Tinh dầu tỏi là một trong những loại tinh dầu có dược tính mạnh mẽ hàng đầu, mang lại nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe. Để biết được những tác dụng của tinh dầu tỏi và cách sử dụng hợp lý, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Vua Nệm.
Nội Dung Chính
- 1. Những công dụng tuyệt vời của tinh dầu tỏi và cách sử dụng
- 1.1. Tăng cường hệ thống miễn dịch
- 1.2. Có lợi cho sức khỏe của làn da
- 1.3. Khả năng trị mụn hiệu quả
- 1.4. Tinh dầu tỏi giúp cho tóc chắc khỏe, ngăn rụng tóc
- 1.5. Giảm cholesterol và ngăn chặn béo phì
- 1.6. Tinh dầu tỏi trị cảm cúm hiệu quả
- 1.7. Chữa viêm tai hiệu quả
- 1.8. Tinh dầu tỏi đuổi muỗi hiệu quả
- 1.9. Tinh dầu tỏi chữa đau răng hiệu quả
- 2. Cách tự làm tinh dầu tỏi đơn giản tại nhà
1. Những công dụng tuyệt vời của tinh dầu tỏi và cách sử dụng
Tinh dầu tỏi là loại tinh dầu được chiết xuất từ củ tỏi bằng cách chưng cất hơi nước. Thành phần chính của tinh dầu tỏi là hoạt chất có tên là allicin, bên cạnh đó là một số hợp chất có hàm lượng lưu huỳnh cao và chứa các chất như slen, amino acid arinine, flavonoid, các loại vitamin B1, B6, C, E, photpho và sắt.
Tinh dầu tỏi có nhiều công dụng tuyệt vời, trong đó phải kể đến những công dụng nổi bật nhất dưới đây:
1.1. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Tác dụng: Trong tinh dầu tỏi có chứa nhiều khoáng chất như magie, canxi, sắt, kẽm, kali, phốt pho cùng nhiều loại vitamin như B1, B6, C, E…Những khoáng chất và vitamin này có tác dụng bảo vệ cơ thể, chống lại các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây nên, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
Cách sử dụng: Để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, bạn có thể sử dụng tinh dầu tỏi bằng cách nhỏ 1 giọt nhỏ vào máy khuếch tán tinh dầu trong phòng ngủ hoặc phòng khách của gia đình.
1.2. Có lợi cho sức khỏe của làn da
Tác dụng: Trong tinh dầu tỏi chứa nhiều chất có khả năng kháng viêm, do đó loại tinh dầu này có thể chữa được các bệnh nhiễm trùng như nấm da đùi, bệnh nấm nông ở chân, mụn cóc, vảy sừng…
Cách sử dụng: Dùng vài giọt dầu tỏi hòa cùng nước ấm, sử dụng nước ngày để ngâm chân để giảm ngứa do nấm gây nên.
1.3. Khả năng trị mụn hiệu quả
Tác dụng: Trong tinh dầu tỏi chứa nhiều chất có khả năng kháng viêm, do đó loại tinh dầu này có thể chữa được các bệnh nhiễm trùng như nấm da đùi, bệnh nấm nông ở chân, mụn cóc, vảy sừng…
Cách sử dụng: Dùng vài giọt dầu tỏi hòa cùng nước ấm, sử dụng nước ngày để ngâm chân để giảm ngứa do nấm gây nên.
1.4. Tinh dầu tỏi giúp cho tóc chắc khỏe, ngăn rụng tóc
Tác dụng: Các hợp chất có chứa lưu huỳnh cùng vitamin C, E, B1, B6 trong tinh dầu tỏi có tác dụng nuôi dưỡng tóc chắc khỏe, ngăn rụng tóc. Bên cạnh đó, các chất này còn có khả năng củng cố nang tóc, kích thích tóc mọc nhanh hơn sau khi rụng. Tinh dầu tỏi còn có công dụng cải thiện việc lưu thông máu ở da đầu, ngăn ngừa các bệnh về da đầu, giúp tóc chắc khỏe, không bị gãy rụng.
Cách sử dụng: Sử dụng tinh dầu tỏi để xoa bóp tóc và da đầu rồi để qua đêm. Ngày hôm sau gội đầu sạch để tóc không bị ám mùi dầu tỏi. Sử dụng dầu tỏi bằng cách này còn có tác dụng trị gàu rất hữu hiệu.
1.5. Giảm cholesterol và ngăn chặn béo phì
- Tác dụng: Tinh dầu tỏi có khả năng giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn chặn nguy cơ hình thành các mảng bám ở thành động mạch, gây xơ vữa động mạch. Nhờ công dụng này mà sức khỏe tim mạch được đảm bảo, ngăn chặn một số bệnh như đau tim, đau thắt ngực, huyết áp cao, đột quỵ…
- Ngoài công dụng giảm lượng cholesterol trong máu, tinh dầu tỏi còn có tác dụng ngăn chặn béo phì hiệu quả. Tinh dầu tỏi hỗ trợ loại bỏ các chất béo có hại trong cơ thể, kiểm soát sự tăng lên của các tế bào mỡ, làm giảm nguy cơ béo phì.Cách sử dụng: Trộn 5 giọt tinh dầu tỏi cùng với 2 giọt dầu mè. Sử dụng hỗn hợp vừa tạo ra xoa bóp lên cơ thể nhằm tăng cường tiết mồ hôi, tăng cường tiểu tiện để đào thải độc tố và làm giảm các tế bào mỡ.
1.6. Tinh dầu tỏi trị cảm cúm hiệu quả
- Tác dụng: Một trong những tác dụng nổi bật nhất của tinh dầu tỏi đó là điều trị cảm cúm hiệu quả. Tinh dầu tỏi có tính kháng khuẩn tốt, ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm cúm, ho, đờm, cảm lạnh…
Cách sử dụng: Cho khoảng 2-3 giọt tinh dầu tỏi vào nước nóng cùng với lá chanh hoặc lá bạc hà. Sử dụng nước vừa pha để xông hơi nhằm điều trị cảm cúm và các bệnh về hô hấp khác. Bạn cũng có thể pha tinh dầu tỏi với thuốc mỡ và xoa bóp lên ngực để mang lại tác dụng tương tự.
1.7. Chữa viêm tai hiệu quả
- Tác dụng: Tác dụng chữa viêm tai là nhờ đặc tính kháng khuẩn, kháng visus và khử trùng của các chất chứa trong tinh dầu tỏi. Bên cạnh đó, tinh dầu tỏi còn có thể làm giảm các cơn đau tai một cách hữu hiệu.
- Cách sử dụng: Sử dụng vài giọt dầu tỏi và dầu oliu trộn lẫn với nhau, làm ấm hỗn hợp ở nhiệt độ thấp. Đợi đến khi hỗn hợp nguội thì dùng tăm bông chấm nhẹ vào trong lỗ tai. Đây là một trong những cách chữa viêm tai giữa hiệu quả được nhiều người áp dụng.
1.8. Tinh dầu tỏi đuổi muỗi hiệu quả
- Tác dụng: Mùi đặc trưng của tinh dầu tỏi có tác dụng đuổi côn trùng và muỗi hiệu quả, ngăn ngừa các bệnh như giun chỉ, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản…
- Cách sử dụng: Dùng tăm bông để chấm nhẹ lên những vùng da dễ bị muỗi đốt, những vị trí quần áo không che chắn được như cánh tay, bàn chân, cổ… Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng máy khuếch tán tinh dầu tỏi để ngăn ngừa muỗi xâm nhập vào khu vực sinh sống.
1.9. Tinh dầu tỏi chữa đau răng hiệu quả
- Tác dụng: Hợp chất Allicin trong tinh dầu tỏi có khả năng giảm đau, kháng viêm hiệu quả, do đó làm giảm các triệu chứng đau nhức răng. Hợp chất Allicon còn có khả năng ức chế vi khuẩn gây sâu răng, ngăn chặn tình trạng sâu răng ở mọi lứa tuổi.
- Cách sử dụng: Dùng tăm bông thấm tinh dầu tỏi rồi chấm nhẹ lên răng đau, bạn cũng có thể thấm dầu tỏi vào bông gòn rồi cắn vào vùng răng bị đau trong khoảng 15-20 phút, cơn đau sẽ dịu đi nhanh chóng.
2. Cách tự làm tinh dầu tỏi đơn giản tại nhà
Tinh dầu tỏi có nhiều công dụng tuyệt vời nên rất được ưa chuộng. Hiện nay có rất nhiều loại tinh dầu tỏi được bán sẵn trên thị trường, bạn có thể sử dụng chúng để phòng và điều trị các chứng bệnh vừa nêu ở trên.
Trong trường hợp bạn không muốn sử dụng dầu tỏi mua sẵn vì sợ không đảm bảo chất lượng, vậy thì bạn có thể tự làm tinh dầu tỏi tại nhà. Việc chuẩn bị nguyên liệu và cách làm cũng rất đơn giản nên bạn hoàn toàn có thể thực hiện nhé.
2.1. Chuẩn bị
200g củ tỏi, 70ml dầu oliu hoặc dầu mè
2.2. Cách thực hiện:
- Bước 1: Chọn những củ tỏi đầy đặn, còn tươi và đem sơ chế bằng cách bóc vỏ, rửa sạch và lau khô nước. Để bóc vỏ tỏi nhanh chóng, bạn có thể tách nhánh tỏi rồi ngâm với nước trong khoảng 5-10 phút. Sau khi ngâm vỏ tỏi sẽ mềm và dễ bóc hơn.
- Bước 2: Căt nhỏ tỏi hoặc băm nhỏ để dầu trong tỏi dễ tiết ra hơn
- Bước 3: Nấu dầu tỏi: Bắc chảo lên bếp và cho dầu oliu hoặc dầu mè vào. Đợi đến khi thấy dầu nổi bong bóng tức là dầu đã nóng, bạn cho phần tỏi vừa chuẩn bị vào.
- Bước 4: Đun nhỏ lửa trong khoảng 20-30 phút cho dầu tỏi chiết ra và quyện vào dầu nóng.
- Bước 5: Đợi dầu tỏi nguội rồi lọc bỏ bã bằng một miếng vải sạch.
- Bước 6: Đổ tinh dầu tỏi vừa thu được vào chai đựng có nắp đậy, bảo quản ở nơi thoáng mát.
2.3. Thành phẩm
Tinh dầu tỏi thu được có màu vàng nhạt, có mùi hơi hăng. Nếu muốn uống tinh dầu tỏi thì bạn cần pha loãng với nước ẩm để uống, không nên uống trực tiếp dầu tỏi đậm đặc. Một cốc nước ấm khoảng 40ml chỉ cần pha với 2 giọt tinh dầu tỏi là vừa đủ.
2.4. Cách bảo quản
Nên bảo quản trong lọ thủy tinh màu tối, có nắp đậy kín và để trong ngăn mát tủ lạnh. Tránh không để tinh dầu tỏi ở những nơi ẩm thấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, điều này sẽ làm chất lượng của tinh dầu bị ảnh hưởng.
Mời bạn đọc thêm: Tinh dầu sả và 8 công dụng nổi bật đối với sức khỏe
Tinh dầu tỏi vừa có công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người lại vừa đảm bảo an toàn do chiết xuất từ các thành phần tự nhiên. Đó cũng là lý do vì sao loại tinh dầu này lại được ưa chuộng như vậy. Tuy nhiên, để phát huy tác dụng của tinh dầu tỏi, bạn nên tìm hiểu rõ cách sử dụng trước khi dùng nhé.