Chuyên gia nệm

Độ cứng đệm và trọng lượng cơ thể có mối liên hệ gì?

CẬP NHẬT 05/09/2023 | BỞI Minh Anh

Các mẫu đệm trên thị trường hiện nay rất đa dạng và có độ cứng khác nhau. Để biết đệm có độ cứng như thế nào bạn cần dựa vào trọng lượng của cơ thể. Vậy độ cứng đệm và trọng lượng cơ thể có mối liên quan như thế nào? Làm sao chọn được đệm có độ cứng phù hợp nhất với trọng lượng cơ thể?

1. Độ cứng đệm là gì?

Trước hết bạn cần phải hiểu độ cứng đệm là gì. Hiện nay, có nhiều hãng đệm chia độ cứng đệm theo thang điểm từ 1 – 10, trong đó 10 là độ cứng cao nhất. Bên cạnh đó, mỗi nhà sản xuất lại có phương pháp hạng hạng điểm độ cứng đệm riêng. Thế nên, có những chiếc đệm cùng một thang điểm nhưng khi nằm vẫn có cảm giác khác biệt. 

độ cứng đệm là gì
Tìm hiểu độ cứng đệm là gì

1.1. Đệm siêu mềm

Là đệm nằm trong thang điểm từ 1 – 2. Loại đệm này rất mềm nên khả năng hỗ trợ ít, khi nằm có nguy cơ lún cao do trọng lượng cơ thể tạo ra áp lực lớn lên đệm. Thế nên nhiều công ty không cứng cấp đệm siêu mềm. 

1.2. Đệm mềm

Nằm trong thang điểm từ 3 – 4. Đặc điểm của loại đệm này là tạo ra đường nét sâu cho cơ thể, có thể giảm áp lực tốt. Với những ai có thói quen nằm nghiêng thì nên chọn loại đệm này.

1.3. Đệm cứng trung bình

Gồm những đệm có độ cứng nằm trong thang điểm 5 – 6 hoặc có thể là 7. Loại đệm này được sử dụng rất phổ biến vì độ cứng đệm ở mức vừa phải, có thể hỗ trợ nâng đỡ cơ thể tốt, ôm sát đường cong cơ thể người nằm, không tạo ra độ lún quá sâu nhưng vẫn êm ái, phù hợp với mọi tư thế nằm.

Thang đo độ cứng của các loại đệm
Thang đo độ cứng của các loại đệm

1.4. Đệm cứng

Các mẫu đệm nằm trong khoảng 7 – 8 trên thang điểm được xếp vào nhóm đệm cứng. Loại đệm này khi nằm cũng cũng không bẻ cong cơ thể người ngủ, phù hợp với những ai không thích loại đệm mềm, nhũn. 

1.5. Đệm siêu cứng

Gồm các mẫu đệm nằm từ 9 – 10 trên thang điểm. Với những ai thích nằm trên bề mặt bằng phẳng thì đây là lựa chọn lý tưởng nhất. Tuy nhiên, với những ai thích nằm nghiêng thì không nên chọn loại đệm này vì đệm có thể khiến người nằm bị đau hông, vai, khớp. Tuy nhiên, đệm lại phù hợp cho những ai thích nằm ngửa và nằm sấp khi ngủ.

2. Mối quan hệ giữa độ cứng đệm và trọng lượng cơ thể

2.1 Người nhẹ cân nên chọn đệm có độ cứng bao nhiêu?

Với những người nhẹ cân nên chọn các loại đệm có độ mềm tương đối để ôm sát lấy cơ thể, mang tới cảm giác thoải mái khi nằm. Các loại đệm cứng sẽ ngăn không cho người nhẹ cân chìm xuống đệm. Điều này vô tình khiến áp lực bị tích tụ.

Nếu nặng dưới 60kg bạn nên cân nhắc chọn loại đệm mềm (3), mềm vừa (4) hoặc mềm trung bình (5) hoặc (6). Với người thích nằm nghiêng thì nên nên ưu tiên chọn đệm mềm hơn. Còn người thích nằm sấp, nằm ngửa thì chọn loại cứng hơn. Một số loại đệm phù hợp cho người dưới 60kg là đệm lò xo, đệm đa tầng, đệm foam, đệm cao su hay đệm hơi. 

2.2. Người cân đối chọn đệm có độ cứng bao nhiêu?

Với người có trọng lượng cơ thể vừa thì nên chọn đệm có độ cứng ở thang điểm từ 5 – 7. Hoặc có thể chọn đệm mềm hơn hay cứng hơn một chút tùy sở thích và thói quen nằm ngủ. Tuy nhiên, độ cứng đệm ở mức 5 – 7 hoặc tăng giảm 1 điểm là lý tưởng nhất.

2.3. Người nặng cân chọn đệm có độ cứng bao nhiêu?

Do người nặng cân khi nằm sẽ tạo áp lực lớn lên đệm, khiến đệm bị lún sâu. Vì vậy, họ tốt nhất nên chọn loại đệm cứng có độ cứng từ 6 – 8. Như vậy sẽ khiến khi nằm không bị lún quá sâu. Với những người thích nằm nghiêng có thể chọn đệm có độ cứng thấp hơn 1 điểm. Còn với người thích nằm nệm cứng thì có thể chọn đệm nằm trong thang điểm 6 – 8 hoặc 9. 

cách chọn độ cứng đệm theo trọng lượng cơ thể
Người nhẹ cân nên chọn đệm có độ cứng từ 6 – 8 trên thang điểm

Bên cạnh đó, khi chọn đệm người nặng cân nên quan tâm tới cấu trúc lõi đệm. Nếu thích nằm nghiêng thì nên chọn loại đệm có chất liệu mang lại bề mặt ngủ ổn định. Tuy nhiên, nệm lò xo thường sẽ hỗ trợ nhiều hơn so với các loại đệm làm từ foam. Bên cạnh đó, đệm có thiết kế phân vùng cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn.

3. Các dấu hiệu nhận biết đệm quá cứng so với cơ thể

3.1. Đau lưng, vai, cổ khi thức dậy

Nguyên nhân bạn thấy đau lưng, vai, cổ khi thức dậy có thể là do nằm đệm quá cứng, gây căng thẳng và tạo áp lực lên cơ thể. Nếu gặp tình trạng này bạn nên đổi sang sử dụng đệm foam hoặc đệm đa tầng để nghỉ ngơi thoải mái hơn. Có thể kê thêm tấm ván cứng dưới đệm foam để tăng hiệu quả.

3.2. Tê, ngứa ran cánh tay, bàn tay

Một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy tê hoặc ngứa ran cánh tay, bàn tay có thể là do ngủ sai tư thế hoặc do đệm quá cứng. Lúc này hãy thử thay đổi tư thế ngủ hoặc chuyển sang sử dụng một chiếc đệm mềm hơn để khắc phục.

Một số dấu hiệu cho thấy nệm quá cứng so với trọng lượng cơ thể
Một số dấu hiệu cho thấy nệm quá cứng so với trọng lượng cơ thể

3.3. Kiệt sức khi thức dậy

Ngủ không ngon sẽ khiến bạn cảm giác kiệt sức khi thức dậy. Và một trong các nguyên nhân gây ra ngủ không ngon, mất ngủ có thể là do bạn đang sử dụng đệm không phù hợp với cơ thể. 

3.4. Đệm không nương theo đường cong cột sống

Khi nằm lên đệm bạn hãy thử cảm nhận và kiểm tra cột sống của mình có thẳng và nằm ở vị trí trung lập không. 

3.5. Ngủ giường khách sạn hoặc giường cho khách ngon hơn

Nếu bạn ngủ trên giường của mình không ngon nhưng khi ngủ trên giường khách sạn hoặc giường cho khách lại ngon hơn thì rất có thể vấn đề nằm ở chiếc đệm của bạn.

4. Các dấu hiệu nhận biết đệm quá mềm so với cơ thể 

4.1. Lưng dưới bị cứng, khó chịu

Ngủ dậy và thấy lưng dưới bị cứng, khó chịu xảy ra trong thời gian dài thì có thể vì đệm bạn đang nằm quá mềm. Hãy đổi ngay chiếc đệm khác để có giấc ngủ chất lượng hơn.

Lưng dưới cứng khi ngủ dậy có thể do nệm quá mềm
Lưng dưới cứng khi ngủ dậy có thể do nệm quá mềm

4.2. Khó đi vào giấc ngủ 

Nếu bạn quá khó khăn đi vào giấc ngủ, liên tục phải thay đổi tư thế nằm nhưng vẫn không cảm thấy thoải mái, khiến cơ bắp không được nghỉ ngơi hoàn toàn cũng là dấu hiệu cho thấy đệm bạn đang sử dụng quá mềm.

4.3. Nằm sấp ngủ và luôn bị mỏi vai gáy

Bạn có thói quen ngủ sấp và khi ngủ dậy thường cảm thấy đau mỏi vai gái thì nguyên nhân có thể là do đệm quá mềm. Với những người thích nằm sấp nên lựa chọn đệm cứng để tránh tạo sự vặn xoắn bất thường cho cổ và vai gáy.

4.4. Lên xuống giường khó khăn

Đứng dậy và lên xuống giường khó khăn cũng là một dấu hiệu cho thấy đệm quá mềm. Nếu gặp phải tình trạng này bạn nên cân nhắc lựa chọn đệm cứng hơn để sử dụng.

4.5. Có cảm giác “chạm đáy”

Cấu tạo một chiếc đệm chất lượng sẽ gồm 3 lớp là: Lớp thoải mái trên cùng, lớp chuyển tiếp ở giữa và lớp hỗ trợ dưới cùng. Nếu như khi nằm ngủ bạn có cảm giác cơ thể chìm xuống, chạm tới lớp hỗ trợ thì chiếc đệm đang sử dụng có thể do quá mềm hoặc quá cũ.

5. Thang đo độ cứng của những loại đệm hiện nay

5.1. Đệm foam

5.1.1. Memory foam

Là loại đệm được tạo ra bởi Charles Yost năm 1966. Chất liệu được sử dụng làm đệm Memory foam là foam polyurethane đã qua cải tiến. Chính vì vậy mà mật độ và cách phản ứng với áp suất, nhiệt độ của loại nệm này rất tốt. Chúng sẽ không bị mềm đi khi chịu áp suất và nhiệt. Độ cứng của loại đệm này thường nằm trong mức 3 – 6 trên thang điểm, tức gồm loại mềm tới cứng vừa.

5.1.2. Foam polyurethane (Polyfoam)

Foam polyurethane (Polyfoam) được làm từ nhựa cây thiên nhiên và có giá cả phải chăng. Tuy nhiên, độ bền thường không cao. Khi trọng lượng cơ thể tác động lên đệm lâu dài sẽ khiến nó bị trùng xuống và có thể có mùi khó chịu của hóa chất. Những người nhẹ cân khá phù hợp với loại đệm này. Độ cứng của đệm nằm trong thang điểm từ 2 – 4.

5.1.3. Gel foam

Các mẫu đệm gel foam có khả năng hấp thụ nhiệt tốt. Khi sử dụng đệm này bạn nên chọn loại đủ dày để có thể nâng đỡ cơ thể. Đệm thường được thêm vào gel urethane để có thể giúp người nằm cảm thấy mát hơn khi sử dụng. Độ cứng đệm vừa phải, nằm trong mức 5 – 7 trên thang điểm.

Đệm gel foam hấp thụ nhiệt rất tốt
Đệm gel foam hấp thụ nhiệt rất tốt

5.2. Đệm cao su

Đệm cao su chỉ có một lớp đệm và được làm từ cao su thiên nhiên hoặc cao su nhân tạo. Với những ai thích cấu trúc đệm đa tầng thì có thể lựa chọn đệm cao su nhiều lớp thay vì đệm nguyên tấm. Ưu điểm của đệm cao su là độ đàn hồi tốt, tuổi thọ cao. Độ cứng của mẫu đệm này thường nằm trong mức 6 – 8 trên thang điểm, tức từ trung bình tới cứng.

5.3. Đệm lò xo

Độ cứng của đệm lò ra rất đa dạng và phụ thuộc vào hình dạng, kích thước, thiết kế lò xo,… đệm. Nhưng nhìn chung, đệm lò xo thường có độ cứng ở mức mềm cho tới cứng. Loại đệm lò xo có kiểu lò xo đồng hồ cát sẽ cứng hơn đệm lò xo zic zắc. 

5.4. Đệm đa tầng

Tức các mẫu nệm đa tầng kết hợp lõi hỗ trợ lò xo bên trong và có cả lớp foam hoặc cao su thiên nhiên. Loại đệm này có nhiều độ cứng khác nhau, từ mềm cho tới cứng, tùy theo cấu tạo nên được nhiều khách hàng lựa chọn.

Đệm đa tầng có nhiều độ cứng khác nhau
Đệm đa tầng có nhiều độ cứng khác nhau

Trên đây là thông tin về mối liên quan giữa độ cứng đệm và trọng lượng cơ thể. Nếu bạn chưa chọn được mẫu nệm nào có độ cứng phù hợp với mình thì có thể tìm tới Vua Nệm để được tư vấn. Ngoài ra, Vua Nệm hiện đang cung cấp rất nhiều mẫu đệm đẹp, chất lượng, chính hãng với giá thành tốt. Chúng tôi sẽ giúp bạn có cơ hội sở hữu một chiếc đệm tốt và có độ cứng phù hợp nhất với cơ thể để có những giấc ngủ ngon.

>>>Xem ngay:

Bài viết liên quan:

Avatar
Minh Anh