu điện, trước tiên bạn di chuyển tới khu vực soát vé ở cạnh quầy bán vé. Tiếp theo, dùng thẻ để chạm vào bề mặt của cửa soát vé tự động là có thể lên ke ga để đợi tàu.
Khi xuống tàu, bạn cũng sử dụng thẻ để quẹt bằng cách đưa vao khe cổng soát vé ở sảnh ga tầng 2 rồi đi qua cổng soát vé ở chiều ra.
Lưu ý: Trong quá trình di chuyển bạn hãy giữ cẩn thận thẻ của mình, vì nếu làm mất thẻ bạn sẽ không được rời ga sau khi kết thúc chuyến tàu nhé.
5. Những góc hình check in tại ga tàu điện Cát Linh – Hà Đông
Không chỉ được trải nghiệm ga tàu điện trên cao, đến với ga tàu điện Cát Linh bạn có thể thoa sức sống ảo với những góc hình siêu chất. Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn những góc hình ấn tượng được giới trẻ yêu thích nhất.
5.1. Biểu tượng Hà Nội nổi bật tại ga tàu điện Cát Linh
Biểu tượng Hà Nội đã trở thành địa điểm gây sốt tại ga Cát Linh. Bức tường nổi bật với hình ảnh đặc trưng của thành phố Hà Nội được giới trẻ thay nhau check in. Bức tường được nhiều bạn trẻ sáng tạo với những tấm ảnh độc đáo.
Màu chủ đạo của bức tường là màu xanh và màu trắng tạo bên một background ấn tượng. Biểu tượng Hà Nội hứa hẹn sẽ là một địa điểm check in thu hút nhiều hành khách khi đến ga tàu điện Cát Linh.
5.2. Khu vực cầu thang
Nghe có vẻ không có gì nổi trội nhưng khi tận mắt chứng kiến bạn mới xuýt xoa trước vẻ đẹp của những góc hình tại khu vực cầu thang. Điểm đặc biệt ở ga Cát Linh đó chính là cứ tới 2 nhà ga sẽ là 1 màu tường khác nhau. Để có được những shot hình với từng màu tường khác nhau thì bạn nên cách 1 ga rồi xuống 1 lần nhé.
5.3. Chụp trên tàu điện
Chụp trên tàu điện chắc chắn sẽ là tấm hình sống ảo vạn người mê mà bất cứ ai cũng muốn. Từng khung cảnh bên ngoài được bắt trọn trên tàu điện khiến nhiều người xem hình cứ tưởng như đang ở bên Nhật hay bên Hàn.
Những lưu ý khi check in tại ga tàu Cát Linh
Để check in tại ga tàu một cách an toàn hãy lưu ngay những lưu ý dưới đây để có một tấm hình đẹp nhất nhé.
- Thời điểm check in: Vì là phương tiện đi làm, đi học nên ở đây khá nhiều người vào những khung giờ cao điểm từ 7-8h sáng và giờ tan làm, tan học từ 17h-19h. Vào những buổi sáng cuối tuần càng không phải là thời gian để check in. Vì vào thời gian này mọi người cũng khá rảnh rỗi nên rất đông đúc. Vì vậy để có được một tấm hình đẹp, bạn hãy đi vào sáng sớm hoặc giờ trưa nhé.
- Nếu muốn có thật nhiều tấm ảnh lung linh trên ga tàu, hãy lựa chọn ga tàu cuối vì ga này thường rất ít người.
- Ga Cát Linh và ga Yên Nghĩa là hai ga có số lượng hành khách đông nhất, vì vậy muốn sống ảo hãy chọn những ga ở giữa như ga Thái Hòa, ga La Khê, ga Văn Khê.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn cách “ứng xử” đúng khi lên ga tàu:
- Khi chụp hình gần tàu hoặc đứng đợi tàu bạn không nên giẫm lên vạch màu vàng vì đây là điểm đánh dấu để hành khách đứng an toàn khi tàu di chuyển. Khi lên tàu bạn cũng nên chú ý khe hở dưới chân giữa tàu và đường ray để không giẫm vào gây nguy hiểm.
- Vị trí ghế màu vàng chính là ghế dành cho người già, trẻ em và phụ nữ có thai.
- Bạn nên tuân thủ nguyên tắc 5K với mọi người khi ở ga tàu để đảm bảo an toàn nhé.
Trên đây là những chia sẻ về ga tàu điện Cát Linh – Hà Đông và những địa điểm check in siêu hot của ga tàu tân tiến này. Chúc bạn có một trải nghiệm tuyệt vời tại ga nhé.
XEM THÊM:
- Ga Tàu Huế ở đâu? Cách di chuyển đến ga tàu Huế
- Tất tần tật về ga tàu Đà Nẵng và lịch trình đầy đủ, chi tiết nhất
- Ga Đồng Đăng ở đâu? Cần chuẩn bị gì khi đi ga tàu hoả