Đường thốt nốt được biết đến với vị ngọt thanh có thể dùng để nấu các món chè hoặc gia vị cho nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên không phải ai cũng đến đường thốt nốt là gì và những lợi ích của loại đường này. Bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Vua Nệm để có thêm những kiến thức hay về đường thốt nốt nhé.
Nội Dung Chính
1. Đặc điểm của cây thốt nốt
Thốt nốt là loại cây bản địa được trồng nhiều ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Loại cây này phân bổ từ các vùng của Indonesia cho đến Pakistan. Tại Việt Nam, thốt nốt được trồng phổ biến ở miền Nam, nhiều nhất tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh, Kiên Giang.
Thốt nốt là cây thuộc cây thân thẳng có hình dạng tương đối giống cây cọ, cây dừa ở vùng Trung du Bắc Bộ nước ta. Cây thốt nốt có chiều cao trung bình khoảng 30m và tuổi thọ của cây từ 20 -30 năm tuổi, một số trường hợp đã ghi nhận các cây thốt nốt sống 100 năm.
Một cây thốt nốt trưởng thành có thể cho khoảng 50 -60 quả thốt nốt một năm. Vỏ quả thường có màu đen và chia thành nhiều múi, phần thịt quả có màu trắng ngần khi ăn cảm nhận được độ bùi, béo.
Quả thốt nốt non ăn mát và mềm như thạch, khi chín quả sẽ cứng hơn phần thịt chuyển màu vàng và có mùi thơm giống như mít chín. Quả thốt nốt khi thường được đem giã nhuyễn để làm thành các loại bánh thơm ngon hấp dẫn như bánh ú, bánh tôm,….
2. Đường thốt nốt là gì?
Đường thốt nốt là loại đường được chế biến bằng dịch tiết ra từ nhị hoa cây thốt nốt. Dịch nhị hoa này có vị ngọt vô cùng dễ chịu, mùi thơm phảng phất khi uống có cảm giác thanh mát hơn so với đường được chế biến từ mía và củ cải.
Cách chế biến đường thốt nốt được theo theo quy trình sau:
- Người dân sẽ phải trèo lên những cây thốt nốt cao cắt phần đầu của nhị hoa và hứng phần dịch nước tiết ra từ nhị hoa. Hoặc họ có thể dùng những ống tre được vệ sinh sạch cắm sâu vào buồng hoa để hứng phần nước tiết ra.
- Thành phẩm thu hoạch được sẽ cho vào một chảo lớn và đun lên.
- Trong quá trình đun thường xuyên dùng đũa tre khuấy đều đến khi phần nước thốt nốt được cô đặc và sệt lại.
- Tiếp theo, cho phần đường này sang một cái chảo khác đun với lửa nhỏ cho đến khi thành những hạt đường có màu vàng ươm, đẹp mắt.
- Cho phần đường vừa nấu vào khuôn cho đến khi đường nguội và đông lại để được hình dạng mong muốn.
- Gói đường bằng lá thốt nốt, để nơi khô ráo để bảo quản đường tốt nhất.
Loại đường này dùng để nấu thành các món chè hoặc làm gia vị nấu các món ăn phổ biến trong bữa cơm hằng ngày hoặc dùng để pha trà. Tại những nơi trồng nhiều thốt nốt người dân thường dùng loại đường này để làm các đặc sản như chè thốt nốt, bánh bò thốt nốt.
3. Giá trị dinh dưỡng của đường thốt nốt
Đường cây thốt nốt chứa nhiều chất dinh dưỡng so với đường tinh luyện vì có chứa mật đường. Cứ 100g đường thốt nốt có thể chứa 383 lượng calo, 65-85g Sucrose, 10-15g Fructose và Glucose, 0,4g đạm, 0,1 g chất béo, 11mg Sắt khoảng 61% RDI, 70-90 mg Magie khoảng 20% RDI, 1050mg Kali khoảng 30%RDI và 0,2-0,5mg Mangan khoảng 10-20% RDI.
Đường thốt nốt còn chứa một lượng nhỏ vitamin B và các khoáng chất khác như: canxi, kẽm, phốt pho và đồng.
Tuy nhiên, 100g đường thốt nốt là một khẩu phần cao hơn mức bình thường mà cơ thể cần. Bạn chỉ nên tiêu thụ khoảng 7g – 20g đường thốt nốt cho khẩu phần ăn của mình.
4. Những lợi ích của đường thốt nốt đối với sức khỏe
- Hỗ trợ ngăn ngừa thiếu máu: Trong loại đường này có chứa lượng sắt tương đối lớn với 100g đường sẽ chứa khoảng 11mg sắt. Do đó, bạn có thể bổ sung một lượng đường phù hợp vào chế độ ăn uống hằng ngày. Cơ thể bạn sẽ được bổ sung một lượng sắt đáng kể giúp giảm nguy cơ thiếu máu. Ngoài ra, chất sắt trong đường được cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn so với nhiều loại thực phẩm khác.
- Cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa: Theo một số nguồn thông tin cho thấy đường thốt nốt có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa, kích thích hoạt động đường ruột và giảm nguy cơ mắc táo bón. Một số người thường sử dụng đường thốt nốt sau bữa ăn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tiêu hóa hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc bởi chưa có các nghiên cứu xác thực tác dụng của đường với hệ tiêu hóa.
- Tăng cường khả năng miễn dịch: Trong đường thốt nốt có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp cơ thể ngăn ngừa tình trạng lão hóa, ngăn ngừa các bệnh ung thư, giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Vì vậy, bạn có thể sử dụng đường thốt nốt thay cho đường trắng.
- Tốt cho hệ xương: Đường thốt nốt cũng chứa các khoáng chất phổ biến tốt cho xương như canxi, phốt pho,.. nhờ đó giúp hệ xương của cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai.
5. Một số món ngon từ đường thốt nốt
5.1 Bánh bò thốt nốt
Với các nguyên liệu vô cùng đơn giản và quen thuộc như bột năng, bột gạo, nước cốt dừa, đường, muối và đường thốt nốt tạo nên món bánh có màu vàng và rất xốp. Bánh bò sẽ có vị thơm ngon và độ ngọt dịu của đường thốt nốt cùng sự béo ngậy của nước cốt dừa. Chắc chắn đây là một món bánh bạn không nên bỏ qua.
5.2 Chè thốt nốt
Để làm món chè thốt nốt, bạn hãy chuẩn bị quả thốt nốt rồi lấy phần thịt cùi bên trong cắt thành miếng vừa ăn. Sau đó cho vào nồi nấu đến khi chín thì cho thêm lượng đường thốt nốt phù hợp với khẩu vị. Khi ăn bạn có thể thêm một lớp nước cốt dừa để tăng phần béo ngậy.
Ngoài ra bạn có thể chế biến thêm các món chè khác từ đường thốt nốt như chè thốt nốt khoai lang, chè bưởi thốt nốt, chè thốt nốt đậu xanh,…
5.3 Rau câu thốt nốt
Rau câu thốt nốt là món ăn được kết hợp từ những nguyên liệu quen thuộc như bột agar, nước dừa, đường thốt nốt. Khi nấu rau câu bạn có thể cho thêm lá dứa để tăng mùi thơm cho món rau câu thốt nốt.
Để món ăn thêm phần hấp dẫn bạn có thể cho vào các khuôn họa tiết hoặc đổ đan xen phần rau câu với màu trắng của nước cốt dừa và màu vàng nâu của đường thốt nốt. Món ăn này không chỉ hấp dẫn mà còn có vị béo ngậy khó cưỡng.
Ngoài các món đặc trưng kể trên bạn có thể tham khảo thêm các món ngon từ đường thốt nốt khác như: cá kho đường thốt nốt, chuối ngào đường thốt nốt, bánh flan thốt nốt,…
6. Mua đường thốt nốt ở đâu?
Ngày nay, đường thốt nốt trở nên phổ biến và được bán rộng rãi trên thị trường tiêu dùng. Nhờ đó bạn có thể dễ dàng mua được đường thốt nốt về sử dụng và chế biến thành các món ăn ngon.
Hiện nay, giá đường thốt nốt giao đồng từ 50.000 – 60.000 đồng/kg ở dạng viên và 70.000 -80.000 đồng/kg ở dạng lỏng.
7. Lưu ý khi dùng đường thốt nốt
Một số lưu ý mà bạn cần cân nhắc khi sử dụng đường thốt nốt:
- Chỉ nên dùng một lượng đường thốt nốt vừa phải trong bữa ăn hàng ngày để tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc một số bệnh về răng miệng.
- Đường thốt nốt cần được bảo quản ở nơi khô thoáng để tránh tình trạng ôi thiu, chảy nước gây ảnh hưởng tới sức khỏe như tiêu chảy, ngộ độc, giảm thị lực,….
- Thốt nốt nên được bảo quản lạnh ngay sau thu hoạch để tránh tình trạng lên men trong nhiệt độ thường.
Bài viết trên đây là tổng quan về đường thốt nốt cũng như công dụng của chúng đối với sức khỏe con người. Đồng thời loại đường này có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng mà bạn có thể làm cho gia đình và bạn bè của mình.
>>>Đọc ngay:
- Đường phèn là gì? Đường phèn có tốt cho sức khỏe không?
- Đường ăn kiêng là gì? Đường ăn kiêng có tốt cho sức khoẻ không?