Cách trồng cải kale xanh mướt, cực đơn giản nhưng thu hoạch chất lượng

CẬP NHẬT 05/01/2023 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Cải xoăn Kale là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Nó chứa ít calo nhưng lại có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, rất thích hợp cho những người đang muốn giảm cân, em bé hoặc người già. Cải Kale có giá thành khá mắc, thay vì bỏ ra một số tiền để mua, bạn cũng có thể tự trồng tại nhà. Về cách trồng cải Kale mời bạn theo dõi bài viết đây của Vua Nệm.

Tìm hiểu cách trồng cải kale
Tìm hiểu cách trồng cải kale có khó không?

1. Đặc điểm của cải xoăn kale

Cải xoăn Kale là một loại rau quen thuộc, thuộc họ nhà cải bắp, thân thảo, lá màu xanh hoặc tím. Cải Kale có thể cao đến 1,5m. Sở dĩ gọi là cải xoăn vì lá của chúng xoăn và nhăn nheo, cuống lá dài. Lá cải có vị ngọt nhưng hơi hăng nồng. 

Cải Kale thích hợp trồng ở những nơi có khí hậu mát mẻ, phổ biến nhất là được trồng vào mùa thu. Ở nước ta, vì thời tiết khá nóng nên thường chỉ có thể trồng vào mùa đông. Cải Kale có một số đặc tính như sau:

  • Trong cải xoăn Kale có chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ như sắt, canxi, kali và nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin C và vitamin K.
  • Các dưỡng chất trong cải Kale hỗ trợ chống lão hóa, phòng chống các bệnh tim mạch, đột quỵ, giúp xương chắc khỏe hơn.
  • Có nguồn dinh dưỡng dồi dào nhưng cải xoăn Kale lại chứa ít calo, vì thế mà đây là loại thực phẩm rất được ưa chuộng bởi những người đang thực hiện chế độ giảm cân.
  • Có nhiều cách chế biến khác nhau đối với cải Kale như nấu chín, ăn sống hoặc xay sinh tố.
  • Bởi hình dáng đặc biệt là cải xoăn Kale có thể được trồng với ý nghĩa là để trang trí trong nhà, thay vì chỉ là một loại thực phẩm.
Cải Sale có công dụng gì?
Cải Kale có nhiều công dụng cho sức khoẻ

3. Hướng dẫn cách trồng cải Kale chuẩn khoa học

Phần lớn cải Kale hiện nay là được nhân giống từ hạt. Hạt giống cải Kale có tỉ lệ nảy mầm tương đối cao, chỉ cần chọn được hạt giống chất lượng thì việc trồng loại cải này trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Cách trồng cải Kale sẽ được thực hiện như sau.

3.1 Chuẩn bị dụng cụ, đất trồng cải xoăn Kale

Dụng cụ trồng

Có nhiều lựa chọn về dụng cụ nếu như bạn muốn trồng cải Kale. Bạn có thể trồng trong thùng xốp, chậu nhựa, chậu xi măng… Lưu ý các chậu trồng phải có lỗ thoát nước.

Đất trồng

Để đảm bảo cách trồng cải Kale chuẩn, bạn phải chuẩn bị đất trồng thật kỹ lưỡng. Loại đất phù hợp cho cải Kale nên là đất thịt, phối trộn với xơ dừa, tro trấu để tăng độ tơi xốp cho đất, độ pH nên từ 5.5 – 8.8 và có lượng chất hữu cơ vừa phải.

Cải Kale không thích hợp trồng trên đất cát hoặc đất sét, sẽ làm giảm năng suất của cải, hương vị cũng không còn được chất lượng. Ngoài ra, nên sử dụng vôi để bón lót trước khi trồng để tiêu diệt các mầm bệnh có trong đất.

Nếu sử dụng đất ngoài vườn để trồng cần xử lý sạch ấu trùng, vi sinh vật có hại. Bạn có thể trộn đất với vôi và mang phơi nắng trong khoảng 1 tuần. Nếu sử dụng phân chuồng thì phải là loại đã hoai mục.

Cải Kale thích hợp trồng trên đất thịt, màu mỡ
Cải Kale thích hợp trồng trên đất thịt, màu mỡ

3.2 Hạt giống và cách xử lý hạt giống

Như đã nói ở trên, phần lớn cải Kale được nhân giống từ hạt nên bạn cần đảm bảo sử dụng nguồn giống tốt, không sâu bệnh. Hãy tìm mua ở những địa chỉ uy tín để khi trồng cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Sau khi đã có hạt giống thì tiến hành khâu xử lý. Bạn pha một chén nước ấm vừa phải, không được quá nóng, sau đó thả hạt giống vào ngâm trong 3 tiếng. Hạt sẽ nảy mầm sau 1 ngày, lúc này hãy mang gieo vào những bầu ươm.

3.3 Tiến hành trồng cải Kale

Đổ đất trồng đã được chuẩn bị vào chậu, sau đó san cho bằng phẳng. Sau đó rải hạt giống cải Kale lên với khoảng cách 20cm là 2 – 4 hạt. Tưới đẫm đất và hạt, bạn có thể tưới bằng bình phun để không làm đất và hạt giống bị bắn lung tung. Tiếp đến đặt chậu ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng chiều trực tiếp.

Khi cải mọc đủ 2 cặp lá, bạn sẽ mang phơi chúng ngoài nắng vào các khung giờ: từ sáng đến 10 giờ và từ 3 giờ chiều đến khi trời hết nắng để cây hấp thụ ánh nắng mặt trời, cứng cáp hơn.

Cách trồng cải Kale không quá phức tạp
Cách trồng cải Kale không quá phức tạp

3.4 Tiến hành cắt tỉa cây

Khi cải bắt đầu mọc nhiều cây lá hơn bạn cần tỉa bớt cây, chỉ nên giữ lại một cây to và khỏe nhất. Việc cắt tỉa nhằm tập trung dinh dưỡng về một cây để chúng có thể phát triển khỏe mạnh nhất. Những cây yếu, kém sức sống cần được loại bỏ.

3.5 San cây con ra chậu to hoặc luống rau

Sau khoảng 2 – 3 tuần, cải con đã bắt đầu lớn dần, đạt chiều cao khoảng 10cm, có 3 – 4 lá thì bạn san cây ra chậu lớn hoặc luống rau. Trồng cây con tại luống theo từng hàng, cách nhau 20cm để các tán lá không chen lấn nhau khi cây phát triển. Khi mang cây con ra đất trồng, bạn lưu ý tưới nước thường xuyên để cải Kale nhanh chóng bén rễ vào đất mới.

Cách trồng cải Kale không quá khó, tuy nhiên bạn nên đảm bảo những chi tiết để tạo điều kiện tốt nhất cho cây sinh trưởng. Chẳng hạn, ở giai đoạn san cây ra luống nên thực hiện vào buổi chiều tối. Rễ cây sẽ thích nghi với môi trường đất một đêm sau đó mới tiếp xúc ánh nắng vào hôm sau. Hoặc khi bạn san luống vào buổi sáng sẽ phải dùng lưới che để hạn chế ánh sáng từ ánh mặt trời.

3. Hướng dẫn chăm sóc cải xoăn Kale

Không chỉ phải đảm bảo cách trồng cải Kale mà việc chăm sóc đi kèm cũng quan trọng không kém. Việc tưới nước, bón phân, phòng ngừa sâu bệnh… cần được thực hiện nghiêm túc.  

3.1 Tưới nước

Cải Kale cần được tưới nước định kỳ mỗi ngày một lần vào buổi sáng đầu giờ hoặc xế chiều. Lưu ý nên hạn chế tưới lên lá, chỉ tưới dưới gốc cải. Để giảm thất thoát hơi nước mọi người có thể phủ trên bề mặt đất trồng một lớp vỏ trấu, cỏ khô hoặc rơm rạ.

3.2 Bón phân

Trong quá trình làm luống trồng bạn có thể tiến hành bón lót. Nên sử dụng phân chuồng để tốt cho đất và cây trồng một cách tự nhiên, an toàn. Tần suất bón nên là 6 tuần/lần. Khi cải Kale phát triển đủ tốt, hãy sử dụng thêm phân hữu cơ kết hợp với phân chuồng. Phân hữu cơ chứa nhiều dưỡng chất giúp cây dễ hấp thụ, sẽ giúp cải Kale xanh hơn, mùi vị ngon hơn.

Bón phân đầy đủ giúp cải phát triển xanh tốt
Bón phân đầy đủ giúp cải phát triển xanh tốt

3.3 Phòng sâu bệnh

Trong quá trình trồng cải Kale không thể tránh khỏi tình trạng sâu bệnh phá hoại. Để giảm thiểu thiệt hại bạn cần có biện pháp phòng trừ phù hợp. Theo đó, các loại sâu bệnh hại chủ yếu trên cải Kale là sâu ăn lá, nấm hại thân gốc. Bạn có thể sử dụng vôi bột cho vào gốc để ngăn ngừa phần nào sâu bệnh phá hoại. 

Ngoài ra bạn có thể sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh một cách hiệu quả mà vẫn an toàn với cây trồng và sức khỏe con người, đồng thời cũng không gây hại tới môi trường.

3.4 Thu hoạch cải xoăn Kale

Nếu đảm bảo cách trồng cải Kale đúng chuẩn khoa học như ở trên là bạn có thể thu hoạch cải sau 2 – 4 tháng trồng. Bạn sẽ hái những lá to ở phía dưới trước, để lại những lá nhỏ, còn non ở phía trên để chúng tiếp tục sinh trưởng, phát triển. Lưu ý không nên tưới nước hay phân lên ngay sau khi hái xong vì lúc này vi khuẩn rất dễ xâm nhập qua những vết cắt ở những lá vừa hái.

>>>>Đừng bỏ lỡ:

Nhìn chung cách trồng cải Kale không hề phức tạp. Chủ yếu phụ thuộc vào nguồn giống tốt, sau đó trong quá trình trồng tiến hành san luồng, tưới nước, cắt tỉa… là đã có thể thu hoạch một mùa cải đầy năng suất. Hãy thử trồng ngay cải Kale bạn nhé.

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.