Chuyện quanh ta

Cách trồng rau mầm tại nhà với 6 bước đơn giản

CẬP NHẬT 01/08/2022 | BỞI Tiến Kiều

Bạn đã bao giờ thử trồng rau sạch tại nhà chưa? Nó cực kỳ dễ dàng và chỉ mất vài phút để làm. Việc tự trồng rau mầm tại nhà cũng là cách tiết kiệm chi phí hiệu quả so với mua rau mầm trong cửa hàng, siêu thị hay ngoài chợ. Chưa kể, sử dụng rau mầm tự trồng cũng đảm bảo độ tươi ngon và an toàn hơn. Vậy cách trồng rau mầm như thế nào? Có khó không? Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu cách trồng các loại rau mầm đơn giản ngay tại nhà ngay sau đây.

1. Rau mầm là loại rau gì?

Rau mầm là một loại thực phẩm tuyệt vời giúp tăng thêm một chút hương vị và độ giòn cho món salad hoặc ăn cùng bánh sandwich. Nó cũng giúp làm tăng giá trị dinh dưỡng cho bữa ăn của bạn. Chẳng hạn như một đĩa giá đỗ sẽ cung cấp lượng vitamin C nhiều hơn cả khuyến nghị mà các chuyên gia khuyên nên bổ sung. Hay nhiều chuyên gia dinh dưỡng cũng coi mầm bông cải xanh là một loại siêu thực phẩm với nhiều lợi ích cho sức khỏe.

cách trồng rau mầm tại nhà
Cách trồng rau mầm tương đối đơn giản

Về cơ bản, rau mầm là hạt giống cây trồng đã nảy mầm thành công và có thể coi là cây “con”, sống không cần đất. Có nhiều loại rau mầm khác nhau mà bạn có thể trồng, mỗi loại đều có những lợi ích và hương vị riêng. Rau mầm có thể sử dụng toàn cây, bao gồm cả thân, lá, thậm chí là cả rễ.

2. Những loại hạt nào nên và không nên trồng rau mầm?

Một số loại rau mầm phổ biến nhất là giá đỗ (như giá đỗ đen hoặc giá đỗ xanh), ngũ cốc nảy mầm (kiều mạch, rau dền và gạo lứt) và mầm từ rau, quả hạch và các loại hạt khác (như củ cải, củ cải đường và mầm cỏ linh lăng).

Các bạn chỉ nên sử dụng hạt giống được bán để nảy mầm. Bởi vì chúng đảm bảo phải tuân theo các tiêu chuẩn an toàn cao. Ví dụ, các gói hạt giống hoặc đậu nành từ siêu thị sẽ phù hợp để trồng rau mầm ăn sống. Hạt giống được bán để làm vườn hoặc làm thức ăn cho chim không thích hợp để nảy mầm vì chúng có thể đã được phủ hoặc xử lý bằng thuốc diệt nấm.

Ngoài ra, một số loại hạt không thích hợp để nảy mầm do chứa các độc tố tự nhiên. Đậu thận (kidney bean) chứa một chất độc hại là phytohaemagglutinin, loại chất này chỉ bị phá hủy khi đun sôi lâu. Điều này khiến chúng không thích hợp để nảy mầm làm rau mầm ăn sống.

Hạt cà chua, lê, táo và trái cây họ cam quýt rất độc do chúng chứa một lượng nhỏ amygdalin. Khi đi vào dạ dày của, nó biến thành hydrogen cyanide khi được nhai và tiêu hóa, không tốt cho sức khỏe con người.

Một số loại rau mầm khác không nên ăn như: Cây sắn, đậu kiếm, đậu mèo, đậu trứng chim, đậu ván già, dưa dây, khoai lang, khoai tây, măng…

3. Cách tự trồng rau mầm đơn giản tại nhà với 6 bước

Ngoài việc giàu dinh dưỡng, tiết kiệm chi phí mua rau ngoài cửa hàng, việc tự trồng rau mầm là một loại cây trồng đơn giản và không cần nhiều diện tích. Nếu bạn đang có ý định hoặc yêu thích việc tự tay trồng rau mầm tại nhà thì có thể tham khảo cách trồng rau mầm mà chúng tôi sẽ chia sẻ dưới đây. 

3.1. Chuẩn bị vật dụng cần thiết để trồng rau mầm

Để trồng rau mầm, các bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ và vật liệu cần thiết, bao gồm:

  • Vải thưa hoặc lưới lọc mịn
  • Hạt giống 
  • Hũ nhựa/thủy tinh có miệng rộng có thể đưa tay vào bên trong để lấy rau mầm ra ngoài khi thu hoạch
  • Hộp đựng có nắp hoặc túi bảo quản thực phẩm
  • Khăn giấy

3.2. Ngâm hạt giống

Ngâm hạt giống với nước ấm từ 40 – 50 độ C. Tùy loại hạt giống mà thời gian ngâm sẽ khác nhau. Trung bình từ 10 – 12h, tốt nhất là ngâm qua đêm.

Chỉ nên ngâm từ 1 – 3 thìa hạt giống, vì khi cây nảy mầm sẽ chiếm nhiều diện tích của bình.

cách trồng rau mầm thủy canh
Ngâm hạt giống khi trồng rau mầm từ 10 – 12h là bước đầu tiên trong cách trồng rau mầm

3.3. Cách trồng rau mầm – Xả nước ngâm hạt

Sau khi đã ngâm hạt giống đủ lâu thì ở bước này chúng ta sẽ xả nước ngâm hạt. Với những loại hạt nhỏ li ti, để hạt không bị trôi đi khi đổ nước, các bạn có thể dùng dây thun buộc chặt một miếng vải thưa chưa sử dụng trên miệng lọ và úp ngược lọ xuống để thoát nước khỏi lọ (nếu ngâm trong lọ).

Với những loại hạt to như hạt đậu thì chỉ cần đổ hạt đã ngâm qua  một chiếc rổ kín, nước sẽ tự động chảy qua rổ và để lại phần hạt. Ngoài ra, bạn có thể đổ nước và hạt giống vào một cái rây lưới mịn, đảm bảo rằng các lỗ trên bộ lọc nhỏ hơn đáng kể so với hạt để không bị lọt hạt giống ra ngoài, gây thất thoát lượng hạt cần dùng. Sau khi xả nước thì cho hạt trở vào bình và thực hiện bước tiếp theo.

3.4. Rửa sạch lại hạt giống 

Khi bạn đã ngâm hạt và bắt đầu quá trình nảy mầm, công đoạn tiếp theo là rửa sạch và để ráo nước cho đến khi chúng bắt đầu nảy mầm.

Các bạn nên rửa sạch hạt bằng cách thêm nước mới vào bình, lắc đều bình đựng hạt và xả ráo nước một lần nữa. Thực hiện tương tự như cách xả nước ở trên với vải thưa hoặc rây. Dùng nước mát rửa sạch và thực hiện xả nước cách này 2-3 lần mỗi ngày.

Việc thực hiện công đoạn này rất quan trọng, vì nó giúp rửa sạch rau mầm thường xuyên để tránh vi khuẩn tích tụ. Giá thể (bình đựng) trồng rau mầm nên được giữ ở nhiệt độ khoảng 20°C. Mức nhiệt nhiệt độ này phù hợp để kích thích hạt nảy mầm. Đồng thời cũng không quá cao để vi khuẩn hoặc nấm mốc phát triển.

Các bạn nên tìm một nơi thích hợp trong nhà của bạn để đặt bình chứa rau mầm. Một nơi có ánh sáng nhẹ và thoáng mát, nhưng không được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời là tốt nhất.

cách trồng rau mầm trong thùng xốp
Đặt rau mầm ở vị trí thoáng khí, mát mẻ và có ánh sáng nhẹ là bước quan trọng trong cách trồng rau mầm

Mầm rau hoạt động tốt nhất ở nơi mát mẻ và có mức ánh sáng phù hợp, chẳng hạn như gần cửa sổ để tránh ánh nắng mặt trời. Một nơi có không khí lưu thông tốt cũng rất tốt cho sự phát triển của rau. Hãy chọn nơi có luồng không khí tốt và đừng nên đặt rau vào tủ lạnh.

3.5. Cách trồng rau mầm – Lặp lại quy trình

Lặp lại quy trình ngâm, để ráo và rửa sạch được nêu ở trên hàng ngày cho đến khi rau mầm có kích thước mong muốn, thích hợp để sử dụng.

Quá trình này có thể mất từ ​​ba đến bảy ngày, tùy thuộc vào loại rau mầm bạn đang trồng. Tốt nhất nên ăn rau mầm khi chúng còn khá nhỏ và bắt đầu chuyển sang màu xanh.

3.6. Thu hoạch và bảo quản rau mầm

Các loại rau mầm trồng tại nhà như rau mầm đậu đỏ azuki và đậu lăng có thể sử dụng sau 3 ngày trồng, khi một chồi nhỏ vừa mới xuất hiện. Các loại rau mầm như cỏ linh lăng hoặc củ cải thường được thu hoạch khi dài khoảng 3 cm và có thể để ăn trong khoảng sáu ngày.

Khi thu hoạch, cần rửa sạch lần cuối và để ráo nước. Không nên bảo quản rau mầm ở nơi ẩm ướt. Một trong những cách hiệu quả nhất để loại bỏ độ ẩm dư thừa là đặt mầm vào khăn, miếng vải sạch. Sau đó, cho chúng vào rổ để vảy hết nước, hoặc thấm khô bằng khăn sạch trước khi bỏ vào hộp và bảo quản trong tủ lạnh.

cách trồng rau mầm không cần đất
Thu hoạch rau mầm sau khi đạt kích thước thích hợp là bước cuối cùng trong cách trồng rau mầm

Rau mầm trồng tại nhà sau khi thu hoạch và được bảo quản đúng cách có thể giữ được độ tươi ngon trong thời gian tới 5 ngày. Rau mầm mua ở cửa hàng đã mất thời gian vận chuyển và bảo quản nên chỉ giữ được trong tủ lạnh khoảng 2 – 3 ngày.

Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm khuyến cáo rằng, nên giữ tủ lạnh ở nhiệt độ từ 3°C đến 5°C để hạn chế, ngăn chặn sự hư hỏng của thực phẩm. Nếu rau mầm bắt đầu chuyển màu và trông có màu nâu, chứng tỏ chúng đã bắt đầu bị hỏng và không nên sử dụng nữa. Nếu rau mầm có mùi chua hoặc ra nước thì không nên sử dụng. Luôn khử trùng kỹ lưỡng dụng cụ trồng rau mầm của bạn trước khi bắt đầu một mẻ mới.

Dù bạn có kinh nghiệm hay kỹ năng nấu nướng không quá tốt, thì việc trồng rau mầm là một điều thú vị và đơn giản để làm tại nhà. Rau mầm tươi là một thực phẩm giúp bổ sung hương vị và dưỡng chất cho hầu hết mọi loại món ăn. Nếu bạn muốn trồng rau mầm, hãy tham khảo cách trồng rau mầm tại nhà với 6 bước đơn giản mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên để đảm bảo thành công và hiệu quả cao nhé.

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều