Cây đuôi công không chỉ có tính thẩm mỹ cao, mà còn mang đến nhiều công dụng về mặt phong thủy. Vậy ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây đuôi công tại nhà như thế nào? Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu cây đuôi công chi tiết tại bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
1. Đặc điểm và phân loại cây đuôi công
Cây đuôi công có tên khoa học là Calathea makoyana, thuộc họ Marantaceae, với nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đuôi công là cây thân thảo, chiều cao trung bình khoảng 25 – 70cm và sống được quanh năm.
Sở dĩ loài cây này có tên là “đuôi công” vì lá của nó có hình bầu dục, tròn và hơi nhọn ở 2 đầu. Ngoài ra, lá cây đuôi công còn xuất hiện rất nhiều vân giống như đuôi của con chim công. Phần mặt dưới lá có màu đỏ tía, nhưng mặt trên lại là màu xanh lục vô cùng độc đáo.
Hoa của cây đuôi công mọc thành chùm, nhỏ, màu trắng mịn. Quả loài cây này nhỏ, thuộc loại quả nang và không có nhiều giá trị.
Dựa vào màu sắc và một vài đặc điểm mà đuôi công sẽ được chia thành 3 loại là:
1.1. Cây đuôi công lá dài
Cây đuôi công lá dài có phần lá thuôn dài và hẹp, với chiều dài khoảng 30cm. Mặt bên trên lá của loài cây này có màu xanh đậm, với các vệt hình bầu dục lớn nhỏ xếp xen kẽ nhau. Phần mặt dưới của lá màu đỏ tía nhìn khá thích mắt.
1.2. Cây đuôi công đỏ
Loài cây này có thân hình nhỏ, lá to bản hình bầu dục. Viền ngoài của cây đuôi công có màu xanh sẫm, và bên trong là màu đỏ.
1.3. Cây đuôi công táo xanh
Cây đuôi công táo xanh có lá hình tròn, dày, màu xanh lục và gân màu bạc khắp trên mặt lá. Tuy nhiên, do thân loài cây này khá dày và mọc uốn cong, nên cần một diện tích khá lớn để cây có thể phát triển tốt hơn.
2. Ý nghĩa của cây đuôi công
Trong phong thủy, cây đuôi công được xem là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc, đầy đủ và thịnh vượng. Đây chính là lý do mà loại cây này ngày càng được nhiều yêu thích và sử dụng để trưng bày trong không gian nhà ở.
Trên thị trường hiện nay, cây đuôi công có rất nhiều loại và màu sắc. Do đó, loại cây này phù hợp với hầu hết các mệnh. Tuy nhiên, cây đuôi công thuộc hành Mộc, nên khi được những người thuộc mệnh này trồng, thì sẽ dễ dàng phát huy được công dụng một cách tốt nhất.
Theo quan niệm, người mệnh Mộc trồng loại cây này có thể giảm bớt đi sự nóng giận. Đồng thời, giúp tinh thần gia chủ trở nên thoải mái, và trở nên vui vẻ hơn. Ngoài mệnh Mộc thì những người mệnh Hỏa cũng rất thích hợp trồng loại cây này. Bởi Hỏa tương sinh với mệnh Mộc.
Về tuổi thì những người tuổi Thìn và tuổi Dậu sẽ hợp với cây đuôi công nhất. Chính vì vậy, những người thuộc tuổi này nên trồng cây đuôi công trong nhà để có được một cuộc sống tràn đầy năng lượng và luôn hạnh phúc.
3. Công dụng của cây đuôi công
Công dụng đầu tiên mà không thể không nhắc đến của cây đuôi công đó chính là giúp mang đến tính thẩm mỹ cho không gian sống và nơi làm việc của bạn. Hình dáng độc đáo, màu sắc ấn tượng của loài cây này sẽ giúp tô điểm và tạo thêm điểm nhấn cho phòng khách, phòng ngủ, văn phòng,…
Ngoài ra, cây đuôi công còn có khả năng mang đến tiền tài, may mắn, giúp công việc của gia chủ được suôn sẻ, thuận lợi. Chính vì thế, bạn có thể sử dụng loại cây này để làm quà tặng cho bạn bè và người thân trong những dịp quan trọng như khai trương, sinh nhật, tân gia, với lời chúc tốt lành nhất.
Đặc biệt, cây đuôi công sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng, mang đến may mắn và nguồn cảm hứng tích cực trong công việc. Thêm vào đó, cây đuôi công còn giúp thanh lọc không khí, hút hết khí độc, và ngăn chặn các tác nhân gây dị ứng hiệu quả. Việc đặt cây đuôi công ở bàn làm việc sẽ giúp làm giảm tác hại của các tia bức xạ gây hại cho sức khỏe.
4. Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây đuôi công
Dù là loài đuôi công nào thì đều có cách trồng và chăm sóc tương tự nhau. Do đó, bạn chỉ cần thực hiện theo những hướng dẫn dưới đây.
4.1. Cách trồng cây đuôi công
Bạn có thể trồng cây đuôi công trong đất và thủy sinh đều được. Nếu lựa chọn trồng đất, bạn cần chuẩn bị một loại đất tơi xốp, nhiều mùn và có khả năng thoát nước tốt. Còn nếu trồng thủy sinh, hãy chú ý thay nước thường xuyên để tránh bệnh và nấm cho cây.
Ngoài ra, bạn có thể nhân giống loài cây này bằng phương pháp tách bụi. Cách thực hiện cũng không quá khó, bạn chỉ cần tách cây con từ cây bố mẹ. Sau đó, mang đến những nơi ấm áp, dinh dưỡng, để cây nhanh chóng ổn định và phát triển là được.
4.2. Cách chăm sóc cây đuôi công
Để chăm sóc đuôi công và giúp chúng được phát triển một cách tốt nhất, bạn cần tuân thủ theo các nguyên tắc dưới đây:
- Ánh sáng: là một loại cây cảnh trong nhà nên cây đuôi công không ưa ánh sáng mạnh. Nếu bạn trồng chúng ở những nơi có ánh sáng mạnh thì có thể gây cháy lá, thối rễ hoặc chết cây. Do đó, tốt hơn hết là bạn chỉ nên mang cây ra ngoài nắng phơi vào buổi sáng. Sau đó, đem vào lại những nơi thoáng mát.
- Nhiệt độ: cây đuôi công ưa mát, nên nền nhiệt thích hợp nhất để trồng loại cây này là 21 – 29 độ C.
- Độ ẩm: loài cây này cần độ ẩm khoảng 60%.
- Đất trồng: tơi xốp, nhiều mùn, có khả năng thoát nước tốt. Nếu bạn trồng cây đuôi công trong chậu thì nên chọn những loại chậu có lỗ thoát nước. Hoặc lót thêm một lớp sỏi phía dưới trước khi cho đất vào chậu để trồng cây đuôi công.
- Tưới nước: cần tưới nước thường xuyên nhưng không nên quá nhiều để tránh làm ngập úng.
- Bón phân: khoản 3 tháng/lần, bạn cần bón phân phân vi lượng và phân đạm cho cây. Thêm vào đó, bạn cần hòa phân vào nước để cây hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng hơn.
5. Mua cây đuôi công ở đâu, giá bao nhiêu?
Bạn có thể mua đuôi công ở tại các cửa hàng bán cây cảnh, hoặc trên website thương mại điện tử, với giá bán dao động từ 100.000 – 400.000 đồng/cây.
>> Xem thêm:
- Cây chuối cảnh: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
- Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây Thần Tài chi tiết
Vừa rồi những thông tin mà Vua Nệm muốn chia sẻ với bạn về cây đuôi công. Hy vọng sau bài viết trên, bạn đã biết đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc loại cây này. Để từ đó, có thể tự trồng chúng ngay tại nhà.