Boxing là một môn thể thao rèn luyện thể lực được nhiều người yêu thích và lựa chọn, đặc biệt là các bạn trẻ. Không chỉ đốt cháy calo dư thừa và tăng độ dẻo dai cho cơ thể, boxing còn mang đến nhiều lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe. Vậy boxing là gì? Mời bạn cùng Vua Nệm điểm qua những công dụng cũng như lưu ý để bắt đầu ‘chinh phục’ bộ môn này đúng cách.
1. Boxing là gì?
‘Boxing là gì?’ là một câu hỏi được những ‘lính mới’ cực kỳ quan tâm. Bởi lẽ, việc nắm được định nghĩa chính xác sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quát và cụ thể hơn trước quyết định theo đuổi môn thể thao thú vị này.
1.1 Định nghĩa
Boxing còn có tên gọi khác là quyền anh hoặc đấm bốc, đặc trưng bởi tính đối kháng cao và những động tác mạnh mẽ, dứt khoát được thực hiện bằng cả hai tay. Một số kỹ thuật cơ bản thường gặp trong boxing bao gồm đấm móc, đấm vòng và đấm thẳng. Bên cạnh nền tảng cần thiết về sức mạnh, boxing cũng đòi hỏi người chơi phải có phản xạ nhanh nhạy, biết cách di chuyển linh hoạt và một đôi chân khéo léo, sẵn sàng ứng biến trong mọi tình huống.
Để ‘làm chủ’ được môn boxing, bạn cần phải trang bị đầy đủ các kỹ năng di chuyển, phản đòn và né đòn. Đây đồng thời là 3 yếu tố mang tính nền tảng, áp dụng đối với cả những người chơi nghiệp dư lẫn vận động viên chuyên nghiệp. Kết quả thắng bại của một trận đấu boxing sẽ được quyết định khi một trong hai bên biết cách tận dụng ưu thế và các kỹ thuật để hạ gục đối phương bằng những pha ra đòn hiểm hóc.
1.2 Nguồn gốc
Theo các ghi chép lịch sử, quyền anh đã tồn tại trên dưới 5000 năm, tính từ thế kỷ 40 TCN (được đề cập trong Bách khoa toàn thư Anh). Đến năm 688 TCN, bộ môn này vinh dự được thêm vào khuôn khổ thi đấu chính thức của Thế vận hội cổ lần thứ 23, từ đó trở thành một trong những nội dung tranh tài hấp dẫn nhất trong lịch sử.
Sau một khoảng thời gian âm thầm phát triển, đấm bốc hiện đại đã dần dần manh nha phát triển tại Vương quốc Anh. Đáng nhớ hơn cả là sự kiện James Figg – người được mệnh danh là ‘tổ sư boxing hiện đại’ – chiến thắng danh hiệu vô địch khi giải đấu lần đầu tiên tổ chức ở nước này (vào năm 1731). Chưa dừng lại ở đó, vận động viên kỳ cựu còn xuất sắc ‘thống trị; ngôi vị trong 11 năm liên tục, đồng thời đứng ra sáng lập trường đào tạo boxing đầu tiên trên thế giới.
Sau đó 12 năm (tức năm 1743), quy tắc thi đấu boxing chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới do John Jack Broughton ‘nhào nặn’ được chính thức thông qua, gọi tên là ‘Quy tắc Broughton’. Nội dung của điều lệ này quy định rằng người chơi không được tấn công vào những bộ phận tính từ hông trở xuống và khi đối phương đã rơi vào trạng thái nằm sân.
Tuy nhiên, phải đến tận năm 1901, giải đấu quyền anh thế giới mới chính thức được khởi động tại thủ đô London, Anh. Năm 1920 (Thế vận hội Antwerp, Bỉ), boxing đã trở thành hạng mục thi đấu thường lệ của Olympic và tiếp tục giữ vững vị trí đó cho đến tận ngày nay.
Hiện tại, quyền anh được chia thành hai hệ thống riêng biệt, gồm quyền anh chuyên nghiệp và quyền anh nghiệp dư.
2. Lợi ích của bộ môn boxing
2.1 Định hình, phát triển cơ bắp toàn thân
Như đã nói ở trên, các động tác của môn boxing chủ yếu dồn lực lên hai cánh tay, giúp tạo độ hiểm cần thiết cho những cú đấm đầy uy lực. Bên cạnh đó, các vận động viên sẽ phải di chuyển liên tục để thăm dò và đánh lạc hướng đối phương, song song với việc mở rộng hai chân bằng vai nhằm giữ độ thăng bằng tối thiểu. Điều này đòi hỏi cơ thể vận động hết công suất, qua đó trực tiếp định hình cũng như gia tăng kích thước của các khối cơ bắp toàn thân.
2.2 Tăng phản xạ vận động của tay và mắt
Để có thể chiếm được lợi thế trên sàn đấu, vận động viên boxing bắt buộc phải rèn luyện được phản xạ vận động cực tốt, nhất là đối với tay và mắt. Khả năng này cho phép họ quan sát hướng di chuyển, dự đoán chiến thuật của đối thủ cũng như ra đòn phủ đầu và thu về tư thế phòng ngự ngay lập tức. Quá trình này cũng phát huy tác dụng tối đa ở chiều ngược lại. Nói cách khác, luyện tập boxing thường xuyên sẽ giúp khả năng phản xạ của bạn trở nên sắc sảo, nhạy bén hơn.
2.3 Xả stress
Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, thực hiện các bài tập quyền anh chính là một giải pháp giảm tải áp lực và đẩy lùi căng thẳng vô cùng hiệu quả. Lúc này, cơ thể chúng ta sẽ sản sinh ra một lượng lớn hormon endorphin có tác dụng giảm đau, giảm stress và thư giãn tâm trí đáng kể.
2.4 Đốt mỡ và hỗ trợ giảm cân
Theo tính toán, mức độ đốt cháy calo của boxing gần như tương đương với những bài tập HIIT ở cường độ cao, dao động từ 400 – 800 calo. Do đó, bộ môn này hứa hẹn giải phóng năng lượng dư thừa, hỗ trợ giảm cân và đốt mỡ ngoài mong đợi.
2.5 Tăng khả năng tự vệ
Không những cải thiện tình trạng thể chất, các bài tập boxing còn giúp chúng ta tăng cường khả năng tự vệ và sẵn sàng ứng phó với tình huống nguy hiểm. Trong trường hợp cần thiết, phản xạ tinh nhanh cùng những cú đấm, đá mạnh mẽ sẽ là ‘cứu tinh’ giúp bạn bảo vệ cả bản thân lẫn mọi người xung quanh.
2.6 Tốt cho tim mạch và hệ tuần hoàn
Dành thời gian tập boxing mỗi ngày giúp bạn cải thiện chức năng của hệ tim mạch và hô hấp, từ đó đẩy lùi những chứng bệnh nguy hiểm như tim, tiểu đường, đột quỵ, huyết áp,… Chưa kể, điều này còn giữ cho nhịp tim được duy trì ở trạng thái ổn định, đồng thời gia tăng tỷ lệ chuyển hóa và hấp thu dưỡng chất của cơ thể.
2.7 Làm đẹp da
Quá trình vận động liên tục kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh mẽ hơn, từ đó đào thải các chất độc ra bên ngoài và chống lão hóa, làm đẹp da một cách tự nhiên.
3. Những lưu ý khi luyện tập boxing
Để việc luyện tập được hiệu quả hơn, bạn cần chú ý:
– Chuẩn bị sẵn các loại quần áo thể thao rộng rãi, thoải mái, dễ dàng di chuyển và vận động
– Sau khi tập xong, nên đợi ráo mồ hôi trước khi đi tắm rửa và vệ sinh cá nhân
– Mang theo khăn lau và bổ sung nước thường xuyên để không bị cạn kiệt năng lượng
– Chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để không nản lòng và bỏ cuộc khi gặp khó khăn trong quá trình tập luyện
– Tuân thủ hướng dẫn và luyện tập đúng kỹ thuật để tránh các chấn thương ngoài ý muốn
Trên đây là toàn bộ bài viết của Vua Nệm về đề tài boxing là gì. Hi vọng rằng những thông tin nói trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và đầy đủ hơn, qua đó có thêm một lựa chọn rèn luyện tốt cho sức khỏe. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!
>>>Xem ngay: Điền kinh là gì? Khái niệm và cách phân loại các bộ môn điền kinh cơ bản