Rối loạn tiêu hóa ở trẻ không chỉ khiến trẻ mệt mỏi và mất nước mà còn ảnh hưởng lớn tới dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ. Vậy làm thế nào để nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa và cách điều trị thế nào?
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng thường gặp ở trẻ em. Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân gây chứng tiêu chảy, táo bón, nôn trớ, còi xương ở trẻ.
Vậy mẹ làm thế nào để biết con mình đang bị rối loạn tiêu hóa?
Nội Dung Chính
1. Hiện tượng nôn trớ
Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra khỏi cơ thể. Khi bé ăn quá no hoặc sữa trào ra khỏi miệng sau mỗi lần rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Thông thường nôn trớ ở trẻ nhỏ thường hết sau 1 tuổi (là nôn trớ sinh lý). Chỉ có 1 số ít là do tổn thương thực tế. Nếu trẻ nôn trớ kèm theo sốt, mệt mỏi, co giật hoặc ngủ li bì cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để kiểm tra kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
2. Hiện tượng tiêu chảy
Trẻ bị tiêu chảy cũng là 1 trường hợp của rối loạn tiêu hóa. Trẻ tiêu chảy phân lỏng tóe nước hoặc phân nước có máu, phân nhày, lẫn máu. Trẻ bị tiêu chảy thường bị mất nước, mắt trũng, da nhăn, khóc không có nước mắt. Nếu không chữa trị kịp thời, khi bị mất nước nặng, trẻ có thể bị hôn mệ, da nhăn nheo, chân tay lạnh.
3. Hiện tượng chán ăn, bỏ bữa
Thông thường, với những trẻ bị rối loạn tiêu hóa, ngoài những trường hợp trên, mẹ cũng có thể dễ dàng nhận biết nếu thấy trẻ chán ăn, bỏ bữa. Với trường hợp như thế này, trẻ thường chán ăn, kể cả những món ăn mà trẻ thích nhất, khiến trẻ nhanh sụt cân, gầy gò, thiếu sức sống!
4. Điều trị cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Khi trẻ có các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, phụ huynh cần có những biện pháp như: giữ vệ sinh trong ăn uống, tẩy giun đúng lịch, điều chỉnh chế độ ăn phù hợp.
4.1. Bổ sung sớm men vi sinh có ích cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ
Theo Tổ chức Y tế thế giới: “Men vi sinh là các chế phẩm tổng hợp giúp bổ sung các vi khuẩn có lợi nhằm tạo nên sự cân bằng vi khuẩn trong hệ tiêu hóa và ức chế các vi khuẩn có hại gây bệnh và tiết độc tố. Men vi sinh được dùng cho trẻ trong trường hợp bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột, biểu hiện là các triệu chứng biếng ăn, tiêu chảy, phân sống, táo bón…”
4.2. Tăng cường vận động cho trẻ
Luyện tập cũng là một biện pháp hữu hiệu giúp phòng táo bón. Cụ thể, cha mẹ cần tăng cường vận động cho bé: chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao (trẻ lớn). Hoặc xoa bụng cho trẻ từ phải qua trái dọc theo khung đại tràng ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn (với trẻ dưới 1 tuổi). Đồng thời, tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ quy định, trẻ nhỏ thì xi hoặc cho trẻ ngồi vào bô vào một giờ nhất định.
4.3. Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ
Phụ huynh không nên cho trẻ đưa các loại đồ chơi vào miệng sẽ dễ làm vi khuẩn tấn công và nên thường xuyên rửa tay cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn.
Vệ sinh tất cả đồ chơi của bé, tốt nhất là 2 tuần/lần. Với những món đồ bằng nhựa phải được rửa sạch bằng nước và xà phòng đem phơi khô rồi lau sạch lại.