Cách bảo quản tỏi được lâu không bị mốc hỏng

CẬP NHẬT 05/01/2023 | Bài viết bởi: Ly Dương

Tỏi không chỉ là loại gia vị thiết yếu trong gian bếp của mỗi gia đình, giúp làm tăng hương vị cho món ăn mà còn là loại thuốc quý chữa được nhiều bệnh. Vậy bạn có biết cách bảo quản tỏi khô nào để vừa đơn giản vừa mang lại hiệu quả hay không? Hãy cùng Vua Nệm tìm lời giải đáp cho vấn đề trên qua bài viết sau đây nha.

1. Tìm hiểu về củ tỏi

Đối với người Việt Nam, từ lâu củ tỏi đã trở thành một loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Để hiểu rõ hơn về củ tỏi, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin về thành phần trong củ tỏi, công dụng, những đối tượng nên và không nên ăn tỏi trong phần dưới đây.

1.1. Thành phần có trong củ tỏi

Đối với người Việt Nam, từ lâu tỏi đã trở thành một loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Tỏi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho…

 Vì vậy, tỏi tươi mang đến vô vàn hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh như tim mạch, ung thư, nhiễm trùng, xương khớp…mang lại một sức khỏe lý tưởng.

củ tỏi chứa chất dinh dưỡng gì
Củ tỏi chứa nhiều chất dinh dưỡng

1.2. Những lợi ích của việc ăn tỏi

Củ tỏi cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng đặc biệt tốt cho sức khỏe. Công dụng của tỏi tươi mang đến vô vàn hiệu quả trong việc điều trị bệnh. Cụ thể như sau:

  • Hỗ trợ giúp huyết áp khỏe mạnh: Các hoạt chất có sẵn trong tỏi có khả năng làm giảm huyết áp tương tự như những loại thuốc chuyên dụng khác. Nhai tỏi sống mỗi ngày sẽ tiết ra Amylase, dẫn đến việc hình thành Allicin. Có khả năng hỗ trợ lưu lượng máu và hỗ trợ huyết áp khỏe mạnh. 
  • Phòng ngừa các bệnh tim mạch: Tỏi có tác dụng hạ mức cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể, giúp loại bỏ các mảng xơ vữa bám trên thành mạch máu. Ăn tỏi thường xuyên cũng giúp làm chậm tiến trình lão hóa của động mạch chủ, những người có tiền sử về bệnh tim mạch nên thường xuyên bổ sung tỏi vào khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Bổ trợ xương: Với những bệnh nhân mắc các triệu chứng về xương khớp, đau nhức khớp, khi ăn tỏi sẽ cải thiện đáng kể tình trạng này. Bởi, trong tỏi có nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt tốt cho xương khớp như: vitamin B6, vitamin C, mangan, kẽm.
  • Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư: Theo nhiều nghiên cứu, tỏi có công dụng đáng kể trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, nhất là ung thư đường ruột. Cụ thể, tỏi ức chế quá trình nitrat biến thành nitrite trong dịch vị, ngăn cản sự hình thành nitrosamine, giúp phòng ngừa ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, tỏi còn có thể ngăn cản sự xâm hại của độc tố, kim loại nặng, chất gây ung thư đối với cơ thể.
  • Lọc độc tố trong máu: Chất allicin trong tỏi giúp loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể, đồng thời tăng cường các tế bào bạch cầu khỏe mạnh. Ngoài ra, allicin còn giúp loại bỏ nicotine, thanh lọc máu và làm sạch hệ hô hấp hữu hiệu.
  • Giúp bà bầu có thai kỳ an toàn: Tỏi có tác dụng tăng sức đề kháng. Đây là yếu tố quan trọng, đặc biệt tốt cho sức khỏe của bà bầu. Bởi phụ nữ mang thai thường có sức đề kháng kém vì thế hãy thường xuyên bổ sung tỏi vào các bữa ăn hàng ngày của mình nhé.
Những lợi ích mà củ tỏi đem lại cho sức khoẻ người dùng
Những lợi ích mà củ tỏi đem lại cho sức khoẻ người dùng

Đừng bỏ lỡ: Tinh dầu tỏi và những công dụng tuyệt vời nên biết

1.3. Không nên ăn tỏi trong các trường hợp nào?

Mặc dù có nhiều lợi ích tốt cho sức khoẻ, có thể chữa một số bệnh nhưng tỏi cũng có những tác dụng phụ nếu bạn sử dụng không đúng cách sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Một số trường hợp bạn không nên ăn tỏi, cụ thể là:

  • Không nên ăn quá nhiều tỏi: Nhiều người cho rằng tỏi tốt cho sức khỏe nên ăn càng nhiều càng tốt nhưng thực tế tỏi là một loại gia vị cay nóng, ăn quá nhiều dễ dẫn tới các tổn thương về dạ dày, thận, tổn thương khí huyết… dẫn tới chán ăn, mệt mỏi.
  • Người có bệnh về mắt, thị lực yếu không nên ăn tỏi để tránh tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
  • Không ăn tỏi nếu mắc các bệnh về gan do loại củ này có vị cay, tính nóng, dễ gây kích thích mạnh, nên người mắc bệnh gan, nhất là bị nóng gan ăn tỏi sẽ càng nóng hơn, lâu ngày dẫn tới nhiều tổn thương đối với cơ quan này.
  • Những người đang điều trị bệnh bằng các loại thuốc chống đông máu không ăn tỏi dễ gây ra các tác dụng phụ.
  • Không ăn tỏi lúc đói vì dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là những người bị viêm loét dạ dày.
  • Những người thể trạng suy yếu không nên ăn quá nhiều tỏi vì ăn tỏi quá nhiều làm tiêu tan khí huyết, loãng khí, hao máu, sinh đờm, ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Tuyệt đối không ăn tỏi cùng với các loại thực phẩm khác như: trứng, thịt chó, cá trắm, thịt gà. Cụ thể, tỏi khi kết hợp với thịt gà dễ dẫn tới kiết lỵ, ăn cùng trứng sẽ tạo thành chất độc, ăn cùng thịt chó sẽ bị chứng khó tiêu.
  • Sau khi ăn tỏi hãy sử dụng nước trà, kẹo cao su, cà phê không đường hoặc uống sữa để loại bỏ mùi hôi trong miệng.
Những lưu ý bạn cần biết khi ăn tỏi để không gây tai hại tới sức khoẻ
Những lưu ý bạn cần biết khi ăn tỏi để không gây tai hại tới sức khoẻ

2. Cách bảo quản tỏi đúng cách không bị mốc hỏng

Tỏi là loại thực phẩm được sử dụng hàng ngày của nhiều bà nội trợ, nhưng lại rất dễ bị mọc mầm nếu không được bảo quản đúng cách. Vua Nệm sẽ gợi ý cho bạn cách để bảo quản tỏi như sau:

2.1. Cách bảo quản tỏi ở nhiệt độ phòng

  • Ngay từ những bước đầu tiên, trong quá trình lựa mua tỏi, các bạn cũng phải lưu ý nên chọn những củ to vừa, cầm chắc tay. Ưu tiên chọn những củ còn nguyên vỏ, không bị xốp hay sâu mọt đục phá. Tránh chọn những củ tỏi có nhánh màu xám hoặc vàng vì sẽ không có mùi thơm. Mua được tỏi càng tốt thì thời gian bảo quản sẽ càng được lâu hơn.
  • Bạn hãy chọn một chỗ thật khô và thoáng ở trong gian bếp của mình để bảo quản tỏi. Điều này giúp cho tỏi không bị đắng hay mất hương vị đặc trưng sau thời gian dài. Hơn nữa sự lưu thông không khí cũng rất quan trọng để vi khuẩn không tấn công tỏi và làm hỏng nó.
  • Cách bảo quản tốt nhất là để  tỏi ở trong túi lưới, túi giấy hoặc rổ để có sự thông hơi nhất định, nếu cất trong túi kín hoặc hộp nhựa thì tỏi dễ bị thối mốc.
  • Chú ý, cần kiểm tra túi, rổ đựng tỏi thường xuyên, để loại bỏ những củ có dấu hiệu bị thối, mềm hoặc thay đổi màu sắc để tránh nấm mốc lây sang những củ khác trong túi.
Cách bảo quản tỏi như thế nào
Bạn cần có cách bảo quản tỏi đúng cách để giữ độ ngon tối đa của tỏi

2.2. Cách bảo quản tỏi bằng cách ngâm với giấm

Bảo quản tỏi bằng cách ngâm với giấm là một phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng. Bởi vì ngâm tỏi với giấm không chỉ giúp bảo quản tỏi được lâu hơn ngoài ra còn giúp tăng tác dụng của tỏi lên nhiều lần. Thời gian sử dụng sẽ lâu hơn từ 3-4 tháng. Không nên để tỏi ngâm ở nhiệt độ phòng vì sẽ dễ hình thành nấm mốc.

Cách làm cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần bóc vỏ, rửa sạch tỏi, để ráo và bỏ vào lọ thủy tinh, đổ ngập tỏi với hỗn hợp giấm, đường, ớt, muối hòa tan rồi đậy kín nắp lại và cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Bảo quản tỏi bằng cách ngâm với giấm
Bảo quản tỏi bằng cách ngâm với giấm

Đọc ngay: Hướng dẫn cách làm tỏi ngâm mật ong đơn giản, dễ thực hiện tại nhà

2.3. Ngâm tỏi trong dầu ăn

Phương pháp này không những bảo quản tỏi hiệu quả mà còn giúp bạn dễ dàng khi nấu nướng trực tiếp. Bạn bóc vỏ từng tép tỏi và cho vào trong lọ thủy tinh hoặc hũ đựng thực phẩm. Sau đó, cho dầu ăn vào ngập hết phần tỏi và đậy kín nắp rồi cho vào ngăn đông tủ lạnh. 

2.4. Cách bảo quản bằng đông lạnh

Bạn chỉ cần chuẩn bị lượng tỏi cần, sau đó bóc vỏ, rửa sạch rồi cắt nhỏ, xay nhuyễn. Sau đó bạn cho tỏi đã xay vào túi zip hoặc nilon sạch. Cho tỏi xay vào khay đựng đá rồi cho vào ngăn lạnh để dùng dần, đảm bảo không hư hỏng.

Lưu ý: Không được để tỏi xay nhuyễn ở ngăn thường của tủ lạnh. Bởi tỏi để trong ngăn thường thì chỉ sau 2 đến 3 ngày sẽ ngả màu vàng, vị không còn thơm ngon như trước nữa.

Bảo quản tỏi bằng cách xay nhỏ rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh
Bảo quản tỏi bằng cách xay nhỏ rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh

2.5. Dùng trà, muối và baking soda

Một trong những cách bảo quản tỏi khô dễ dàng và nhanh chóng nữa đó là bạn nên bỏ tỏi vào trong khăn giấy hoặc giấy ăn và bọc kín lại rồi trộn với muối, baking soda và lá trà khô. Chúng có tác dụng hút các ion nước trong túi, loại bỏ vi khuẩn, ngăn mùi để tỏi không bị mọc mầm, hư thối.

2.6. Dùng muối rang làm chất hút ẩm

Đây là cách vừa nhanh gọn, dễ dàng mà lại rất hiệu quả mà ai cũng có thể áp dụng ngay tại nhà cho túi tỏi của mình. Bảo quản tỏi với muối này vừa có tác dụng hút ẩm trong túi vừa giúp diệt khuẩn để tỏi không bị hư thối, giúp bảo quản tỏi lâu hơn.

Bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 50-60gr muối hạt to sau đó rang lên tới khi vàng thì đổ vào một miếng gạc sạch và buộc lại thành nắm. Bỏ tỏi vào túi bóng và cho nắm muối này vào cùng, bóp hết không khí ra ngoài và buộc chặt lại đặt ở nơi thoáng mát, túi tỏi này có thể được bảo quản tới cả năm mà không lo bị biến chất.

3. Những món ngon được chế biến với tỏi

Tỏi không chỉ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe mà còn được dùng để tăng thêm hương vị cho các món ăn yêu thích của gia đình. Sau đây, Vua Nệm sẽ gợi ý một số món ngon chế biến với tỏi để bạn chiêu đãi cho gia đình mình nhé!

  • Đùi gà chiên mắm tỏi: Đùi gà chiên mắm tỏi thơm ngon, đậm đà hết sức tuyệt vời. Thịt gà mềm, thấm đều gia vị, thơm mùi mắm tỏi, thêm chút cay cay của ớt thật khó cưỡng lại được.
  • Tôm tít cháy tỏi: Thịt tôm săn chắc được áo đều một lớp tỏi phi vàng ươm bên ngoài và bơ lạt béo ngậy. Khi ăn bạn dùng kéo cắt đầu và dọc 2 bên thân tôm, lột vỏ, bỏ đuôi là có thể thưởng thức trọn vẹn món ăn này rồi.
  • Ốc móng tay xào tỏi: Ốc móng tay cháy tỏi có hương thơm nồng nàn, hấp dẫn bởi phần cháy tỏi vàng ươm, giòn tan hòa cùng phần thịt ốc dai ngon, săn chắc làm món ăn thêm phần cuốn hút.
Những món ngon chế biến với tỏi thơm ngon
Những món ngon chế biến với tỏi thơm ngon

Bạn có thể thưởng món ốc này cùng với muối ớt xanh và ăn kèm cùng với một ít rau răm để hương vị thêm trọn vẹn. Dùng món này làm mồi nhậu nhâm nhi cùng bạn bè và gia đình là tuyệt vời hết chỗ chê bạn nhé!

  • Rau muống xào tỏi: Rau muống xào tỏi là món rau xào thường được thấy trên mâm cơm của mỗi gia đình. Rau muống giòn, xào cùng với tỏi dậy mùi thơm. Chỉ mất vài phút là bạn đã có đĩa rau muống xào tỏi thơm ngon dành cho gia đình.

Bạn đã biết: 5 cách chế biến tỏi chữa cảm cúm trong ngày lạnh

Vậy là, Vua Nệm đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc Cách bảo quản tỏi đúng cách không bị mốc hỏng cũng như những lợi ích sức khỏe mà tỏi mang lại. Vì thế, hãy ăn tỏi thường xuyên để bảo vệ và nâng cao sức khỏe bạn nhé!

Đánh giá post