Vốn dĩ, những điều tân sinh viên nên làm khi vào giảng đường đại học nhiều vô số kể, tuy nhiên không phải bất kỳ ai cũng đều nắm rõ. Nếu bạn cũng đang lúng túng chưa biết nên bắt đầu từ đâu khi chuẩn bị đến trường thì hãy tham khảo bài viết sau đây của Vua Nệm nhé.
Nội Dung Chính
- 1. Tân sinh viên thường gặp những khó khăn gì khi bước vào giảng đường đại học?
- 2. Danh sách những điều tân sinh viên nên làm khi vào giảng đường đại học
- 2.1. Chuẩn bị giấy tờ và hoàn tất các thủ tục nhập học
- 2.2. Tìm kiếm nơi ở phù hợp
- 2.3. Tạo dựng các mối quan hệ bạn bè mới khi lên đại học
- 2.4. Xây dựng kế hoạch học tập và cuộc sống hợp lý
- 2.5. Học cách tự lập để trưởng thành hơn từng ngày
- 2.6. Đăng ký tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động đội nhóm
- 2.7. Lên kế hoạch chi tiêu hợp lý khi trở thành sinh viên
1. Tân sinh viên thường gặp những khó khăn gì khi bước vào giảng đường đại học?
Đại học luôn là mục tiêu phấn đấu hàng đầu của các bạn học sinh. Tuy nhiên, khi đạt được ước mơ thì nhiều bạn sẽ lại cảm thấy bối rối không biết phải làm gì? Nhìn chung, tân sinh viên thường gặp một số khó khăn khi bước vào giảng đường đại học, bao gồm:
- Khó thích nghi với môi trường mới: Đại học là một môi trường hoàn toàn mới đối với tân sinh viên. Các bạn sẽ phải đối mặt với nhiều thay đổi về môi trường học tập, sinh hoạt, giao tiếp,… Những điều này hoàn toàn có thể khiến sinh viên cảm thấy bỡ ngỡ và khó khăn trong việc thích nghi.
- Đối diện với áp lực học tập: Khi bước vào đại học, chương trình học tập nặng hơn nhiều so với trung học phổ thông. Nhìn chung, các bạn sinh viên sẽ phải học nhiều môn học mới, với lượng kiến thức lớn và đòi hỏi cao về tư duy lẫn kỹ năng. Nếu thích nghi không kịp các bạn sinh viên sẽ cảm thấy áp lực và căng thẳng.
- Bối rối trong việc cân bằng giữa việc học và cuộc sống: Đại học không chỉ là môi trường học tập mà còn là nơi sinh viên phát triển bản thân, tham gia các hoạt động ngoại khóa,… Các bạn tân sinh viên cần phải học cách cân bằng giữa việc học và cuộc sống để có thể đạt được kết quả học tập tốt và có một cuộc sống sinh viên vui vẻ, ý nghĩa.
- Phải tự lập trong mọi vấn đề: Nhiều bạn trẻ chọn học đại học xa quê, vì thế đây được xem là thời điểm sinh viên bắt đầu học cách tự lập, sống xa gia đình và tự lo liệu cho bản thân. Điều này hoàn toàn có thể khiến nhiều người cảm thấy lo lắng và gặp khó khăn trong việc thích nghi.
2. Danh sách những điều tân sinh viên nên làm khi vào giảng đường đại học
Bạn đã biết đâu là những điều tân sinh viên nên làm khi vào giảng đường đại học hay chưa? Thực tế cho thấy có rất nhiều vấn đề bạn cần đặc biệt lưu tâm đấy. Và bên dưới đây là những kinh nghiệm Vua Nệm muốn chia sẻ đến các bạn tân sinh viên:
2.1. Chuẩn bị giấy tờ và hoàn tất các thủ tục nhập học
Công đoạn đầu tiên các bạn sinh viên cần phải làm chính là hoàn tất các thủ tục nhập học. Đây là việc rất quan trọng, đặc biệt là với những bạn ở xa phải di chuyển lên các thành phố lớn để học.
Nếu không có đủ giấy tờ, tân sinh viên sẽ gặp nhiều khó khăn và phiền phức, có thể phải chờ gia đình gửi bổ sung hoặc đi về quê lấy giấy tờ. Điều này sẽ làm mất nhiều thời gian và chi phí của các bạn.
2.2. Tìm kiếm nơi ở phù hợp
Vấn đề nơi ở cũng là một điều nằm trong danh sách những điều tân sinh viên nên làm khi vào giảng đường đại học. Khi phải sống xa nhà, việc tìm được môi trường phù hợp thực sự quan trọng. Các bạn Tân sinh viên có thể cân nhắc các lựa chọn sau đây dựa trên điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình và mong muốn của bản thân:
- Ký túc xá: Lựa chọn ở ký túc xá rất tiện lợi cho việc đi lại, tránh trễ giờ học và tiết kiệm chi phí hơn so với ở trọ. Tuy nhiên, đây là môi trường sinh hoạt chung nên không đảm bảo tính riêng tư, bạn thường phải đối diện với tình trạng mất ngủ.
- Phòng trọ: Ở trọ sẽ giúp các bạn sinh viên cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, đây lại là môi trường sống không đảm bảo an toàn và chi phí tương đối đắt đỏ.
2.3. Tạo dựng các mối quan hệ bạn bè mới khi lên đại học
Bạn bè luôn là mối quan hệ tốt đẹp mà bản thân mỗi người chúng ta đều nên có được. Những người bạn tốt sẽ cung cấp sự hỗ trợ tinh thần và cảm xúc cần thiết cho sinh viên trong suốt quá trình học tập. Không những vậy, họ còn có thể là chỗ dựa cho sinh viên chia sẻ những khó khăn, lo lắng trong học tập, cuộc sống.
Bạn bè còn là những nguồn tri thức và kinh nghiệm quý giá cho sinh viên. Họ có thể chia sẻ những kiến thức, kỹ năng mà họ có, từ đó giúp tân sinh viên mở mang tầm nhìn và phát triển bản thân. Ngoài ra, tạo dựng các mối quan hệ bạn bè mới giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng xã hội cần thiết như giao tiếp, lắng nghe, hợp tác, giải quyết vấn đề
2.4. Xây dựng kế hoạch học tập và cuộc sống hợp lý
Xây dựng kế hoạch học tập và cuộc sống khoa học, hợp lý sẽ giúp sinh viên xác định rõ ràng mục tiêu của mình, từ đó có thể tập trung và nỗ lực để đạt được điều mình muốn. Không những vậy, sự chuẩn bị này cũng sẽ giúp sinh viên quản lý thời gian hiệu quả, tránh xao nhãng và dành thời gian cho các hoạt động cần thiết.
Thông thường, những bạn sinh viên biết cách xây dựng kế hoạch trước đều có kết quả học tập tốt hơn và có cuộc sống cân bằng, hạnh phúc hơn. Đặc biệt, điều này còn giúp sinh viên có cảm giác tự tin và kiểm soát được cuộc sống của mình. Khi mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ càng, sinh viên sẽ dễ dàng vượt qua những khó khăn và thử thách trong học tập, cuộc sống.
2.5. Học cách tự lập để trưởng thành hơn từng ngày
Khi bước vào giảng đường đại học, các bạn sinh viên cần học cách tự lập, sống xa gia đình và tự lo liệu cho bản thân. Điều này sẽ giúp bạn tự tin và chủ động hơn trong cuộc sống. Về lâu dài, các bạn tân sinh viên sẽ trưởng thành hơn, từ đó có thể trở thành chỗ dựa cho nhiều bạn trẻ khác.
2.6. Đăng ký tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động đội nhóm
Điều tân sinh viên nên làm khi vào giảng đường đại học cũng bao gồm tham gia các hoạt động ngoại khóa. Các hoạt động ngoại khóa luôn là cơ hội tuyệt vời để sinh viên gặp gỡ và kết bạn với những người có cùng sở thích, đam mê với mình. Nhìn chung, hầu hết các trường đại học đều tạo điều kiện thuận lợi để tân sinh viên của dịp giao lưu, khám phá mọi thứ.
Bên cạnh đó, các câu lạc bộ, hội nhóm cũng là nơi sinh viên có thể gặp gỡ và tiếp thu được những kiến thức mới. Trong những môi trường như thế này, bạn sẽ rèn luyện được kỹ năng của bản thân, biết cách phối hợp với người khác để cho ra kết quả tốt nhất.
2.7. Lên kế hoạch chi tiêu hợp lý khi trở thành sinh viên
Danh sách những điều tân sinh viên nên làm khi vào giảng đường đại học còn có việc lên kế hoạch chi tiêu phù hợp. Không giống như khi ở nhà, tiền chi tiêu hàng ngày hoàn toàn do bố mẹ cấp, khi lên Đại học mặc dù vẫn là tiền của bố mẹ, nhưng sẽ được gửi định kỳ và bạn sẽ tự quyết định cho mọi thứ.
Nếu không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng, bạn sẽ rơi vào tình trạng “thiếu trước hụt sâu”. Thực tế cho thấy đã có rất nhiều bạn trẻ đầu tháng sinh hoạt phung phí để rồi phải ăn mì gói hết các ngày còn lại. Vì vậy bạn cần có kế hoạch và quản lý chi tiêu hiệu quả.
Bên trên chính là danh sách những điều tân sinh viên nên làm khi vào giảng đường đại học. Vua Nệm hy vọng có thể giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất khi bước vào giai đoạn mới – giai đoạn bạn phải bắt đầu với việc sống tự lập.
XEM THÊM:
- Bỏ túi kinh nghiệm tìm phòng trọ an toàn, giá tốt, không bị lừa đảo dành cho tân sinh viên
- Kinh nghiệm đi xe bus dành cho tân sinh viên đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian
- Những điều tân sinh viên nên tránh khi sinh hoạt ký túc xá, nhà trọ