Chăn êm nệm ấm nghĩa là gì? Quan niệm giấc ngủ từ người xưa

CẬP NHẬT 10/10/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Giấc ngủ là thứ quý báu, là sức khỏe của con người nên từ xưa quan niệm về giấc ngủ đã được hình thành. Câu chăn êm nệm ấm nhắc đến khá nhiều trong cuộc sống hiện nay đôi khi lại biến thành câu cửa miệng nhưng ít ai biết ý nghĩa thật sự của cụm thành ngữ chăn êm nệm ấm nghĩa là gì, chúng liên quan gì đến quan niệm giấc ngủ của người xưa, cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Chăn êm nệm ấm nghĩa là gì?

Sống trong thời hiện đại, vật chất đủ đầy nên nhiều người còn phân vân về nghĩa của cụm từ chăn êm nệm ấm vì cho đó là điều hiển nhiên và ai cũng có được. Tuy nhiên câu nói này lại mang nhiều hàm ý sâu xa, diễn tả ước mơ đời sống sung túc của những ai ở thời buổi kinh tế khó khăn.

Chúng ta hầu như dành phần lớn thời gian trong cuộc đời mình cho giấc ngủ nhưng đối với các đối tượng lao động có cuộc sống vật chất thiếu thốn thì việc mơ ước đến một giấc ngủ trọn vẹn dường như quá khó khăn. 

Chăn êm nệm ấm nghĩa là gì
Chăn êm nệm ấm nghĩa là gì? Đối với nhiều đối tượng lao động là niềm mơ ước có được cuộc sống ổn định

Gánh nặng kiếm tiền mưu sinh đã đè nặng trên đôi vai hằng ngày, hằng giờ, nếu họ không hy sinh giấc ngủ quý giá thì không thể nào có đủ thời gian để làm việc, kiếm thêm thu nhập lo cho gia đình.

Và hầu hết người dân Việt Nam thời xưa phải đội mưa đội nắng trên những cánh đồng, dậy từ tờ mờ sáng làm việc cho đến tối muộn, tất cả cũng chỉ vì mưu sinh. Nếu hỏi chăn êm nệm ấm nghĩa là gì thì nó diễn tả sự ao ước có được cuộc sống ấm êm, không thiếu thốn về mặt vật chất.

Mơ ước này không chỉ xuất hiện trong thời xưa mà đến ngày nay khi đời sống phát triển hơn vẫn còn nhiều hoàn cảnh không may mắn, không đủ kinh tế để có được một chỗ ngủ đúng nghĩa.

Chăn hay chiếc nệm dường như quá dễ dàng để sở hữu trong thời buổi này nhưng đối với người không có điều kiện, màn trời chiếu đất thì đó là điều xa xỉ. Vì vậy nếu bạn đang có cuộc sống đủ đầy, cảm nhận được sự ấm áp trong tấm chăn mỗi đêm thì đã may mắn hơn rất nhiều người ngoài kia.

2. Quan niệm về giấc ngủ của người xưa

Chăn êm nệm ấm thể hiện mong ước của người dân khổ cực nhưng việc liên quan đến giấc ngủ thì cổ nhân có những quan niệm riêng. Người xưa quan niệm giấc ngủ cũng giống như ngày và đêm dựa vào tính âm – dương. 

Họ cho rằng ban ngày tính âm trong cơ thể bị giấu đi nhường chỗ chó tính dương, lúc này con người phải lao động, làm việc và khi đến đêm tính âm trong cơ thể chiếm ưu thế và đến lúc con người phải nghỉ ngơi để cơ thể tái tạo lại năng lượng.

Quan niệm giấc ngủ của người xưa
Quan niệm giấc ngủ của người xưa dựa vào âm – dương

2.1. Khi nào nên thức và khi nào nên ngủ

Từ xưa giấc ngủ đã được coi trọng thậm chí nó còn được xem là một môn học vấn và được lan truyền từ đời này sang đời khác. Tuy thời đó không có đồng hồ nhưng họ đã biết quy định thời gian lên giường nghỉ ngơi.

Trong bài “Khổng tước đông nam phi” thời Hán có ghi rõ, miêu tả thời gian đi ngủ lúc “nhận định” trong câu “Yểm yểm hoàng hôn hậu, tịch mịch nhân định sơ” (U ám trời xuống bóng, tịch mịch đêm về khuya). Vậy thực chất thời khắc “nhận định” là khi nào?

24 giờ hằng ngày được cổ nhân thời xưa chia ra làm 12 thời thần tương ứng với 12 con giáp: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi và “nhân định” rơi vào giờ Hợi. Nếu theo cách tính giờ hiện nay thì đó là khoảng thời gian rơi vào từ 21-23 giờ ngày nay.

>> Xem thêm: Khung giờ vàng khi ngủ giúp bạn trẻ lâu và khỏe mạnh

Thời gian nghỉ ngơi tốt nhất
Thời gian nghỉ ngơi tốt nhất theo quan niệm xưa là vào khoảng 21-23 giờ

“Nhân định” còn mang ý nghĩa muốn nói đêm đã khuya cần dừng mọi hoạt động và dành thì giờ để nghỉ ngơi, chính vì thế vào khoảng thời điểm này trong ngày rất ít người ra đường.

Không chỉ thời nay mới phát hiện ra việc thức khuya có hại cho sức khỏe mà từ thời xưa con người đã nhận định ngủ trễ là nguy hiểm. Tạ Chiêu Triết đời Minh có viết trong cuốn sách “Ngũ tạp trở” của mình để nêu quan điểm thức khuya có thể gây hại cho sức khỏe.

Ông viết “Dạ độc thư bất khả quá Tí thời” nó mang hàm ý không được đọc sách qua giờ Tí. Giờ Tí lúc bấy giờ rơi vào khoảng từ 23-1 giờ sáng hôm sau, ông cho rằng đọc sách qua thời điểm này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe một cách nghiêm trọng.

Việc đi ngủ là thế nhưng đồng thời cổ nhân cũng có những quy định về lúc thức giấc, họ rất chuộng việc dậy sớm. Điển hình là Tống Thái Tông có thói quen “Nửa đêm đi ngủ, canh năm thức dậy”, canh năm rơi vào khoảng 3-5 giờ sáng nên quần thần vào thời đại này cũng phải thượng triều rất sớm.

quan niệm dậy sớm
Do quan niệm dậy sớm nên quần thần phải thượng triều vào lúc 3-5 giờ sáng

Từ những ghi chép trong sách sử và văn thơ cổ ta cũng có thể thấy người xưa rất biết cách gìn giữ sức khỏe và quy định rõ ràng thời gian đi ngủ cũng như thức giấc.

2.2. Chú trọng tư thế nằm ngủ

Chăn êm nệm ấm thôi không phải là tất cả, người xưa còn có những quan điểm riêng trong tư thế ngủ. Ngày nay do thói quen và sở thích của mỗi người mà hình thành tư thế ngủ khác nhau, miễn sao chúng mang lại sự thoải mái nhưng cổ nhân không cho đó là đúng.

Họ đặc biệt kiêng kỵ tư thế nằm ngửa vì cho rằng nằm như vậy giống tử thi và làm sinh lực bị tản mất. Tư thế ngủ mà nhiều người thường áp dụng trong thời này là nằm cong như cánh cung. Các thầy thuốc ở nhiều đời khác nhau cũng đề cập và khuyên mọi người nên nằm nghiêng để khí lực được bảo toàn và sau khi thức dậy phải hoạt động để khí huyết lưu thông.

2.3. 10 điều tối kỵ trong giấc ngủ nên tránh theo quan niệm xưa

  • Không nằm ngửa: Như đã đề cập ở trên, người xưa kiêng kỵ việc nằm ngửa khi ngủ vì họ cho rằng tư thế này không giữ được khí lực. Còn có quan điểm cho rằng nằm ngửa dễ gây ác mộng từ đó ảnh hưởng đến nhịp tim, nhịp thở.
Tư thế nằm ngửa
Tư thế nằm ngửa không được khuyến khích trong thời xưa
  • Không được suy nghĩ khi ngủ: Điều này rất đúng dù là thời xưa hay thời nay, khi suy nghĩ quá nhiều bạn có nguy cơ dẫn đến việc trằn trọc, mất ngủ.
  • Trước khi ngủ không được tức giận: Cảm xúc tiêu cực có thể làm biến đổi khí trong cơ thể, dẫn đến mất ngủ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Không ăn trước khi ngủ: vì sao người ta lại hạn chế ăn khuya vì ăn trước lúc ngủ khiến dạ dày phải làm việc ảnh hưởng đến cả giấc ngủ và đường tiêu hóa.
  • Không nói chuyện trước khi ngủ: Cũng giống như việc tác động đến cảm xúc, nói chuyện khiến tinh thần hưng phấn, khó vào giấc dẫn đến mất ngủ.
  • Hướng nằm không đối diện với đèn: Điều này rất dễ hiểu vì ánh sáng đèn tác động không nhỏ đến giấc ngủ, khiến tâm trí không ổn định và dễ thức giấc.
  • Hướng nằm đầu không quay vào bếp: Người xưa quan niệm quay đầu vào bếp sẽ khiến hỏa khí dễ bốc lên, gây ra những triệu chứng như: mắt đỏ, mụn nhọt, nặng đầu, cảm cúm.
  • Không mở miệng khi ngủ: Hít thở bằng đường miệng vốn là thói quen xấu cần loại bỏ, điều này dễ làm tổn thương đến phổi vì không khí lạnh và bụi bẩn dễ xâm nhập vào trong cơ thể.
  • Không trùm kín mặt khi ngủ: Nhiều người có thói quen trùm kín khi ngủ nhưng nó vô tình làm quá trình hô hấp của bạn trở nên khó khăn, hít phải khí carbon do mình thải ra.

>> Xem thêm: Ngủ trùm chăn kín đầu tốt không?

Nằm trùm kín mặt
Nằm trùm kín mặt có thể gây ra khó thở trong lúc ngủ
  • Chỗ ngủ phải kín đáo: Khi ngủ cơ thể mất đi khả năng thích nghi với thời tiết hay nhiệt độ xung quanh vì thế chỗ ngủ cần kín đáo để tránh không khí lạnh lùa vào ảnh hưởng đến sức khỏe.

3. Tại sao thời nay lại xuất hiện nhiều người rối loạn giấc ngủ?

Tuy có được nhu cầu đầy đủ, chăn êm nệm ấm nhưng đa phần giới trẻ ngày nay lại gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ. Chính sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tác động đến đời sống mà dần dần nhiều người mất đi giấc ngủ trọn vẹn hằng đêm.

Theo một nghiên cứu có đến 90% người Mỹ bị rối loạn giấc ngủ do sử dụng những vật công nghệ trước khi lên giường. Có thể không ít người duy trì thói quen dùng điện thoại, đọc tin nhắn, đọc báo, đăng bài, làm việc trên máy tính,…trước khi ngủ nhưng đây lại là nguyên nhân chính dẫn đến các cơn mất ngủ thường xuyên.

thói quen lướt điện thoại trước lúc ngủ
Nếu giữ thói quen lướt điện thoại trước lúc ngủ có thể gây ra rối loạn giấc ngủ

Hơn thế việc để chuông điện thoại lúc ngủ cũng ảnh hưởng không nhỏ, bạn có thể bị đánh thức bất chợt trong đêm, ảnh hưởng không nhỏ nếu duy trì thói quen này mỗi ngày. Thật khó để cắt nghĩa câu nói chăn êm nệm ấm nghĩa là gì trong thời đại ngày nay, vốn dĩ nó thể hiện sự đủ đầy trong vật chất và có được giấc ngủ ngon nhưng lại không thật sự đúng với đại đa số.

Câu chăn êm nệm ấm nghĩa là gì đối với người xưa thì đó là sự hy vọng cuộc sống tốt đẹp, không phải màn trời chiếu đất kèm với những quan niệm về cách ngủ và giờ giấc khác nhau. Tuy nhiên nhiên đối với đời sống công nghệ ngày nay mà nói thì khó mà áp dụng vào thực tế, quan niệm về giấc ngủ cũng thay đổi dần qua thời gian.

>> Xem thêm: Bí kíp ngủ ngon mà không lạ giường, lạ nhà

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM