Sức khỏe giấc ngủ

Tại sao chúng ta đi ngủ phải đắp chăn bất kể thời tiết như thế nào?

CẬP NHẬT 16/06/2023 | BỞI Hoàng Uyên

Nhiều người đi ngủ phải đắp chăn thì mới có giấc ngủ ngon. Thường công dụng chính của tấm chăn chỉ phát huy hiệu quả vào những ngày lạnh. Tuy nhiên với một số người, họ bất chấp trả tiền điện vì bật quạt hay máy lạnh, bất chấp việc bị mắng chỉ để đắp chăn đi ngủ. Vậy tại sao đi ngủ phải đắp chăn? Cùng Vua Nệm tìm hiểu nhé!

Tại sao đi ngủ phải đắp chăn
Tại sao đi ngủ phải đắp chăn?

1. Đi ngủ phải đắp chăn vì thiếu chăn là ngủ không ngon

Dù mùa hè hay mùa đông, dù nửa đêm sẽ toát mồ hôi hay sáng ra sẽ bị bố mẹ quở trách những câu quen thuộc như “Đắp chăn mà còn bật quạt!” thì nhiều bạn vẫn nguyện ý trả giá để được đắp chăn lên người trong lúc ngủ. Nỗi niềm “đi ngủ phải đắp chăn” này bắt nguồn từ một số lý do dưới đây:

1.1. Tấm chăn “báo hiệu” giờ đi ngủ

Giống như việc nghe nhạc lúc làm bài tập, đi học phải mang theo sách, nhiều bạn không thể ngủ ngon giấc nếu thiếu hơi ấm của chăn. Khoa học đã gọi sợi dây kết nối vô hình này là mối liên hệ khởi phát giấc ngủ (tiếng Anh là Sleep onset association). Đi ngủ phải đắp chăn chính là một dạng thói quen có điều kiện đối với giấc ngủ của bạn. 

Chính bởi lẽ đó, chăn được ví như chiếc đồng hồ báo thức không chuông. Đôi khi chỉ cần nhìn thấy hoặc liên tưởng đến chăn thôi não bộ cũng nhận được tín hiệu nhắc nhở “đã đến giờ đi ngủ”. Và cơ thể bạn biết rằng nó sắp được nghỉ ngơi. Ngược lại, nếu không có sự hiện diện của chăn, não bộ sẽ tự động cảm thấy có gì đó “sai sai” và khó có thể chìm sâu vào giấc ngủ.

Tấm chăn như một chiếc đồng hồ
Tấm chăn như một chiếc đồng hồ “báo hiệu” giờ đi ngủ

1.2. Giảm căng thẳng

Khác với phương pháp chữa lành tâm hồn bằng mùi hương vô hình hay âm nhạc, trọng lượng của những tấm chăn cho ta cảm nhận cơ thể được ôm ấp, bảo vệ bởi một vật có thể chạm tới được. Đi ngủ phải đắp chăn bởi nó tạo ra “điểm chạm áp lực sâu” (Deep pressure touch) có tác dụng làm dịu tâm hồn, giảm stress. 

Sự kích thích này sản sinh ra serotonin – hormone làm tăng cảm giác hạnh phúc và giảm cortisol – hormone gây căng thẳng. Nhờ đó, đắp chăn giúp chúng ta vào giấc ngủ sâu và thư thái hơn. Cũng dựa theo tác dụng hữu ích này mà trên thị trường, nhiều loại chăn mỏng nhẹ nhưng có trọng lượng nặng đã ra đời. 

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh những người thường xuyên đi ngủ đắp chăn có trải nghiệm giấc ngủ êm đềm và bình yên hơn. Cảm giác này khiến chúng ta dần quen với việc đi ngủ phải đắp chăn. Khi ngủ chúng ta luôn muốn quay lại thế giới trong mơ vì thức dậy sẽ phải đối mặt với nhiều lo âu thực tại. 

1.3. Tận hưởng cảm giác được che chở

Chăn mang đến cảm giác an toàn và thoải mái cho người dùng nhờ sự mềm mại tại bề mặt tiếp xúc. Nghiên cứu chỉ ra đắp chăn khi ngủ giúp đánh thức một số phần trong hệ thống limbic – phần não bộ cảm xúc, chịu trách nhiệm làm dịu nỗi sợ hãi và sự tức giận. 

Với nhiều đứa trẻ, tấm chăn đã từng là “cảng lánh nạn”. Bạn có từng trốn trong chăn khóc mỗi khi bị bố mẹ mắng? Hay rủ bạn bè cùng dựng lều cắm trại bằng những tấm chăn dày? 

Giáo sư tâm lý học Tovah Klein lý giải rằng những hành động trên bắt nguồn từ ý niệm thu hẹp thế giới của trẻ nhỏ. Chúng có quá nhiều thứ phải nghe, phải học và phải tiếp nhận. Điều đó khiến những đứa trẻ có thể bị mất kiểm soát. Chúng lựa chọn tạo ra một thế giới nhỏ hơn trong chăn, để được cảm nhận sự vỗ về và cảm thấy an toàn hơn.

Đôi khi ý niệm ấy không biến mất khi chúng ta đã trưởng thành. Vào những lúc stress kéo dài, não bộ thường gây ra một số ảo giác và nỗi sợ khi ngủ. Bạn có từng mơ thấy mình bị tấn công bởi quái vật? Hay bỗng nhiên cảm thấy ớn lạnh vì rơi vào hố sâu đen tối? Chính lúc này bạn sẽ có xu hướng bám víu vào tấm chăn, núp mình trong sự bảo vệ của nó và dần tạo thành thói quen đi ngủ phải đắp chăn.

Đắp chăn khi ngủ
Đắp chăn khi ngủ giúp bạn tận hưởng cảm giác được che chở

1.4. Cảm giác ấm áp

Khả năng tự làm ấm của cơ thể dần giảm đi trong quá trình bạn chìm vào giấc ngủ. Công tắc điều chỉnh nhiệt độ bên trong cơ thể bị “vô hiệu hoá” gây ra các cơn rùng mình và khiến cơ thể co rúm lại. Đặc biệt, giai đoạn chúng ta đang say ngủ nhất thường vào tờ mờ sáng – thời điểm không khí trong phòng chuyển lạnh nhất. 

Đây chính là lúc những tấm chăn phát huy công dụng sưởi ấm của mình. Với những bạn không muốn phải bật dậy giữa đêm để tìm chăn, họ chọn đắp sẵn từ khi đi ngủ và hình thành luôn thói quen đi ngủ phải đắp chăn từ đó.

2. Một số lưu ý khi đắp chăn

  • Không nên trùm chăn kín đầu khi ngủ

Thời tiết bên ngoài trở lạnh, có không ít người dùng chăn trùm kín đầu khi ngủ để cơ thể được giữ ẩm. Tuy nhiên, theo Tạp chí Sống khỏe (một trong những tạp chí hàng đầu tại Việt Nam về sức khỏe), thói quen trùm chăn kín đầu khi ngủ có thể tạo nên những bất lợi cho sức khỏe như:

Tổn thương não: Trùm chăn kín đầu khi ngủ sẽ làm giảm lượng oxy được hít vào và khí carbon dioxide tăng lên. Do vậy sự trao đổi khí trong cơ thể với môi trường bên ngoài bị suy giảm. Với người có tiền sử bệnh mạch máu não thì thiếu oxy sẽ khiến tai biến tái phát hoặc trở bệnh nặng hơn. Nếu không nhanh chóng bỏ chăn ra khỏi đầu thì dễ dẫn đến ngạt thở, thậm chí tử vong.

Tăng nguy cơ ngạt thở: Với người có bệnh lý như ngưng thở tạm thời khi ngủ, bệnh tim, hen suyễn,… thì nguy cơ ngạt thở cao hơn hẳn. Đặc biệt là khi say rượu hoặc ngủ quá say, bạn khó có thể lấy chăn ra khỏi mặt.

Nhiễm khuẩn: Tấm chăn bạn đang sử dụng có thể tích trữ rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn do không được vệ sinh thường xuyên như quần áo.

Suy giảm trí nhớ: Việc ngủ trùm chăn kín đầu có thể làm suy giảm trí nhớ và khả năng lao động trí óc. Trong một nghiên cứu về mối liên hệ giữa chứng mất trí với thói quen trùm chăn khi ngủ, kết quả cho thấy có tới 23% trường hợp bị suy giảm trí nhớ.

Trùm chăn kín đầu khi ngủ
Trùm chăn kín đầu khi ngủ gây nhiều tổn thương cho sức khỏe
  • Không nên đắp chăn khi bị sốt

Vùng dưới đồi của não là nơi kiểm soát nhiệt độ của cơ thể. Khi cơ thể bị sốt, vùng dưới đồi sẽ tự khởi động hệ thống làm mát cơ thể bằng cách gia tăng tiết mồ hôi, tăng lưu lượng máu dưới da. Do đó, bệnh nhân sẽ có cảm giác rét run, ớn lạnh.

Khi đó việc đắp chăn sẽ khiến cơ thể khó thoát nhiệt, dẫn đến sốt kéo dài. Càng đắp chăn, thân nhiệt càng lên cao và bạn sẽ càng cảm thấy lạnh hơn.

Đắp chăn khi sốt
Đắp chăn khi sốt là thói quen sai lầm
  • Những người mới hồi phục sau phẫu thuật hay gặp các vấn đề về tim mạch, vấn đề về kiểm soát nhiệt độ thì không nên sử dụng chăn trừ khi được sự cho phép của y bác sĩ.
  • Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, cân nặng của chăn nên dao động từ 6 – 15 kg, tùy theo sở thích của từng bạn.

XEM THÊM: Mùa hè có nên đắp chăn mền cho bé không? Những lưu ý dành cho mẹ

Nếu bạn đang tìm đại lý chăn ga gối nệm uy tín, chất lượng và giá cả hợp lý thì tới ngay Vua Nệm. Các sản phẩm chăn tại đây đa dạng về mẫu mã, kích thước và chất liệu. Giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn khi mua sắm. Mang trong mình sứ mệnh “Mang đến giấc ngủ ngon cho mọi nhà” – Vua Nệm luôn đặt chất lượng lên hàng đầu và nỗ lực đem đến trải nghiệm mua sắm dễ dàng, thuận tiện nhất cho tất cả khách hàng.

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên