Tỏi là một trong những gia vị vô cùng phổ biến, được sử dụng trong nền ẩm thực của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Không chỉ vậy, tỏi còn nổi tiếng bởi những công dụng tuyệt vời mà chúng có thể mang đến cho sức khỏe người dùng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu thật chi tiết về củ tỏi nhé.
Nội Dung Chính
1. Đặc tính y học của củ tỏi
Theo các nhà khoa học, hầu hết những công dụng của tỏi đối với sức khỏe chủ yếu đến từ các hợp chất lưu huỳnh, được hình thành trong quá trình băm nhỏ, nghiền nát hoặc nhai tỏi trực tiếp trong miệng. Trong đó, allicin chính là hợp chất được nhiều người biết đến nhất. Dẫu vậy, allicin là hợp chất không ổn định, chúng thường chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, ngay sau khi tỏi tươi được băm nát hoặc cắt ra.
Ngoài ra, diallyl disulfide và s-allyl cysteine bên trong củ tỏi cũng có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe của người dùng. Những hợp chất lưu huỳnh một khi đi vào cơ thể sẽ phát huy hết các tác dụng sinh học mạnh mẽ, để giúp cơ thể con người luôn khoẻ mạnh.
2. Thành phần dinh dưỡng bên trong củ tỏi
Theo các chuyên gia, một nhánh tỏi sống, với trọng lượng trung bình 3 gam sẽ có chứa:
Ngoài ra, bên trong tỏi sống còn chứa một số chất dinh dưỡng cực kỳ tốt cho sức khỏe như:
3. Một số công dụng của củ tỏi
Những công dụng tuyệt vời mà củ tỏi mang đến cho sức khỏe không thể không kể đến như:
3.1. Nâng cao hệ miễn dịch
Một nghiên cứu kéo dài hơn 12 tuần đã cho ra kết luận rằng, việc bổ sung tỏi hàng ngày cho cơ thể, có khả năng làm giảm số ca cảm lạnh đến 63% so với giả dược. Không chỉ vậy, thời gian mắc các các triệu chứng cảm lạnh cũng giảm khoảng 70%, từ 5 ngày ở những người dùng giả dược xuống chỉ còn 1,5 ngày ở nhóm dùng tỏi.
Dẫu vậy, khả năng chống lại bệnh tật, bao gồm cả cảm lạnh thông thường của tỏi vẫn còn cần được nghiên cứu nhiều hơn.
3.2. Giảm huyết áp
Một số bệnh tim mạch như đột quỵ hay đau tim là nguyên nhân gây tử vong khá phổ biến ở người trong thời gian gần đây. Trong đó, tăng huyết áp chính là một trong những yếu tố quan trọng có thể dẫn đến những bệnh lý trên.
Nhiều nghiên cứu trên người đã phát hiện ra, việc dùng khoảng bốn tép tỏi mỗi ngày có tác động đáng kể đến việc giảm huyết áp ở những bệnh nhân huyết áp cao.
3.3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Thường xuyên sử dụng tỏi sẽ giúp làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol – LDL (xấu) hiệu quả, nhất là những người có hàm lượng cholesterol trong máu cao. Đặc biệt hơn, tỏi sẽ không làm ảnh hưởng đến triglyceride (chất béo trung tính) và cholesterol – HDL (tốt). Do đó, bạn có thể an tâm khi sử dụng loại thực phẩm này.
3.4. Ngăn ngừa Alzheimer và bệnh sa sút trí tuệ
Tổn thương oxy hóa từ những gốc tự do có thể khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh chóng hơn. Bên trong củ tỏi lại có chứa các chất chống oxy hóa để giúp cơ thể chống lại tác hại mà quá trình oxy hóa gây ra.
Thêm vào đó, việc sử dụng tỏi còn giúp tăng các enzym chống oxy hóa cho người dùng. Đồng thời, làm giảm căng thẳng ở những người bị huyết áp cao cực kỳ tốt.
Những tác động trong việc kết hợp giảm cholesterol và huyết áp, cũng như các đặc tính chống oxy hóa sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh não nguy hiểm cho con người như Alzheimer hay chứng sa sút trí tuệ.
3.5. Giúp bạn sống lâu
Mặc dù tác dụng của tỏi với tuổi thọ chưa được chứng minh. Tuy nhiên, tỏi có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh nguy hiểm như cao huyết áp. Để từ đó, giúp bạn sống lâu hơn.
Ngoài ra, tỏi còn có khả năng chống lại các bệnh mãn tính – nguyên nhân gây tử vong phổ biến, đặc biệt là ở những người cao tuổi hoặc những ai có hệ thống miễn dịch kém.
3.6. Cải thiện hiệu suất thể thao
Tỏi từ lâu đã nổi tiếng trong việc giúp làm giảm mệt mỏi và tăng năng suất làm việc hiệu quả cho người sử dụng. Các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu nhỏ, khi cho những người bệnh tim uống tinh dầu tỏi trong vòng 6 tuần, và thu được kết quả rằng họ đã giảm được 12% nhịp tim. Đồng thời, khả năng tập thể dục cũng đã được cải thiện đáng kể.
3.7. Giải độc các kim loại nặng
Hợp chất lưu huỳnh trong tỏi được chứng minh là có khả năng chống lại những tổn thương bởi nhiễm độc kim loại nặng gây ra. Một nghiên cứu kéo dài trong 4 tuần ở các nhân viên tại nhà máy sản xuất ắc quy ô tô cho thấy, tỏi có khả năng làm giảm hàm lượng chì trong máu đến 19%. Đặc biệt, loại thực phẩm này còn giúp giảm những dấu hiệu lâm sàng của việc nhiễm độc như huyết áp hay đau đầu.
3.8. Cải thiện sức khỏe của xương
Trên thực tế, chưa có một nghiên cứu nào có thể kết luận chính xác về tác động của tỏi đối với sự mất xương ở con người. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trên các loài gặm nhấm cho thấy, củ tỏi có thể giúp giảm thiểu sự mất xương bằng cách tăng hàm lượng estrogen ở phụ nữ.
Thêm vào đó, khi cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh sử dụng một liều chiết xuất tỏi khô hàng ngày (tương đương với 2 gam tỏi sống) sẽ làm giảm thiểu đáng kể việc thiếu hụt estrogen. Từ đó, có thể nhận định rằng, việc bổ sung tỏi thường xuyên có thể giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện sức khỏe của xương ở phụ nữ.
3.9. Tăng thêm gia vị cho món ăn
Tỏi là loại gia vị rất dễ dàng kết hợp cùng với những loại thực phẩm khác, nhất là các món mặn, đặc biệt là nước sốt hay sup. Mùi vị đậm đà, thơm ngon của củ tỏi sẽ giúp món ăn thêm hấp dẫn và tròn vị hơn.
Trên thị trường hiện nay, tỏi có rất nhiều dạng như tỏi sống (tép tỏi), bột tỏi, dầu tỏi… Tùy theo nhu cầu mà bạn có thể sử dụng loại tỏi phù hợp.
4. Tác dụng phụ của tỏi
Mặc dù tỏi có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng chúng cũng có khả năng tạo ra một số tác dụng phụ không mong muốn như gây hôi miệng, nhất là với những người dị ứng với tỏi.
Ngoài ra, khi bạn đang dùng thuốc làm loãng máu hoặc rối loạn chảy máu thì cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ khi sử dụng tỏi.
>> Xem thêm:
- Những công dụng của củ Tam Thất đối với sức khỏe
- 15 công dụng tuyệt vời mà củ sả mang đến cho sức khỏe
Trên đây là những công dụng tuyệt vời mà củ tỏi mang đến cho sức khỏe của người dùng. Hy vọng sau bài viết của Vua Nệm, bạn đã biết thêm nhiều thông tin thú vị về loại thực phẩm này.