5 Cách đánh thức người đang ngủ say đơn giản nhất

CẬP NHẬT 23/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Ngủ say hay có một giấc ngủ sâu trên thực tế có thể gây ra một số khó khăn khi tỉnh giấc hoặc rất khó để đánh thức. Vậy ngủ say thuộc giai đoạn nào của giấc ngủ? Cách đánh thức người đang ngủ say ra sao? Vua Nệm sẽ cùng bạn tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau.

1. 5 cách đánh thức người đang ngủ say dễ nhất

Nếu muốn đánh thức ai đó đang say giấc một cách dễ dàng, bạn có thể tham khảo 5 cách dưới đây. 

1.1. Sử dụng tiếng gọi

Cách trực tiếp và đơn giản nhất để đánh thức một ai đó đang say giấc chính là cất tiếng gọi họ. Đây cũng là cách được nhiều người người hay các bậc phụ huynh áp dụng để gọi con trẻ thức dậy. Dù là cách làm đơn giản nhưng có vẻ đây là phương pháp nhanh gọn và đem lại hiệu quả cao.

Sử dụng tiếng gọi để đánh thức người ngủ say
Sử dụng tiếng gọi để đánh thức người ngủ say

Với cách này, bạn chỉ cần gọi lớn tên của người đang say giấc để họ nghe thấy và tỉnh giấc. Nếu họ có thể nghe thấy tiếng gọi của bạn và có những phản ứng đáp lại hay xoay người thì tức là họ đã tỉnh. Bạn hãy gọi thêm khoảng 1 – 2 lần nữa để đảm bảo họ đã hoàn toàn tỉnh giấc và bước ra khỏi giường.

1.2. Bật chuông điện thoại, đồng hồ âm lượng lớn

Nếu cách gọi dậy trực tiếp không hiệu quả, bạn có thể sử dụng tiếng chuông điện thoại, chuông đồng hồ báo thức với âm lượng lớn. Bạn hãy đặt tiếng chuông kêu ở mức lớn nhất có thể và đặt chúng xa khỏi tầm với của người đang ngủ say để đánh thức họ. Bởi khi có tiếng chuông kêu, phản xạ đầu tiên của người đang ngủ là sẽ choàng tỉnh và tìm kiếm tiếng chuông để tắt nó. Như vậy, người đang say giấc đã vùng dậy.

Tuy nhiên theo nghiên cứu đã chứng minh, cách đánh thức bằng đồng hồ thường xuyên không phải tốt nhất cho cơ thể. Bởi người đang ngủ sẽ bị thức giấc đột ngột do yếu tố bên ngoài nên dễ dẫn đến các vấn đề về huyết áp, tim mạch.

Cách đánh thức người đang ngủ say - Bật chuông điện thoại, đồng hồ âm lượng lớn
Cách đánh thức người đang ngủ say – Bật chuông điện thoại, đồng hồ âm lượng lớn

Bên cạnh tiếng chuông báo thức chói tai phát ra từ đồng hồ, điện thoại khiến bạn tỉnh giấc, bạn có thể lựa chọn kết nối đồng hồ báo thức với âm nhạc từ loa thông minh. Bạn có thể sử dụng loa thông minh hẹn giờ phát bài nhạc mình yêu thích với âm lượng phù hợp. Có thể bạn sẽ dễ dàng bị đánh thức bởi bài hát mình yêu thích ngay cả khi ngủ say.

1.3. Sử dụng hương thơm cà phê, đồ ăn

Bên cạnh sử dụng cách gọi tác động vào thính giác thì với những người có khứu giác tốt, họ sẽ tỉnh dậy bởi hương thơm của cà phê hay đồ ăn mà họ yêu thích. Để áp dụng phương pháp này, trước hết bạn nên mở cửa phòng ngủ, sau đó làm chín đồ ăn để mùi vị lan tỏa khắp căn phòng và kích thích khứu giác để họ tỉnh dậy.

Hương thơm đồ ăn sẽ làm người đang ngủ say thứ giấc
Hương thơm đồ ăn sẽ làm người đang ngủ say thứ giấc

Bạn có thể sử dụng máy pha cà phê, lò nướng, lò vi sóng,… để nhanh chóng làm chín đồ ăn và tiết kiệm được thêm thời gian trong khi muốn gọi ai đó đang say giấc thức dậy.

1.4. Chạm nhẹ vào vai, cánh tay

Một cách làm phổ biến khác để đánh thức người đang ngủ say đó là chạm nhẹ vào vai, cánh tay hoặc xoa bóp nhẹ nhàng ở vùng đầu, cổ và lưng của họ. Mặc dù việc chạm nhẹ hay mát xa sẽ mang lại sự thư giãn, dễ chịu nhưng việc chạm vào cơ thể cũng nhanh chóng khiến họ tỉnh giấc.

Ngoài ra, cách làm này cũng khiến người đang ngủ không bị giật mình hay đột ngột thức dậy. Vì vậy mà họ có thể từ từ thích nghi với môi trường xung quanh sau một giấc ngủ sâu.

1.5. Thức giấc nhờ ánh sáng mặt trời tự nhiên

Ánh sáng tự nhiên của ngày mới vẫn luôn là một giải pháp tốt để đem lại cảm giác tỉnh táo. Hãy kéo rèm trong phòng ngủ và để ánh sáng mặt trời rọi vào giúp kích thích não bộ con người giải phóng serotonin và dễ dàng tỉnh giấc hơn. Sự thay đổi hoocmon từ từ trong cơ thể sẽ giúp bạn chuyển đổi trạng thái dần dần và khiến cơ thể thức giấc không bị mệt mỏi.

Ánh sáng tự nhiên là một giải pháp tốt để đem lại cảm giác tỉnh táo
Ánh sáng tự nhiên là một giải pháp tốt để đem lại cảm giác tỉnh táo

Bạn có thể để ánh sáng tự nhiên chiếu vào phòng khoảng 10 – 15 phút trước khi tỉnh giấc và ra khỏi giường. 

2. Tìm hiểu 4 giai đoạn khác nhau của giấc ngủ

Có bao giờ bạn tự hỏi chúng ta có tất cả bao nhiêu giai đoạn trong giấc ngủ của mình, các giai đoạn đó ngắn hay dài. Dưới đây sẽ là thông tin về 4 giai đoạn trong giấc ngủ.

2.1. Giai đoạn ngủ yên giấc

Giai đoạn ngủ yên giấc được xem như là giai đoạn đầu, thường sẽ diễn ra trong khoảng 3 – 15 phút khi bạn vào giấc. Đây là giai đoạn làm dịu, mắt sẽ nhắm lại và bắt đầu ngủ. Ở trong thời gian nghỉ ngơi, cơ thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

Nếu thức dậy trong giai đoạn này, bạn có thể sẽ có phản ứng có giật đột ngột, nhìn thấy hình ảnh mơ hồ. Hiện tượng này diễn ra được gọi là rung giật cơ thôi miên, giống như cách bạn bị giật mình khi có ai đó vỗ vào vai.

2.2. Giai đoạn ngủ nông

Giai đoạn ngủ nông sẽ làm chậm chuyển động của mắt và hoạt động của não bộ so với bình thường. Giai đoạn này sẽ chiếm khoảng một nửa thời gian giấc ngủ đêm.

Ở giai đoạn này cơ thể sẽ có một số đặc điểm như:

  • Ít chuyện động mắt
  • Nhiệt độ cơ thể giảm
  • Sóng não dần dần chậm lại và xuất hiện những đợt sóng nhanh. Những đợt sóng này sẽ ít dần khi sang giai đoạn kế tiếp

Bạn sẽ bị tách biệt bởi những thứ diễn ra xung quanh khi ở giai đoạn ngủ nông. Tuy nhiên nếu có tiếng động mạnh hoặc bị ai đó gọi dậy, bạn vẫn bị thức giấc và sẽ khó khăn để quay trở lại giấc ngủ.

2.3. Giai đoạn ngủ sâu

Chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng thời gian ngủ, giai đoạn ngủ sâu được xem như giai đoạn chuyển tiếp giữa giai đoạn 2 và 3. Dựa theo một số nghiên cứu, giai đoạn ngủ sâu thường sẽ có chu kỳ kéo dài hơn ở trẻ nhỏ và thanh niên so với người trưởng thành và người lớn tuổi. 

Giai đoạn ngủ sâu kéo dài hơn ở trẻ nhỏ, thanh niên
Giai đoạn ngủ sâu kéo dài hơn ở trẻ nhỏ, thanh niên

Một số đặc điểm cơ thể ở giai đoạn này:

  • Sóng não diễn ra rất chậm, thỉnh thoảng có xen kẽ các đợt sóng nhanh
  • Nhiệt độ, nhịp tim, huyết áp đều giảm
  • Hệ thống cơ xương khớp giãn ra

2.4. Giai đoạn ngủ rất sâu

Giai đoạn này cơ thể sẽ được nghỉ ngơi hoàn toàn nên đây sẽ là giai đoạn quan trọng nhất của giấc ngủ. Nó sẽ chiếm khoảng 20% tổng thời gian ngủ. Ở giai đoạn này bạn sẽ khó bị đánh thức và nếu có tỉnh dậy thì sẽ cảm thấy mơ hồ, mất phương hướng trong một khoảng thời gian ngắn.

Giai đoạn ngủ rất sâu cơ thể có đặc điểm:

  • Nhịp tim, huyết áp và nhịp thở của cơ thể sẽ giảm xuống thấp nhất
  • Các cơ xương khớp hoàn toàn không chuyển động
  • Sóng trong não bộ hầu hết là sóng chậm theta

2.5. Giai đoạn ngủ mơ

Giai đoạn ngủ mơ là giai đoạn cuối cùng hay còn gọi là giai đoạn có chuyển động mắt nhanh. Ngủ mơ sẽ kéo dài từ 10 – 60 phút sau khi đã ngủ khoảng 70 – 90 phút. Khi trời càng về sáng, cơ thể sẽ gia tăng thời gian ngủ mơ và sẽ tăng thời lượng lên khoảng 25%. 

Một số đặc điểm cơ thể ở giai đoạn này điển hình như:

  • Tăng hoạt động não bộ, nhịp tim
  • Nhịp thở nhanh, nông hơn
  • Các cơ thư giãn hoàn toàn
  • Mắt chuyển động nhanh

Nếu bị thức giấc ở giai đoạn này, cơ thể sẽ có cảm giác mệt mỏi, uể oải, mất phương hướng.

Đặc biệt ở giai đoạn ngủ mơ, cơ thể sẽ gia tăng khả năng sáng tạo, khả năng tư duy và thúc đẩy trí nhớ tốt hơn và sàng lọc thông tin hiệu quả. 

Trên đây là 5 cách đánh thức người đang ngủ say và chi tiết về các giai đoạn của giấc ngủ. Hy vọng bạn đọc đã có thêm được những thông tin hữu ích để hiểu về giấc ngủ và chăm sóc tốt cho cơ thê để có một sức khỏe tốt.

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

Không có bài viết liên quan.