Daydreaming là gì? Là mơ mộng hay là một trạng thái nghỉ ngơi của cơ thể?

CẬP NHẬT 13/02/2023 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Là một thuật ngữ lâu đời, ở những thời kỳ trước, daydreaming được hiểu theo hướng tiêu cực như một sự lười biếng, hay mơ mộng những điều phi thực tế. Tuy nhiên, ngày nay, daydreaming được hiểu theo chiều nghĩa tích cực hơn. Lý giải những bí ẩn về cơ thể mà hàng ngàn năm nay chúng ta vẫn nhầm tưởng.

Cùng Vua Nệm tìm hiểu daydreaming là gì và các thông tin liên quan đến hiện tượng này nhé!

Daydreaming
Daydreaming là gì? Là mơ mộng hay là một trạng thái nghỉ ngơi của cơ thể?

1. Daydreaming là gì? 

Trong tiếng Anh, daydreaming còn có nhiều tên gọi khác như thought intrusions, mind wandering, hay zone out. Theo từ điển Cambridge, daydreaming là hoạt động nghĩ về những điều mà chúng ta mong ước hoặc mong muốn thực hiện được, thay vì suy nghĩ về mọi thứ xung quanh, về những điều đang diễn ra. Nói theo ngôn ngữ dân gian thì daydreaming chính là sự mơ mộng giữa ban ngày.

Sự mơ mộng này cho phép suy nghĩ của chúng ta thoát ra khỏi thực tại. Tâm trí từ đó có thể lang thang, phiêu lãng theo những mơ mộng , những khát khao, những điều mà chúng ta sẽ mỉm cười khi nghĩ về nó. 

hiện tượng daydreaming là gì
Daydreaming là gì?

Daydreaming là một hành động tự phát và không được thúc đẩy diễn ra bởi bất cứ tác động nào. Hiện tượng này chỉ xảy ra trong vài giây hoặc vài phút. Tuy nhiên, theo nhiều  kết quả nghiên cứu, daydreaming thường chiếm khoảng 1/3 thậm chí là gần một nửa thời gian của con người ở trạng thái thức giấc.

Theo một kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học được công bố trên tạp chí ConiFit, việc dành khoảng 30 đến 40% thời gian mỗi ngày cho daydreaming sẽ giúp cơ thể được nghỉ ngơi, hệ thống não bộ được thư giãn và thả lỏng.

Daydreaming thường diễn ra sau những giờ làm việc dài và tâm trí chúng ta không thể tiếp tục tập trung dù đang ở trạng thái tỉnh táo. Một số phần của não bộ sẽ bắt đầu tình trạng daydreaming như một biện pháp nghỉ ngơi cho hệ thống não bộ.

2. Sự khác biệt giữa daydreaming và mơ trong khi ngủ

Mặc dù có tên gọi giống nhau, daydreaming và mơ trong khi ngủ là hai trạng thái hoàn toàn khác biệt. 

Mơ trong khi ngủ diễn ra khi con người đang chìm sâu vào giấc ngủ và hoàn toàn không có ý thức về giấc mơ của mình. Trái ngược với hiện tượng đó, daydreaming là hoạt động mà con người cho phép nó diễn ra trong tâm trí của mình và hoàn toàn nhận thức được việc đó. 

daydreaming và mơ trong khi ngủ
Sự khác biệt giữa daydreaming và mơ trong khi ngủ

Daydreaming cũng được phân biệt rõ ràng với hiện tượng mơ mộng có chủ đích. Mơ mộng có chủ đích cũng xảy ra vào ban ngày khi con người trong trạng thái tỉnh táo. Việc mơ mộng này được thực hiện theo chủ đích của con người nhằm kích thích khả năng sáng tạo, phát triển tư duy hay đôi khi để giải quyết một vấn đề khó khăn nào đó.

Nhìn chung, daydreaming hoàn toàn khác với các trạng thái mơ mộng khác. 

3. Tại sao daydreaming mang lại lợi ích cho cơ thể?

Cuộc sống hiện đại ngày càng tất bật và vội vã hơn. Con người không chỉ bị tác động bởi áp lực cơm áo gạo tiền, mà còn chịu nhiều áp lực về việc học, công việc, tiền tài, và cả địa vị. Chính vì guồng quay vội vã như thế mà ngày nay, mọi người hầu như không có thời gian dành cho bản thân, không có thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. 

Làm việc liên tục gây sức ép lớn lên hệ thống não bộ, khiến nó bị kích thích và dồn nén. Tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ báo động cho sức khỏe tâm thần, khiến con người mắc các bệnh lý tâm thần như: quá tải, stress, trầm cảm, hay căng thẳng quá mức.

Tại sao daydreaming có ích
Tại sao daydreaming mang lại lợi ích cho cơ thể?

Daydreaming chính là cứu cánh cho tình trạng áp lực công việc kéo dài. Daydreaming đem đến những phút giây thư giãn tuy ngắn ngủi nhưng lại vô cùng hiệu quả, giúp con người cho phép bản thân mình xa rời thực tế trong chốc lát để nghĩ đến những viễn cảnh tươi đẹp hơn, đầy mong đợi hơn. 

Như nhà văn người Mỹ – Mark Twain có một câu nói rất nổi tiếng rằng: “Đừng rời xa ảo mộng của mình. Khi chúng không còn nữa, bạn vẫn có thể tồn tại, nhưng bạn cũng không sống nữa”. Dù đã trải qua nhiều năm, câu nói này vẫn vô cùng giá trị, và càng trở nên phù hợp với thực tế hiện nay. 

Cuộc sống thiếu đi những daydreaming, những mộng tưởng, sẽ khiến con người trở nên chai sạn, mỗi ngày trôi qua cũng vì thế mà trở nên khô khan và tẻ nhạt hơn. Trên thực tế, daydreaming mang lại lợi ích nhiều hơn chúng ta thường nghĩ. Những lợi ích này đôi khi không được con người khám phá và nhận ra.

Vậy daydreaming mang lại những lợi ích gì?

4. Những lợi ích của daydreaming

Theo các kết quả nghiên cứu gần đây, daydreaming mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Cùng Vua Nệm tìm hiểu những lợi ích mà daydreaming mang lại nhé!

4.1 Daydreaming mang đến sự sáng tạo

Sáng tạo chính là lợi ích vượt trội nhất của daydreaming. Hai yếu tố này có mối liên kết khoa học đặc biệt. Daydreaming giúp tâm trí con người được thư giãn và nghỉ ngơi, từ đó kích thích các tế bào trong não bộ hoạt động mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn. 

Daydreaming cho phép con người suy nghĩ mọi thứ một cách khác biệt, thậm chí là điên rồ, những điều mà họ cho rằng mình không bao giờ làm được. Tuy nhiên, sự điên rồ nhất thời chính là bệ phóng cho những sự sáng tạo độc đáo sau này.

Hầu hết những người làm trong các lĩnh vực nghệ thuật, đòi hỏi sự sáng tạo cao như: thiết kế, họa sĩ, hay nhà văn đều có thói quan daydreaming mỗi ngày.

lợi ích Daydreaming
Daydreaming mang đến sự sáng tạo

Đối với những nhiệm vụ không yêu cầu sự sáng tạo, daydreaming vẫn đóng vai trò quan trọng, giúp tìm ra những giải pháp mới mẻ, đem lại hiệu quả cao cho công việc.

4.2 Daydreaming giúp giảm sự lo lắng và căng thẳng

Não bộ của con người không thể duy trì sự tập trung tối đa trong một khoảng thời gian dài. Năng suất sẽ sụt giảm rõ rệt nếu bạn liên tục làm việc nhiều giờ đồng hồ mà không ngơi nghỉ. Vì vậy, daydreaming cho phép não bộ bạn được cách ly với thế giới bên ngoài, trôi theo dòng chảy tự do nơi chính nó thuộc về.

Daydreaming giúp giảm sự lo lắng
Daydreaming giúp giảm sự lo lắng và căng thẳng

Khi dòng suy nghĩ tuôn trào trong thế giới không bó buộc, tinh thần con người rơi vào trạng thái sóng alpha. Vùng alpha khiến tâm thức con người trở nên thoải mái, nhẹ nhàng và bình tĩnh hơn. 

Theo một bài viết trong blog sức khỏe của trường Đại học Harvard, khi tâm trí được lang thang, được thả trôi tự do. Điều này có thể giúp kiểm soát sự lo lắng một cách hiệu quả.

4.3 Daydreaming giúp giải quyết vấn đề nhanh chóng hơn

Theo kết quả của nghiên cứu nhằm tập trung vào các suy nghĩ bên trong não bộ, các chuyên gia tâm lý học cho rằng việc để tâm trí bay bổng là một phương pháp hữu hiệu nhằm đưa ra những ý tưởng mới. Từ đó, những ý tưởng này giúp tháo gỡ các nút thắt của vấn đề và giúp chúng được giải quyết nhanh chóng hơn.

4.4 Daydreaming kích thích các bộ phận não bộ hoạt động

Hiện tượng daydreaming giúp kích thích các vùng khác nhau của não bộ, khiến chúng cùng hoạt động và tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận của não.

Mạng lưới kết nối này diễn ra trong suốt quá trình daydreaming giúp tâm lý con người trở nên nhạy bén, sáng suốt và minh mẫn hơn.

XEM THÊM: 

5. Kết luận

Vậy daydreaming là gì? Nhìn chung, daydreaming chính là trạng thái cơ thể khi rơi vào khoảng không gian mơ mộng, thả hồn theo những ảo mộng thú vị, xa rời thực tế. Mặc dù vậy, trạng thái này vẫn đem lại rất nhiều lợi ích cho não bộ và cơ thể.

Hy vọng bài viết đã cung cấp các thông tin bổ ích về daydreaming và các thông tin liên quan đến hiện tượng này. Tiếp tục theo dõi Vua Nệm ở những bài viết tiếp theo nhé!

Tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/news/health-news/healthy-lifestyle/how-can-daydreaming-be-good-for-you/

Đánh giá post