Bật mí cách quản lý tài chính cho tân sinh viên thiết thực và hữu ích nhất

CẬP NHẬT 12/09/2023 | Bài viết bởi: Dương Dương

Đối với mỗi sinh viên xa nhà sẽ thường được bố mẹ chu cấp từ 3 đến 5 triệu đồng/tháng. Với số tiền này bạn sẽ cần phải tự cân đối chi tiêu để không hết sạch “bị gạo” khi chỉ mới đến giữa tháng. Ở trong bài viết này, Vua Nệm sẽ mách đến bạn cách quản lý tài chính cho tân sinh viên đầy đủ và chi tiết, bạn đọc đừng bỏ lỡ nhất.

1. Vai trò của việc quản lý tài chính cá nhân 

Quản lý tài chính không chỉ đơn thuần là việc sắp xếp và quản lý số tình mà mình đang đó, nó còn là một kỹ năng cần thiết giúp sinh viên xây dựng nền tảng tài chính vững chãi, đồng thời đảm bảo sự tự do tài chính ở trong tương lai. Theo đó, khi biết cách quản lý tài chính, bạn có thể sử dụng tiền bạc một cách thông minh, hiệu quả và có mục tiêu rõ ràng. 

Dưới đây là vai trò của kỹ năng quản lý tài chính mà những bạn tân sinh viên cần biết: 

  • Lập kế hoạch tài chính: Việc đặt mục tiêu về tài chính, xác định những ưu tiên chi tiêu, tiết kiệm sẽ giúp bạn đạt được ước mà cùng những kế hoạch trong cuộc sống. 
  • Tiết kiệm và đầu tư: Việc hình thành thói quen tiết kiệm tiền bạc từ sớm và tìm hiểu về những cơ hội đầu tư sẽ giúp bạn tăng thu nhập, xây dựng tài sản cá nhân. 
  • Tránh được nợ nần: Quản lý tài chính sẽ giúp bạn hiểu rõ về tác động của vay nợ, tránh rơi vào bẫy nợ tín dụng đen.
  • Xây dựng mục tiêu tài chính: Định rõ mục tiêu tài chính trong ngắn hạn và dài hạn, từ việc tiết kiệm chi phí hằng ngày cho đến việc tích lũy để mua nhà, mua xe hay đi du lịch xa… 
Vai trò của kỹ năng quản lý tài chính đối với tân sinh viên
Vai trò của kỹ năng quản lý tài chính đối với tân sinh viên

2. Hướng dẫn cách quản lý tài chính dành cho tân sinh viên

2.1. Thiết lập ngân sách có tính chu kỳ

Với khoản chu cấp cố định từ bố mẹ, sinh viên có thể chia tiền vào những khoản chi tiêu chính, chẳng hạn như: 

  • Chi tiêu hàng ngày: Thường chiếm nhiều chi phí nhất để chi trả cho khoản thuê nhà, tiền điện nước, ăn uống, đi lại…
  • Tiết kiệm: Mỗi tháng hãy một khoản tiết kiệm cho mục tiêu tài chính dài hạn hoặc khẩn cấp. 
  • Giáo dục: Sử dụng một phần thu nhập để học thêm về kiến thức mới như khóa học, mua sách…
  • Hưởng thụ: Dành cho nhu cầu giải trí, đi chơi, mua sắm các vật phẩm không thiết yếu. 

Để dễ dàng quản lý ngân sách đã chi tiêu, bạn có thể cài đặt về điện thoại các ứng dụng như PocketGuard, Wally Next, Wallet, Misa, Viettel pay, momo…. để theo dõi nhật ký chi tiêu của mình. 

cách quản lý tài chính cho sinh viên
Mỗi tân sinh viên nên tự thiết lập ngân sách có tính chu kỳ

2.2. Tránh và giảm thiểu tối đa những khoản nợ 

Dưới đây là những nguyên tắc chi tiêu dành cho tân sinh viên để tránh, giảm thiểu việc phải đi nợ nần, đó là: 

  • Chi tiêu đúng mực: Bạn nên chi tiêu những thứ được ghi trong danh mục chi tiêu hàng tháng. Đừng quên tham khảo ý kiến của người thân và bạn bè trước khi quyết định mua sắm đồ dùng giá trị nằm ngoài danh mục này. 
  • Chỉ vay mượn khi cần thiết: Hãy nhớ rằng tiền vay mượn không phải là loại thu nhập, đó là khoản chi tiêu có giá trị bằng lãi suất 0% được vay từ những người thân quen, theo đó, bạn chỉ nên vay mượn cho những khoản nằm ở trong danh mục “chi tiêu thường xuyên”.
  • Không dùng những dịch vụ thẻ tín dụng: Khi chưa hiểu rõ về những loại chi phí, lãi suất cùng giao dịch… trên thẻ tín dụng thì tốt nhất bạn không nên sử dụng chúng. 

2.3. Tiết kiệm tiền mỗi tháng

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng nên chi tiêu trước và tiết kiệm sau, tuy nhiên điều này có thể khiến bạn sẽ không thể tiết kiệm được một khoản tiền nào vào cuối tháng cả. Thay vào đó, khi vừa nhận được khoản tiền từ bố mẹ, hãy lên kế hoạch tiết kiệm một khoản nhỏ nào đó phòng trừ trường hợp sử dụng khi cần thiết. Đây là một thói quen rất tốt về sau, nhất là sau khi bạn ra trường và đi làm, chính những khoản tiết kiệm này có sẽ giúp bạn xử lý tình huống cấp bách, tránh được tình trạng rỗng túi, và có thể đầu tư sinh lời. 

Tân sinh viên nên dành ra khoản nhỏ để tiết kiệm vào mỗi tháng
Tân sinh viên nên dành ra khoản nhỏ để tiết kiệm vào mỗi tháng

2.3. Kiếm thêm thu nhập

Trong cách quản lý tài chính cho tân sinh viên, bạn sẽ bắt gặp danh mục tạo thêm nguồn thu nhập, một số công việc phổ biến dành cho sinh viên mà bạn có thể tham khảo như gia sư, nhân viên thu ngân, lễ tân, phục vụ quán cà phê, nhập liệu tài xế công nghệ, shipper, người mẫu ảnh, PG… 

Dù vậy, trước khi quyết định làm thêm, bạn nên có chiến lược tìm kiếm việc làm và ứng tuyển vào những công việc có cơ hội để trau dồi kỹ năng lĩnh vực mà bạn đang theo học. Chính kinh nghiệm thực tế này sẽ giúp bạn gia tăng giá trị của bản thân sau khi tốt nghiệp đại học. 

>>>Xem ngay: Quản lý chi tiêu cá nhân là gì ? Cách để làm chủ tài chính với quy tắc 50/20/30?

2.4. Tiết kiệm tiền sách vở, giáo trình

Giống như những bậc học trước, tân sinh viên cần trang bị thêm nhiều loại giáo trình, sách tham khảo vào đầu năm học mới. Thông thường giá giáo trình đại học, nhất là những tài liệu của những tác giả ở trên thế giới không hề rẻ một chút nào, có thể từ 200.000 đến 500.000đ, thậm chí là cả 1.000.000đ. Để có thể cắt giảm chi phí ở trong mục này, bạn có thể tham gia những group mua bán sách cũ để tìm người trao đổi hay mua lại tài liệu đã qua sử dụng. 

Mua tài liệu photocopy cũng là hình thức để tiết kiệm chi phí, song về bản chất, hình thức photocopy lại vi phạm bản quyền tác giả và nhà sản xuất nghiêm trọng. Ngoài ra, ở những trường đại học luôn có thư viện rất phong phú và đa dạng, do đó trước khi mua cuốn sách nào đó, bạn có thể ghé qua nơi ngày trước để tìm kiếm hoặc mượn nhé. Vào cuối học kỳ, hãy tổng hợp những tài liệu không sử dụng đến và “pass” lại, đây cũng là cách để bạn có thêm chi phí đầu tư tài liệu học cho năm kế tiếp. 

2.5. Tân sinh viên nên ở trọ hay ở ký túc xá?

Chắc chắn nhiều tân sinh viên sẽ băn khoăn không biết nên ở ký túc xá hay ở trọ, mỗi loại hình có một số ưu điểm và nhược điểm riêng. 

Thông thường, những ký túc xá các trường đại học được xây dựng ở gần trường với mức đóng tiền phòng giá rẻ, đảm bảo an ninh. Nhược điểm khi ở ký túc là không được nấu ăn và không gian không được riêng tư bởi một phòng ở có thể từ 4 đến 8 người. Đặc biệt, ký túc xá có giới hạn số lượng người ở, và không phải ai cũng có thể đăng ký được, lúc này, ở trọ là phương án tối ưu hơn cả.

Khi ra ở trọ, giá tiền phòng thường cao hơn khá nhiều so với ở ký túc xá, bạn có thể lựa chọn ở ghép để có thể giảm bớt gánh nặng tiền phòng. Tân sinh viên ở trọ có thể lựa chọn tự nấu ăn vừa tiết kiệm, lại chủ động lựa chọn đa dạng món ăn, đồng thời đảm bảo chất dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Bên cạnh đó, hãy lựa chọn phòng trọ ở gần trường để có thể tiết kiệm chi phí đi lại. Đặc biệt, ưu tiên những phòng trọ có khoảng cách từ nhà đến trường có thể đi bộ, sẽ giúp bạn rèn luyện sức khỏe, tăng cường sự dẻo dai và năng động. 

Tân sinh viên có thể lựa chọn đi bộ đến trường để tiết kiệm chi phí đi lại
Tân sinh viên có thể lựa chọn đi bộ đến trường để tiết kiệm chi phí đi lại

Trên đây là cách quản lý tài chính dành cho tân sinh viên mà Vua Nệm muốn gửi đến bạn đọc, hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để bạn tự tin bước đến cánh cổng đại học và có quãng đời sinh viên đẹp nhất. 

>>>Xem thêm:

Đánh giá post