Nhiệt độ của cơ thể và môi trường trong khi ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của giấc ngủ đó. Nó sẽ quyết định xem bạn sẽ thoải mái, tận hưởng một giấc ngủ ngon hay sẽ khó chịu, nóng nực và ngủ không sâu giấc. Yếu tố nhiệt độ ở đây bao gồm nhiệt độ cơ thể và độ thông thoáng của nệm. Vậy độ thông thoáng của nệm ảnh hưởng như thế nào đến giấc ngủ. Hãy cùng Vua Nệm khám phá qua những thông tin dưới đây.
Nội Dung Chính
1. Độ thông thoáng của nệm là gì?
Nhiều người vẫn thường e ngại trong việc sử dụng nệm vào mùa hè vì sợ sẽ bị nóng và toát mồ hôi ở lưng khi ngủ, gây khó chịu và hay bị thức giấc giữa đêm. Nhưng nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là do bạn đã sử dụng loại nệm quá dày, hay nệm làm từ các vật liệu có độ thoáng khí thấp.
Hiện nay, trên thị trường, nhiều thương hiệu nệm từ bình dân đến cao cấp đã cho ra mắt rất nhiều sản phẩm nệm được cải tiến theo công nghệ hiện đại như cooling gel, giúp bạn luôn mát mẻ trong mùa hè. Hay nệm có cấu trúc đặc biệt, tạo sự thông thoáng và lưu thông khí tốt.
Theo các chuyên gia, độ thông thoáng của nệm là yếu tố hàng đầu trong quy trình sản xuất nệm mà các nhà sản xuất hướng đến. Độ thông thoáng của nệm được đánh giá ở hai phần là phần thân nệm và đế nệm.
Đọc thêm: Bảng tổng hợp thuật ngữ về nệm theo Alpha B giúp bạn mua sắm dễ dàng
1.1. Độ thông thoáng của thân nệm
Nệm có độ thông thoáng kém gây ra rất nhiều nhược điểm. Những nhược điểm này kết hợp với nhau khiến cho chất lượng giấc ngủ bị suy giảm đi. Dưới đây sẽ là một số phiền toái mà một chiếc nệm có độ thông thoáng kém gây ra.
1.1.1. Vấn đề đổ mồ hôi
Cơ thể mỗi người chứa 70% là nước, một chiếc nệm thông thoáng sẽ có khả năng điều chỉnh cân bằng nhiệt độ cơ thể. Khi bạn cảm thấy nóng nực, cơ thể sẽ đổ mồ hôi và nước sẽ bốc hơi khỏi da để khiến bạn cảm thấy mát mẻ.
Quá trình này cũng diễn ra tương tự vào ban đêm khi bạn đang ngủ. Theo một số thống kê chỉ ra rằng, một người đổ mồ hôi trung bình khoảng nửa lít mỗi đêm. Trong khi một lượng mồ hôi này sẽ bay hơi vào ban ngày và một lượng lớn mồ hôi còn lại sẽ thấm vào nệm. Nệm không có hệ thống thoáng khí, lưu thông không khí tốt sẽ giữ lại toàn bộ độ ẩm này. Chính điều này sẽ khiến cho việc vệ sinh nệm trở nên khó khăn. Và quan trọng hơn hết là bạn sẽ luôn cảm thấy nóng nực và khó chịu trong khi ngủ.
1.1.2. Vấn đề vệ sinh
Việc mồ hôi bị thấm xuống nệm và không thoát ra được gây nên nhiều vấn đề khác, trong đó là việc vệ sinh nệm. Nếu có thể tính được lượng mồ hôi và hơi ẩm từ trong không khí thấm vào nệm, bạn sẽ dễ dàng hình dung ra được bên trong nệm ẩm ướt và bẩn đến mức nào.
Nệm quá ẩm ướt cũng tạo điều kiện hoàn hảo để nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Chúng gây nên những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe của người sử dụng, như vấn đề về đường hô hấp hay dị ứng da. Đồng thời khiến cho căn phòng của bạn có mùi hôi khó chịu. Và quan trọng hơn hết là ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
Vấn đề vệ sinh nệm gặp khó khăn do độ thông thoáng của nệm kém. Cuối cùng, việc việc sinh nệm gần như là không thể. Và bạn chỉ có thể giải quyết vấn đề này bằng cách mua một chiếc nệm mới với độ thông thoáng cao để tránh gặp phải các trường hợp này.
1.1.3. Vấn đề tuổi thọ
Nệm sẽ có xu hướng bền lâu hơn nếu bên trong không bị ẩm và vi khuẩn không tích tụ, ăn mòn từ trong ra ngoài nệm. Việc đầu tư vào một chiếc nệm có hệ thống lưu thông không khí tốt không chỉ đảm bảo vệ sinh sạch sẽ mà còn giúp cho nệm duy trì được tuổi thọ lâu hơn.
1.1.4. Vấn đề điều chỉnh nhiệt độ
Nệm không lưu thông không khí tốt thì sẽ không có cách nào để có thể điều chỉnh được nhiệt độ. Nó tích tụ nhiệt từ mặt trời vào ban ngày và hấp thụ một phần nhiệt của cơ thể khi bạn đang ngủ.
Nhiệt độ tích tụ trong nệm nhiều cũng gây ra một số vấn đề. Khi cơ thể đang cảm thấy nóng nực và cần hạ nhiệt để có thể ngủ ngon hơn, nhưng nếu tấm nệm lại đang bị giữ lại nhiệt độ thì chắc chắn lượng nhiệt đó sẽ không được lưu thông và bạn sẽ càng cảm thấy nóng bức và khó chịu hơn.
Hệ thống lưu thông không khí trong nệm rất quan trọng. Nó cho phép không khí có thể di chuyển qua nệm và giúp cho nệm có thể điều chỉnh nhiệt độ một cách tốt hơn để bạn có thể ngủ ngon và sâu hơn.
1.2. Độ thông thoáng của phần đế nệm
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng chỉ độ thông thoáng của nệm ở phần thân mới là quan trọng nhất. Tuy nhiên, độ thông thoáng khí ở phần đế nệm cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cảm giác khi nằm nệm và độ bền của nệm.
1.2.1. Vấn đề cảm nhận khi nằm nệm
Như ai cũng đã biết, từng loại nệm lại đem đến cảm giác khi sử dụng là khác nhau. Nhưng phần đế dưới nệm của bạn cũng là yếu tố tạo ra sự khác biệt đáng kể đó. Ví dụ, một chiếc nệm có phần đế bằng phẳng với các lỗ thông gió sẽ tạo cảm giác chắc chắn hơn nhiều so với nệm có phần đế có rãnh. Hơn nữa, đế nệm có hệ thống lưu thông khí sẽ tạo cảm giác êm ái khi nằm hơn so với các loại nệm khác.
1.2.2. Vấn đề độ bền của nệm
Cũng giống như độ thông thoáng của phần thân nệm, thì độ thoáng khí ở đế nệm cũng ảnh hưởng ít nhiều đến độ bền và tuổi thọ của nệm.
Các nhà sản xuất nệm đã thiết kế các loại nệm cụ thể cho từng cơ địa. Họ xem xét qua rất nhiều yếu tố, bao gồm cả hệ thống thông gió. Các nhà sản xuất đã tìm ra phương pháp để kết hợp thân nệm và đế nệm nào là tốt nhất và kết hợp với hệ thống thông gió. Các sản phẩm này có xu hướng mang lại thành công hơn với tuổi thọ lâu bền hơn.
Nhiều nhà sản xuất nệm thậm chí còn đi xa đến mức bảo hành vĩnh viễn cho các sản phẩm nệm của họ vì họ biết rằng họ sẽ chỉ bán các sản phẩm nệm tốt nhất.
2. So sánh độ thông thoáng của các loại nệm
2.1. Nệm lò xo
Nệm lò xo có hai loại là nệm lò xo túi độc lập và nệm lò xo liên kết. Cả hai loại nệm lò xo này đều có độ thoáng khí cao, tạo cảm giác mát mẻ khi sử dụng. Đặc biệt với nệm lò xo túi độc lập. Nệm được cấu tạo từ các cuộn lò xo riêng biệt, được bọc trong các túi khác nhau. Giữa các cuộn lò xo tạo thành khoảng trống. Chính nhờ thiết kế đặc biệt này nên nệm có độ thoáng khí cực cao, không khí lưu thông dễ dàng trong nệm.
2.2. Độ thông thoáng của nệm cao su
Nệm cao su thiên nhiên được làm từ mủ cao su pha trộn với các thành phần phụ gia trải qua công đoạn ủ, hấp ở nhiệt độ phù hợp trong khuôn để đúc ra sản phẩm nệm.
Do cấu trúc của cao su là dạng đóng nên về bản chất cao su có độ thoáng khí cực kém. Chính vì điều ấy, các nhà sản xuất đã thiết kế hàng ngàn lỗ thoáng khí trên bề mặt nệm để có thể giải quyết được nhược điểm này. Nhưng cũng chính vì thiết kế này khiến nệm mất đi khả năng nâng đỡ, khiến cho bạn cảm thấy bí bách và khó chịu hơn khi sử dụng.
Một nhược điểm khác của nệm đó là giá thành khá cao và khá khó để vệ sinh. Vì vậy, dù nệm có độ thoáng khí tốt nhưng cũng rất kén người sử dụng.
2.3. Độ thông thoáng của nệm foam
Nệm foam được sản xuất 100% nhân tạo với phần lõi của nệm được làm từ nhiều loại foam khác nhau. Nệm foam được chia làm hai cấu tạo chính là foam cấu trúc lỗ hổng và foam cấu trúc ô kín.
Với foam cấu trúc lỗ hổng, các lỗ hổng liên kết với nhau tạo nên một mạng lưới liên kết chặt chẽ. Còn với foam cấu trúc ô kín là cấu trúc mà mật độ foam khá dày đặc và liên kết chặt chẽ với nhau. Cả hai cấu trúc này đều tạo sự thoáng khí cao và hấp thụ độ ẩm ít.
Ngoài ra, trên thị trường hiện nay, người tiêu dùng khá ưa chuộng dòng nệm memory foam, được sản xuất với công nghệ tiên tiến nhất. Nệm được tích hợp công nghệ cooling gel mát lạnh, độ thoáng khí cao, đem lại cảm giác mát mẻ cho người sử dụng vào mùa hè.
Đừng bỏ lỡ: Tham khảo 3 dòng nệm có độ thoáng khí tốt nhất cho mùa hè
3. Kết luận về độ thông thoáng của nệm
Đối với chất lượng giấc ngủ của mỗi người, một yếu tố nhỏ như độ thông thoáng của nệm có thể hoàn toàn tạo ra được sự khác biệt lớn. Hy vọng qua những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về tầm quan trọng của độ thoáng khí nệm với giấc ngủ của mình.